Ám sát là ám sát sau cái thế vận hội đó. Đoàn Israel bị bắt cóc, một số con tin bị giết nên Mossad sau đó trả thù, hầu như tất cả thành viên tham gia đội bắt con tin đều bị ám sát / giết chết, chỉ còn 1 thành viên duy nhất vừa chết già/bệnh tháng rồi.
http://www.baomoi.com/Ke-...ua-doi/119/4517827.epi
<h1>Kẻ thảm sát trong Thế vận hội qua đời</h1> Abu Daoud vừa qua đời tại Syria vì hỏng thận, thọ 73 tuổi. Khi còn sống, người đàn ông này được cho là kẻ chủ mưu gây ra vụ thảm sát Munich trong Thế vận hội 1972 diễn ra ở Đức, sát hại nhiều vận động viên (VĐV) Israel, khiến thế giới chấn động.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Sự chống trả anh dũng của những VĐV
Mohammad Daoud Oudeh, biệt danh Abu Daoud, sinh tại Jerusalem năm 1937. Ông ta sống ở Jerusalem cho tới cuộc “Chiến tranh 6 ngày” hồi năm 1967 giữa Israel và thế giới Arab.
Năm 1970, Daoud là một trong những sáng lập viên của phong trào Fatah. Từ năm 1971, Abu Daoud là lãnh đạo Tháng Chín Đen, một tổ chức vũ trang thuộc Fatah được tạo ra để trả thù cho việc phong trào Fedayeen bị đuổi khỏi Jordan bằng vũ lực hồi tháng 9/1970. Tháng Chín Đen cũng nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động vũ trang quốc tế và nổi tiếng nhất với vụ sát hại con tin tại Thế vận hội năm 1972.
Chủ mưu vụ khủng bố Munich Abu Daoud
Vụ khủng bố bắt đầu vào 4h30 sáng ngày 5/9/ 1972 khi 8 tên khủng bố vượt qua hàng rào bao bọc quanh làng Olympic ở Munich và dùng chìa khóa đã đánh cắp được để lọt vào hai chung cư dành cho các VĐV Israel.
Trong đêm đó, Yossef Gutfreund, trọng tài môn đấu vật của đội Israel đã bị đánh thức bởi những tiếng động ở cửa ra vào phòng số 1 của một trong hai tòa chung cư. Khi kiểm tra, ông thấy cánh cửa phòng bắt đầu mở và những tên khủng bố trang bị súng lò dò xuất hiện. Ông vội hét lên cảnh báo với các VĐV khác rồi dùng cơ thể nặng tới 135kg của mình lao tới chèn cửa ra vào nhằm ngăn chặn những kẻ khủng bố đang tiến tới gần. Hành động dũng cảm của Gutfreund khiến bạn ông, HLV cử tạ Tuvia Sokolovsky, có thời gian đập vỡ cửa sổ và trốn thoát.
Trong khi đó HLV môn vật Moshe Weinberg đã tấn công những kẻ khủng bố và bị bắn xuyên cằm. Chúng buộc ông phải đưa đi tìm thêm các con tin. Dẫn những kẻ khủng bố đi ngang qua phòng số 2, Weinberg nói dối với chúng rằng cư dân trong chung cư không phải VĐV Israel. Ông đưa chúng tới phòng số 3, có thêm 6 vận động viên vật và cử tạ Israel bị bắt làm con tin. Người ta tin rằng có thể Weinberg đã hy vọng các VĐV này, do có sức mạnh sẽ dễ chiến thắng bọn khủng bố. Nhưng đáng tiếc, tất cả đều bị bọn khủng bố khống chế dễ dàng.
Khi các VĐV từ phòng 3 đi trở lại phòng 1, Weinberg lại tấn công những kẻ khủng bố, giúp VĐV môn vật Gad Tsobari chạy thoát. Weinberg đánh bất tỉnh một tên khủng bố rồi cầm dao chém một tên khác trước khi bị bắn chết. Tương tự, VĐV cử tạ Yossef Romano, một cựu chiến binh trong cuộc Chiến tranh 6 ngày, đã tấn công một tên khủng bố làm hắn bị thương trước khi chính ông cũng bị bắn chết.
