Về việc này tôi có vài ý kiến:
1) Tiền Việt Nam có đơn vị là ĐỒNG, anh em lái xe trả 200đ, 500đ, 1000đ là bội của đồng, vậy nó là "tiền chẵn" chứ không là "tiền lẻ". Báo chí dùng từ "lẻ" là không đúng.
2) Chưa có văn bản nào quy định tiền có mệnh giá như thế nào là tiền lẻ.
3) Chưa có văn bản nào quy định mua hàng có giá bao nhiêu thì phải trả tiền có mệnh giá nào.
4) Chưa có văn bản nào quy định cấm trả tiền mệnh giá nhỏ khi mua bất cứ mặt hàng nào.
5) Nếu xe qua trạm phải trả phí 10000đ, nhưng lái xe trả tờ 500000 đ, có "được" thượng tá mời lên để "giáo dục" về việc trả tiền chẵn?
6) Trả tiền nào là quyền của lái xe, không ai được "giáo dục". Chỉ có điều anh em lái xe phải tuyệt đối tuân thủ các loại luật, không chỉ riêng luật giao thông. Các camera đang theo dõi. Các anh em phải chú ý về hành vi, lời nói, tránh bị quy vào tội "gây rối".
1) Tiền Việt Nam có đơn vị là ĐỒNG, anh em lái xe trả 200đ, 500đ, 1000đ là bội của đồng, vậy nó là "tiền chẵn" chứ không là "tiền lẻ". Báo chí dùng từ "lẻ" là không đúng.
2) Chưa có văn bản nào quy định tiền có mệnh giá như thế nào là tiền lẻ.
3) Chưa có văn bản nào quy định mua hàng có giá bao nhiêu thì phải trả tiền có mệnh giá nào.
4) Chưa có văn bản nào quy định cấm trả tiền mệnh giá nhỏ khi mua bất cứ mặt hàng nào.
5) Nếu xe qua trạm phải trả phí 10000đ, nhưng lái xe trả tờ 500000 đ, có "được" thượng tá mời lên để "giáo dục" về việc trả tiền chẵn?
6) Trả tiền nào là quyền của lái xe, không ai được "giáo dục". Chỉ có điều anh em lái xe phải tuyệt đối tuân thủ các loại luật, không chỉ riêng luật giao thông. Các camera đang theo dõi. Các anh em phải chú ý về hành vi, lời nói, tránh bị quy vào tội "gây rối".