Cảm ơn bác, để em nghiên cứu cái lỗi tháo ghế....Mỗi trường hợp mỗi khác nhau nên nội dung khác nhau.
Cơ bản cách trình bày thì như nhau.
1. CHXHCN VN
2. ĐL-TD-HP
3. Đơn...
4. Về việc.....
5. Kính gửi.....
6. Họ tên....
7. Địa chỉ...
Từ 1. đến 7. là như nhau ở mọi đơn từ.
Nội dung thì khác nhau.
A: trình bày sự việc.....
- phạt lỗi tháo ghế....
- phạt lỗi ko dán chữ....
- phạt lỗi xyz....
Sau khi tham khảo Luật và các quy định tôi nhận thấy như sau:
- lỗi tháo ghế: đúng/sai theo quy định abc gì đó. (Nếu họ đúng thì bỏ qua dòng này) bác tìm hiểu xem mình đúng hay sai nhé, em ko có thông tin loại xe, đăng kiểm nên ko dám xác định.
- lỗi dán chữ...... : xe cty ko đk kinh doanh vận tải hk, ngắn gọn là ko chở khách thu tiền. Không thuộc loại đối tượng dán chữ..... =>phạt sai nhé.
B: yêu cầu hủy/trả/xin lỗi/đền bù gì đó nếu bị oan sai.
- Yêu cầu kiểm điểm người gây oan sai, bắt đền nếu thấy ghét.
- yêu càu đơn vị phổ biến và tập huấn lại cho anh em lính chứ để lính nghiệp vụ kém ra hành dân thì chết dân. Yêu cầu thể hiện thái độ con dại cái mang, lính làm sai quấy là do có phổ biến mà nó cố tình cãi cấp trên làm sai hay do cấp trên quên phổ biến.?
-.....
-....
Bức xúc gì thì cứ trút vào đơn yêu cầu thỏa mãn, mất thời gian kiếm cơm hay gì thì cứ ghi vào đơn họ xử lý cho.
Quan trọng nhất, bác bị oan đi đồ công lý chứ ko đi xin. Mạnh dạn ghi âm các câu trả lời nếu ko thì phải có văn bản giải quyết. Bác cứ ghi âm, đừng quay phim, luật dân sự, hình sự, luật khiếu nại , pháp lệnh bí mật quốc gia ko cấm nhé. Không ghi âm lời nói gió bay, ăn hành chết luôn.
Trên quyết định chỉ ghi xử phạt theo điểm đ, khoản 2, điều 28 nên em chỉ tập trung vào lỗi dán đề can thôi