Sau khi khống chế được 9 con tin, đến 9h30 sáng nhóm khủng bố nhắn gửi thông điệp ra ngoài, tự nhận mình là những chiến binh thuộc nhóm Tháng Chín Đen. Trong thông điệp gửi ra ngoài, Tháng Chín Đen đã yêu cầu Chính phủ Do Thái phải phóng thích 234 tù nhân Arab và Chính phủ Đức phải trả tự do cho hai lãnh tụ khủng bố Đức đang bị cầm tù ở Frankfurt.
Chạy trốn công lý
Các yêu cầu này dĩ nhiên không được đáp ứng. Lúc này Chính phủ Do Thái đã yêu cầu Đức cho phép lính đặc nhiệm của họ tới giải cứu con tin nhưng bị Đức từ chối. Sau khi thương thảo, phía Đức đồng ý cung cấp xe buýt để di chuyển nhóm khủng bố và con tin từ làng Olympic đến căn cứ quân sự của khối NATO ở Firstenfeldbruck. Từ đây, họ sẽ được đưa đến một phi trường khác bằng trực thăng để đi Cairo, Ai Cập.
Toan tính của Chính phủ Đức là đưa những tên khủng bố ra địa điểm thích hợp để các xạ thủ bắn tỉa của nước này tiêu diệt. Tuy nhiên, kế hoạch giải cứu vụng về của Đức đã thất bại thảm hại. Khi biết bị rơi vào bẫy và trúng đạn của lính bắn tỉa, những tên khủng bố vẫn kịp bắn chết cả 9 con tin Do Thái cùng một cảnh sát Đức. 5 trong số 8 tên khủng bố bị tiêu diệt. Ba tên còn lại giả chết và bị bắt sống nhưng chúng được trả tự do sau khi một toán khủng bố Palestine khác tổ chức cướp máy bay của hãng Lufthansa vào tháng 10/1972.
Sau vụ khủng bố, người dân Israel sôi sục còn Chính phủ đã ra lệnh cho lực lượng tình báo Mossad thực hiện các nhiệm vụ “ngăn chặn nguy cơ khủng bố trong tương lai” mang đầy màu sắc báo thù. Mossad đã mất vài năm để lùng sục những kẻ có liên quan tới Tháng Chín Đen và trả thù theo lối dùng hoa, thiệp, súng, chất nổ để ám sát các nạn nhân.
Tuy nhiên kẻ chủ mưu Abu Daoud vẫn sống, dù không ít lần mạng sống của ông ta bị treo trên sợi tóc. Ông ta bị thương ở chân trong một cuộc đọ súng vào năm 1970. Tiếp đó ông ta bị cảnh sát Pháp bắt giữ nhưng không thể dẫn độ sang Đức để chịu các cáo buộc vì có liên quan tới vụ Munich. Năm 1981, Daoud bị tình báo Israel phát hiện và theo dõi khi đang ở Ba Lan. Cuộc ám sát do Mossad dàn dựng khiến ông ta bị bắn 13 viên đạn vào hàm, ngực, dạ dày và tay song vẫn không chết.
Công bố trong hồi ký
Sau này, trong cuốn hồi ký Memoirs of a Palestinian Terrorist xuất bản năm 1999, Abu Daoud cho biết mình là người vạch kế hoạch và đứng đằng sau vụ khủng bố Munich. Ông ta cũng cho biết đã chứng kiến nhiều điệp viên được sử dụng trong sứ mạng Munich bị giết, gần như chắc chắn do bàn tay của Mossad. Ông ta nói rằng bản thân tự hào về vai trò trong vụ khủng bố Munich, vốn được lên kế hoạch trong một quán cà phê ở Rome.
