Em cũng có suy nghĩ như a4.Điều này SBV đang cảnh giác rồi, nên sẽ dùng các biện pháp nghiệp vụ để chặn không cho ls lên cao như cách đây 10 năm ...
Lần này không chết vì ls cao, mà chết vì thiếu hụt thanh khoản
Mỗi kỳ khủng hoảng, nền kinh tế lại chết vì những lý do khác nhau.
Nhưng, xét một cách toàn diện, em lại có 1 góc nhìn khác.
Trước tiên, hãy xét Mỹ, họ cũng chống dịch và sau đó là kích thích nền kinh tế. Cách họ kthich thì ko rõ lắm. Nhưng chắc chắn là họ bơm tiền trực tiếp vào túi người dân 1 lượng ko nhỏ, cái này góp phần đẩy CPI tăng nhanh và tăng cao. Nhưng sau đó, họ tăng lãi suất, hút tiền về. Bằng chứng là họ đã làm và hiện nay CPI của họ đã hạ nhiệt, xu hướng diều hâu có thể giảm đi, hiệu quả trong việc chống lạm phát đã thấy.
Còn ta, dùng đầu tư công để kthich, và cũng có cái gói hỗ trợ này nọ. Nhưng giải ngân đtu công ntn thì đã rõ, các gói kthich khác gần như ko khả thi. Bằng chứng, lạm phát ở VN ko có. Vậy tiền chạy về đâu? Rõ ràng là nên kinh tế đang rất khát tiền. Để gây ra "thảm cảnh" như hôm nay. Có phải CP, TP? Cụ thể là bđs đã hút hết dòng tiền? Mà tiền vào hết bđs thì làm sao hút nó về? Những thành phố ma, 1 nền kinh tế dặt dẹo với đống nợ xấu thì khi nào giải quyết xong?
Và với tình trạng khát tiền này, và thực trạng kte như thế, bối cảnh dòng tiền trong nền kte như thế thì lãi suất sẽ đi về đâu khi ngưỡng cho vay của DN đã tiệm cận 12-13%/năm, cá nhân đã 15-16%/năm, liệu chăng mức 20% là ko quá lâu sẽ đạt được?