Hạng F
16/7/15
6.357
27.054
113
Tại Điều 61 của Luật xử lý VPHC, nếu người vi phạm không đồng ý về lỗi vi phạm của mình thì có thể ghi trong biên bản là “Tôi không công nhận lỗi vi phạm trên. Lý do...”. Sau 5 ngày kể từ ngày biên bản được lập, người bị lập biên bản có quyền đến gặp người có thẩm quyền để giải trình và đưa ra chứng cứ, tài liệu chứng minh mình không vi phạm. Nếu CSGT lập biên bản không đúng, họ sẽ phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Còn nếu CSGT lập biên bản đúng, người vi phạm sẽ bị xử phạt thêm lỗi “Không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ” với mức phạt từ 2- 3 triệu đồng.
chỉ bâng khuâng chổ này...
cơ mà 1 lần làm việc của người có thẩm quyền giá cao dữ... 2-3 củ/lần....
 
Hạng B2
21/11/16
179
314
63
40
Chạy trên QL1 với tốc độ 114/80 km/h, nhưng khi bị xử phạt tài xế lại dùng điện thoại quay clip gây sức ép với lực lượng CSGT.



[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td}
chui-csgt_ffxm-213258.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Hình ảnh xe ô tô mang BKS 37A -187.32 vi phạm lỗi chạy quá tốc độ.
(Ảnh do Công an cung cấp)
{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngày 4/5, nguồn tin từ Phòng CSGT đường bộ đường sắt (PC67) Công an tỉnh Quảng Bình cho biết: Phòng đang hoàn tất hồ sơ để ra quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với tài xế Vũ Thành Sang (23 tuổi, ở khối 6, P. Cửa Nam, TP. Vinh, Nghệ An) về lỗi điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ cho phép.

Theo đó, vào chiều 2/5, khi lực lượng CSGT Quảng Bình tiến hành kiểm tra đo tốc độ xe trên đường tuyến QL1, đoạn qua xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy đã phát hiện xe ô tô mang BKS 37A -187.32, lưu thông hướng Nam - Bắc, chạy tốc độ 114 km/h, vượt ngưỡng cho phép tới 34km/h. Sau đó, các chiến sỹ thực hiện nhiệm vụ đo tốc độ đã báo cho tổ TTKS đang làm nhiệm vụ ở địa phận xã Bắc Trạch, huyện Bố Trạch, đón dừng phương tiện xử lý vi phạm.
Tuy nhiên, khi tổ TTKS dừng xe, tài xế điều khiển xe ô tô là Vũ Thành Sang (23 tuổi, ở khối 6, P. Cửa Nam, TP. Vinh, Nghệ An) không chịu xuất trình các giấy tờ theo quy định. Tài xế Sang cho rằng mình không vi phạm và yêu cầu tổ tuần tra phải cung cấp hình ảnh vi phạm và kế hoạch tuần tra.
Mặc dù tổ tuần tra đã giải thích lỗi vi phạm và nhiều lần yêu cầu tài xế Sang chấp hành việc xuất trình giấy tờ, nhưng tài xế Sang vẫn một mực không hợp tác. Trung tá Võ Minh Tiến Đội trưởng - Đội tuần tra số 5 Phòng CSGT đường bộ đường sắt Công an tỉnh Quảng Bình cho biết: Khi tổ tuần tra yêu cầu tài xế Sang xuất trình các loại giấy tờ theo quy định thì tài xế này không chấp hành. Thậm chí, tài xế còn dùng điện thoại quay lại quá trình thực thi nhiệm vụ của CSGT để gây sức ép. Chỉ đến khi tổ tuần tra làm thủ tục tạm giữ phương tiện và có công an địa phương tới thì tài xế mới chịu xuất trình giấy tờ.
Tài xế Sang sau đó đã bị lập biên bản xử lý vi phạm về lỗi chạy quá tốc độ cho phép (114/80 km/h).
Cũng theo CSGT Quảng Bình, sau khi vụ việc xảy ra, tài xế Sang đã đăng tải lên mạng xã hội những thông tin không đúng về sự việc, khiến nhiều người hiểu sai lệch về sự việc, gây mất uy tín của lực lượng thực thi nhiệm vụ.
Hiện, Phòng CSGT đường bộ đường sắt Công an tỉnh Quảng Bình đang xem xét các lỗi vi phạm của tài xế để đưa ra hình thức xử lý theo quy định của pháp luật.