Tuy nhiên, ông ta khẳng định mục đích ban đầu của vụ khủng bố là sử dụng những người Israel làm con tin để đàm phán trả tự do cho các tù nhân Palestine. Phía chịu trách nhiệm cho cái chết của các VĐV là cảnh sát Đức và sự cứng rắn của nữ thủ tướng Do Thái Golda Meir.
Trong những năm cuối đời, Daoud sống cùng vợ con tại Damascus, Syria và chết vì hỏng thận vào cuối tuần trước.
<h1>Kẻ thảm sát trong Thế vận hội qua đời</h1> Abu Daoud vừa qua đời tại Syria vì hỏng thận, thọ 73 tuổi. Khi còn sống, người đàn ông này được cho là kẻ chủ mưu gây ra vụ thảm sát Munich trong Thế vận hội 1972 diễn ra ở Đức, sát hại nhiều vận động viên (VĐV) Israel, khiến thế giới chấn động.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Sự chống trả anh dũng của những VĐV
Mohammad Daoud Oudeh, biệt danh Abu Daoud, sinh tại Jerusalem năm 1937. Ông ta sống ở Jerusalem cho tới cuộc “Chiến tranh 6 ngày” hồi năm 1967 giữa Israel và thế giới Arab.
Năm 1970, Daoud là một trong những sáng lập viên của phong trào Fatah. Từ năm 1971, Abu Daoud là lãnh đạo Tháng Chín Đen, một tổ chức vũ trang thuộc Fatah được tạo ra để trả thù cho việc phong trào Fedayeen bị đuổi khỏi Jordan bằng vũ lực hồi tháng 9/1970. Tháng Chín Đen cũng nhận trách nhiệm thực hiện các hoạt động vũ trang quốc tế và nổi tiếng nhất với vụ sát hại con tin tại Thế vận hội năm 1972.
Chủ mưu vụ khủng bố Munich Abu Daoud
Vụ khủng bố bắt đầu vào 4h30 sáng ngày 5/9/ 1972 khi 8 tên khủng bố vượt qua hàng rào bao bọc quanh làng Olympic ở Munich và dùng chìa khóa đã đánh cắp được để lọt vào hai chung cư dành cho các VĐV Israel.
Trong đêm đó, Yossef Gutfreund, trọng tài môn đấu vật của đội Israel đã bị đánh thức bởi những tiếng động ở cửa ra vào phòng số 1 của một trong hai tòa chung cư. Khi kiểm tra, ông thấy cánh cửa phòng bắt đầu mở và những tên khủng bố trang bị súng lò dò xuất hiện. Ông vội hét lên cảnh báo với các VĐV khác rồi dùng cơ thể nặng tới 135kg của mình lao tới chèn cửa ra vào nhằm ngăn chặn những kẻ khủng bố đang tiến tới gần. Hành động dũng cảm của Gutfreund khiến bạn ông, HLV cử tạ Tuvia Sokolovsky, có thời gian đập vỡ cửa sổ và trốn thoát.
Trong khi đó HLV môn vật Moshe Weinberg đã tấn công những kẻ khủng bố và bị bắn xuyên cằm. Chúng buộc ông phải đưa đi tìm thêm các con tin. Dẫn những kẻ khủng bố đi ngang qua phòng số 2, Weinberg nói dối với chúng rằng cư dân trong chung cư không phải VĐV Israel. Ông đưa chúng tới phòng số 3, có thêm 6 vận động viên vật và cử tạ Israel bị bắt làm con tin. Người ta tin rằng có thể Weinberg đã hy vọng các VĐV này, do có sức mạnh sẽ dễ chiến thắng bọn khủng bố. Nhưng đáng tiếc, tất cả đều bị bọn khủng bố khống chế dễ dàng.
Khi các VĐV từ phòng 3 đi trở lại phòng 1, Weinberg lại tấn công những kẻ khủng bố, giúp VĐV môn vật Gad Tsobari chạy thoát. Weinberg đánh bất tỉnh một tên khủng bố rồi cầm dao chém một tên khác trước khi bị bắn chết. Tương tự, VĐV cử tạ Yossef Romano, một cựu chiến binh trong cuộc Chiến tranh 6 ngày, đã tấn công một tên khủng bố làm hắn bị thương trước khi chính ông cũng bị bắn chết.
Sau khi khống chế được 9 con tin, đến 9h30 sáng nhóm khủng bố nhắn gửi thông điệp ra ngoài, tự nhận mình là những chiến binh thuộc nhóm Tháng Chín Đen. Trong thông điệp gửi ra ngoài, Tháng Chín Đen đã yêu cầu Chính phủ Do Thái phải phóng thích 234 tù nhân Arab và Chính phủ Đức phải trả tự do cho hai lãnh tụ khủng bố Đức đang bị cầm tù ở Frankfurt.
Chạy trốn công lý
Các yêu cầu này dĩ nhiên không được đáp ứng. Lúc này Chính phủ Do Thái đã yêu cầu Đức cho phép lính đặc nhiệm của họ tới giải cứu con tin nhưng bị Đức từ chối. Sau khi thương thảo, phía Đức đồng ý cung cấp xe buýt để di chuyển nhóm khủng bố và con tin từ làng Olympic đến căn cứ quân sự của khối NATO ở Firstenfeldbruck. Từ đây, họ sẽ được đưa đến một phi trường khác bằng trực thăng để đi Cairo, Ai Cập.
Toan tính của Chính phủ Đức là đưa những tên khủng bố ra địa điểm thích hợp để các xạ thủ bắn tỉa của nước này tiêu diệt. Tuy nhiên, kế hoạch giải cứu vụng về của Đức đã thất bại thảm hại. Khi biết bị rơi vào bẫy và trúng đạn của lính bắn tỉa, những tên khủng bố vẫn kịp bắn chết cả 9 con tin Do Thái cùng một cảnh sát Đức. 5 trong số 8 tên khủng bố bị tiêu diệt. Ba tên còn lại giả chết và bị bắt sống nhưng chúng được trả tự do sau khi một toán khủng bố Palestine khác tổ chức cướp máy bay của hãng Lufthansa vào tháng 10/1972.
Sau vụ khủng bố, người dân Israel sôi sục còn Chính phủ đã ra lệnh cho lực lượng tình báo Mossad thực hiện các nhiệm vụ “ngăn chặn nguy cơ khủng bố trong tương lai” mang đầy màu sắc báo thù. Mossad đã mất vài năm để lùng sục những kẻ có liên quan tới Tháng Chín Đen và trả thù theo lối dùng hoa, thiệp, súng, chất nổ để ám sát các nạn nhân.
Tuy nhiên kẻ chủ mưu Abu Daoud vẫn sống, dù không ít lần mạng sống của ông ta bị treo trên sợi tóc. Ông ta bị thương ở chân trong một cuộc đọ súng vào năm 1970. Tiếp đó ông ta bị cảnh sát Pháp bắt giữ nhưng không thể dẫn độ sang Đức để chịu các cáo buộc vì có liên quan tới vụ Munich. Năm 1981, Daoud bị tình báo Israel phát hiện và theo dõi khi đang ở Ba Lan. Cuộc ám sát do Mossad dàn dựng khiến ông ta bị bắn 13 viên đạn vào hàm, ngực, dạ dày và tay song vẫn không chết.
Công bố trong hồi ký
Sau này, trong cuốn hồi ký Memoirs of a Palestinian Terrorist xuất bản năm 1999, Abu Daoud cho biết mình là người vạch kế hoạch và đứng đằng sau vụ khủng bố Munich. Ông ta cũng cho biết đã chứng kiến nhiều điệp viên được sử dụng trong sứ mạng Munich bị giết, gần như chắc chắn do bàn tay của Mossad. Ông ta nói rằng bản thân tự hào về vai trò trong vụ khủng bố Munich, vốn được lên kế hoạch trong một quán cà phê ở Rome.
Tuy nhiên, ông ta khẳng định mục đích ban đầu của vụ khủng bố là sử dụng những người Israel làm con tin để đàm phán trả tự do cho các tù nhân Palestine. Phía chịu trách nhiệm cho cái chết của các VĐV là cảnh sát Đức và sự cứng rắn của nữ thủ tướng Do Thái Golda Meir.
Trong những năm cuối đời, Daoud sống cùng vợ con tại Damascus, Syria và chết vì hỏng thận vào cuối tuần trước.
Lựu đạn:
nó là vụ này
Tháng 7 năm 1973, Ahmed Bouchiki, một bồi bàn vô tội người Ma rốc tại Lillehammer, Na Uy, đã bị giết hại khi đi cùng người vợ đang mang thai. Anh ta đã bị nhầm với Ali Hassan Salameh, một trong những lãnh đạo của nhóm Tháng 9 Đen, nhóm Palestine chịu trách nhiệm vụ Thảm sát Munich, người cũng đã được cấp phép tị nạn tại Na Uy. Các nhân viên mật vụ Mossad đã sử dụng Hộ chiếu Canada giả, việc này khiến chính phủ Canada phản ứng. Sáu nhân viên Mossad đã bị bắt giữ, và vụ việc được gọi là Vụ Lillehammer.
nó là vụ này
Tháng 7 năm 1973, Ahmed Bouchiki, một bồi bàn vô tội người Ma rốc tại Lillehammer, Na Uy, đã bị giết hại khi đi cùng người vợ đang mang thai. Anh ta đã bị nhầm với Ali Hassan Salameh, một trong những lãnh đạo của nhóm Tháng 9 Đen, nhóm Palestine chịu trách nhiệm vụ Thảm sát Munich, người cũng đã được cấp phép tị nạn tại Na Uy. Các nhân viên mật vụ Mossad đã sử dụng Hộ chiếu Canada giả, việc này khiến chính phủ Canada phản ứng. Sáu nhân viên Mossad đã bị bắt giữ, và vụ việc được gọi là Vụ Lillehammer.
<h1>Mossad và “chiến tranh bẩn”</h1> Chủ Nhật, 25/11/2012 23:12
<h3>Mossad, Cơ quan Phản gián Israel, có bề dày lịch sử ám sát các thủ lĩnh PLO và Hamas bằng nhiều thủ đoạn tinh vi</h3> Nhiều thủ lĩnh của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) và Hamas đột ngột qua đời trong những hoàn cảnh bí ẩn. Nghi phạm số 1 là Mossad vốn có bề dày thành tích ám sát kẻ thù của Israel từ sĩ quan Đức quốc xã đến các nhà khoa học hạt nhân Iran.
Tại sao là Israel?
Ở Trung Đông, người ta gọi đó là “chiến tranh bẩn” của Israel. Trừ một số ít trường hợp bị “bắt tận tay day tận trán”, Mossad luôn luôn phủ nhận hoặc giữ im lặng mặc sức cho tin đồn và những giả thuyết khó tin nhất tung hoành. Cho nên không phải vô cớ mà Israel bị nghi ngờ về cái chết bí ẩn của chủ tịch Arafat tại Pháp cách đây 8 năm.
Kẻ thù ông Arafat không chỉ có Israel. Trong tổ chức PLO cũng có một số chính khách chống lại đường lối chính trị của ông, trong đó có Hamas. Vì vậy không loại trừ nghi phạm là một phần tử quá khích của Palestine. Tuy nhiên, theo ông Ahmed Qorei, cựu thủ tướng Palestine, khó xảy ra chuyện này. Người ta có thể không đồng ý với cách đấu tranh với Israel của ông Arafat nhưng thù hận đến mức hạ độc ông thì không thể bởi vì về mặt con người, ông Arafat được mọi người Palestine yêu mến và kính trọng.
Vả lại, nếu giả thuyết bị hạ độc bằng polonium 210 là đúng thì người Palestine không thể tìm đâu ra chất Polonium để ra tay. Ngoài Israel, nước nào có được chất độc gần như vô hình này? Nếu vẫn cho thủ phạm là người Palestine thì giả thuyết hợp lý nhất vẫn là Israel mượn người Palestine để giết thủ lĩnh của họ.
Vị thủ tướng đó là Ariel Sharon. Ông này tuyên bố không chỉ một lần mà 2 lần. Lần đầu là ngày 9-2-2003, nguyên văn : “Chính phủ mới sẽ hoàn thành chiến dịch chống khủng bố, khử ban lãnh đạo khủng bố và tạo điều kiện cho sự ra đời một ban lãnh đạo mới có khả năng đem lại hòa bình thật sự”.
Ngày 24-4-2004, ông Sharon lại đe dọa “khử” ông Arafat. Theo tờ The New York Times, khi được hỏi khử có phải là lấy mạng lãnh tụ PLO hay không thì ông Sharon trả lời: “Tôi không nghĩ rằng vấn đề này cần được làm rõ”.
Giết theo đơn đặt hàng
“Chiến tranh bẩn” trở thành quốc sách của Israel sau sự kiện 11 vận động viên và quan chức thể thao Israel bị “Tổ chức Tháng 9 Đen” của Palestine giết chết tại Đức trong dịp Thế vận hội Munich 1972 . Israel lên hẳn một danh sách “mục tiêu ám sát” giao cho Mossad và quân đội (IDF, từ thập niên 2000) thực hiện. Trong khi IDF chủ yếu dùng không quân giết địch thì Mossad hoạt động bí mật.
Trong những vụ ám sát thủ lĩnh Palestine và Hamas chấn động nhất, có thể kể đến Abdel Wael Zwaiter, đại diện Palestine tại Ý ngày 16-10-1972 vì liên quan đến vụ thảm sát ở Munich. Hai nhân viên Mossad phục kích bắn ông này 11 phát đạn tại nhà riêng. Ngày 20-8-1983, 2 tay súng Mossad cưỡi mô tô dùng súng hãm thanh bắn chết Mamoun Meraish, trợ lý ông Arafat gần cảng Piraeus - Hy Lạp.
Về thành tích đầu độc, đáng kể nhất là vụ 2 nhân viên Mossad dùng hộ chiếu Canada đến Jordan ngày 25-9-1997 để ám sát Khaled Mashal, thủ lĩnh Hamas, theo lệnh của thủ tướng lúc bấy giờ là ông Netanyahu. Mashal bị phun một chất độc bí mật, bất tỉnh nhưng không chết. Hai sát thủ bị bắt quả tang gây ra một vụ rắc rối ngoại giao làm bẽ mặt Israel. Quốc vương Jordan Hussein yêu cầu Thủ tướng Netanyahu giao thuốc giải. Bị tổng thống Mỹ Bill Clinton thúc ép, ông Netanyahu buộc phải cử giám đốc Mossad mang thuốc giải đến Jordan cứu sống Mashal. Trong vụ này, Israel lỗ nặng. Sau khi thương lượng, 2 nhân viên Mossad được thả nhưng đổi lại, Israel phải trả tự do cho Sheikh Ahmed Yassin, nhà sáng lập và thủ lĩnh tinh thần của Hamas, cùng với một số tù nhân chính trị Palestine.
Tuy nhiên, cuối cùng thì Israel cũng trả được nỗi nhục này. Ngày 22-4-2004, ông Yassin bị trực thăng Israel bắn chết tại thành phố Gaza. Vụ này khiến Israel bị Liên hiệp Quốc, Liên đoàn Ả Rập, Liên Hiệp châu Phi và 31 nước lên án kịch liệt.
<h3>Mossad, Cơ quan Phản gián Israel, có bề dày lịch sử ám sát các thủ lĩnh PLO và Hamas bằng nhiều thủ đoạn tinh vi</h3> Nhiều thủ lĩnh của Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) và Hamas đột ngột qua đời trong những hoàn cảnh bí ẩn. Nghi phạm số 1 là Mossad vốn có bề dày thành tích ám sát kẻ thù của Israel từ sĩ quan Đức quốc xã đến các nhà khoa học hạt nhân Iran.
Tại sao là Israel?
Ở Trung Đông, người ta gọi đó là “chiến tranh bẩn” của Israel. Trừ một số ít trường hợp bị “bắt tận tay day tận trán”, Mossad luôn luôn phủ nhận hoặc giữ im lặng mặc sức cho tin đồn và những giả thuyết khó tin nhất tung hoành. Cho nên không phải vô cớ mà Israel bị nghi ngờ về cái chết bí ẩn của chủ tịch Arafat tại Pháp cách đây 8 năm.
Các nhân viên Mossad đã dùng hộ chiếu giả dán hình những công dân EU này đến Dubai ám sát Mahmoud al-Mabbouh,
thủ lĩnh quân sự của Hamas, ngày 19-1-2010 Ảnh: THE PEOPLESVOICES
Ngày 26-11, các chuyên gia quốc tế bắt đầu khám nghiệm pháp y thi hài ông Arafat sau khi khai quật mộ ông tại Ramallah để tìm hiểu lý do gì khiến ông đột ngột ngã bệnh và qua đời. Người ta nghi ông bị đầu độc bằng đồng vị phóng xạ Polonium 210. Nếu cuộc khám nghiệm xác nhận mối nghi ngờ này thì câu hỏi tiếp theo là “ai đã làm việc này?”. Câu hỏi này sẽ được các nhà điều tra Pháp thuộc tòa án Nanterre làm rõ theo yêu cầu của bà Suha Arafat, phu nhân ông Arafat.thủ lĩnh quân sự của Hamas, ngày 19-1-2010 Ảnh: THE PEOPLESVOICES
Kẻ thù ông Arafat không chỉ có Israel. Trong tổ chức PLO cũng có một số chính khách chống lại đường lối chính trị của ông, trong đó có Hamas. Vì vậy không loại trừ nghi phạm là một phần tử quá khích của Palestine. Tuy nhiên, theo ông Ahmed Qorei, cựu thủ tướng Palestine, khó xảy ra chuyện này. Người ta có thể không đồng ý với cách đấu tranh với Israel của ông Arafat nhưng thù hận đến mức hạ độc ông thì không thể bởi vì về mặt con người, ông Arafat được mọi người Palestine yêu mến và kính trọng.
Vả lại, nếu giả thuyết bị hạ độc bằng polonium 210 là đúng thì người Palestine không thể tìm đâu ra chất Polonium để ra tay. Ngoài Israel, nước nào có được chất độc gần như vô hình này? Nếu vẫn cho thủ phạm là người Palestine thì giả thuyết hợp lý nhất vẫn là Israel mượn người Palestine để giết thủ lĩnh của họ.
Khaled Mashal, thủ lĩnh Hamas, bị phun chất độc nhưng không chết
Ảnh: ARAB48
Nói chung, nghi phạm số 1 vẫn là Israel. Nhà báo Yousef Munayyer viết trên báo mạng The Daily Beast: “Có 4 lý do để nghi ngờ Israel. Thứ nhất, Israel từng công khai và bí mật ám sát vô số lãnh tụ Palestine. Thứ hai, Israel không những chứng tỏ rằng chẳng những có quyết tâm và khả năng giết các thủ lĩnh Palestine mà còn từng sử dụng chất độc để làm việc đó. Thứ ba, Israel có khả năng bào chế Polonium 210 tại những cơ sở hạt nhân của họ. Cuối cùng là có một vị thủ tướng Israel từng tuyên bố công khai rằng ông sẽ “khử” ông Arafat”.Ảnh: ARAB48
Vị thủ tướng đó là Ariel Sharon. Ông này tuyên bố không chỉ một lần mà 2 lần. Lần đầu là ngày 9-2-2003, nguyên văn : “Chính phủ mới sẽ hoàn thành chiến dịch chống khủng bố, khử ban lãnh đạo khủng bố và tạo điều kiện cho sự ra đời một ban lãnh đạo mới có khả năng đem lại hòa bình thật sự”.
Ngày 24-4-2004, ông Sharon lại đe dọa “khử” ông Arafat. Theo tờ The New York Times, khi được hỏi khử có phải là lấy mạng lãnh tụ PLO hay không thì ông Sharon trả lời: “Tôi không nghĩ rằng vấn đề này cần được làm rõ”.
Giết theo đơn đặt hàng
“Chiến tranh bẩn” trở thành quốc sách của Israel sau sự kiện 11 vận động viên và quan chức thể thao Israel bị “Tổ chức Tháng 9 Đen” của Palestine giết chết tại Đức trong dịp Thế vận hội Munich 1972 . Israel lên hẳn một danh sách “mục tiêu ám sát” giao cho Mossad và quân đội (IDF, từ thập niên 2000) thực hiện. Trong khi IDF chủ yếu dùng không quân giết địch thì Mossad hoạt động bí mật.
Trong những vụ ám sát thủ lĩnh Palestine và Hamas chấn động nhất, có thể kể đến Abdel Wael Zwaiter, đại diện Palestine tại Ý ngày 16-10-1972 vì liên quan đến vụ thảm sát ở Munich. Hai nhân viên Mossad phục kích bắn ông này 11 phát đạn tại nhà riêng. Ngày 20-8-1983, 2 tay súng Mossad cưỡi mô tô dùng súng hãm thanh bắn chết Mamoun Meraish, trợ lý ông Arafat gần cảng Piraeus - Hy Lạp.
Về thành tích đầu độc, đáng kể nhất là vụ 2 nhân viên Mossad dùng hộ chiếu Canada đến Jordan ngày 25-9-1997 để ám sát Khaled Mashal, thủ lĩnh Hamas, theo lệnh của thủ tướng lúc bấy giờ là ông Netanyahu. Mashal bị phun một chất độc bí mật, bất tỉnh nhưng không chết. Hai sát thủ bị bắt quả tang gây ra một vụ rắc rối ngoại giao làm bẽ mặt Israel. Quốc vương Jordan Hussein yêu cầu Thủ tướng Netanyahu giao thuốc giải. Bị tổng thống Mỹ Bill Clinton thúc ép, ông Netanyahu buộc phải cử giám đốc Mossad mang thuốc giải đến Jordan cứu sống Mashal. Trong vụ này, Israel lỗ nặng. Sau khi thương lượng, 2 nhân viên Mossad được thả nhưng đổi lại, Israel phải trả tự do cho Sheikh Ahmed Yassin, nhà sáng lập và thủ lĩnh tinh thần của Hamas, cùng với một số tù nhân chính trị Palestine.
Tuy nhiên, cuối cùng thì Israel cũng trả được nỗi nhục này. Ngày 22-4-2004, ông Yassin bị trực thăng Israel bắn chết tại thành phố Gaza. Vụ này khiến Israel bị Liên hiệp Quốc, Liên đoàn Ả Rập, Liên Hiệp châu Phi và 31 nước lên án kịch liệt.
(*) Xem Báo Nguời Lao Ðộng từ số ra ngày 25-11
Giỏi vậy thì k được gọi là bọn bác lựt sư ơiPhi thạch nói:Bọn Israel giỏi nhỉ. Đất nước bé xíu, có mấy triệu dân, tứ bề thọ địch mà muốn oánh thằng nào thì oánh...
Phải gọi là Cụ