[xtable=skin1]
{tbody}
{tr}
{td}
Tại Điều 61 của Luật xử lý VPHC, nếu người vi phạm không đồng ý về lỗi vi phạm của mình thì có thể ghi trong biên bản là “Tôi không công nhận lỗi vi phạm trên. Lý do...”. Sau 5 ngày kể từ ngày biên bản được lập, người bị lập biên bản có quyền đến gặp người có thẩm quyền để giải trình và đưa ra chứng cứ, tài liệu chứng minh mình không vi phạm. Nếu CSGT lập biên bản không đúng, họ sẽ phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Còn nếu CSGT lập biên bản đúng, người vi phạm sẽ bị xử phạt thêm lỗi “Không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ” với mức phạt từ 2- 3 triệu đồng.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Báo Giao thông sẽ tiếp tục thông tin tới bạn đọc...

Văn Thanh

Tình hình như này thì ACE mình không được quyền xem bằng chứng tại chỗ nữa hả các bác???
Mặc dù em không thích số xe 37 :(
Hình này photoshop thì sao. Phải xem trực tiếp trên máy bắn mới công tâm.
 
  • Like
Reactions: nttanmam
Hạng B2
18/4/17
498
495
93
37
Vi phạm tốc độ thì phải đưa hình ảnh đã bắn ra cho người vi phạm xem chứ nhỉ ?
 
  • Like
Reactions: nttanmam
Hạng C
16/2/11
993
700
93
Nếu hình ảnh là thật, thì các chú cứ làm việc, quay video đâu ảnh hưởng gì mà bảo là gây áp lực? người ta quay lại làm bằng chứng về sau không được sao?
 
Hạng D
25/8/16
2.861
5.998
113
Nếu hình ảnh là thật, thì các chú cứ làm việc, quay video đâu ảnh hưởng gì mà bảo là gây áp lực? người ta quay lại làm bằng chứng về sau không được sao?
Mấy bác ở trên nói là quay thì được nhưng chắc thanh niên trẩu tre này cứ lấy điện thoại rà vô mặt nên mới vậy. Em cũng không thích thể loại quay như thế gây ức chế cho mọi người. :(
 
  • Like
Reactions: nta139
hmq confirmed
Hạng D
26/5/08
2.386
2.313
113
HCM
Có quyền yêu cầu xem hình ảnh là bằng chứng vi phạm. Nếu hình ảnh trong máy ở xa, không tiện mang lại xem tại chỗ hay quay lại đoạn đã đi qua thì cứ trình giấy tờ, lập biên bản, ghi ý kiến yêu cầu xem bằng chứng khi có quyết định xử phạt.
Không trình giấy tờ lại lấy điện thoại quay (không biết quay mục đích gì) thì gây ức chế cho người thi hành công vụ là đúng rồi. Chưa kể, với loại sửu nhi này thì thường còn có kiểu vừa quay vừa khiêu khích, vừa vu khống, la làng, ... thì chuẩn bị thêm tiền để đóng phạt vụ không chấp hành, ...

Tóm lại là cứ đòi CSGT phải cho xem này, cho xem kia trong khi giấy tờ của mình thì không cho xem thì sẽ lớn chuyện không đáng có. Sai thì ghi đồng ý và ký biên bản. Không sai thì ghi ý kiến là không đồng ý, sẽ khiếu nại sau và cũng ký biên bản, là OK.
 
Hạng D
15/6/11
4.630
816
113
41
Em cũng không hiểu lắm về Quy định này, bác nào khai sáng em với.

"
Tại Điều 61 của Luật xử lý VPHC, nếu người vi phạm không đồng ý về lỗi vi phạm của mình thì có thể ghi trong biên bản là “Tôi không công nhận lỗi vi phạm trên. Lý do...”. Sau 5 ngày kể từ ngày biên bản được lập, người bị lập biên bản có quyền đến gặp người có thẩm quyền để giải trình và đưa ra chứng cứ, tài liệu chứng minh mình không vi phạm. Nếu CSGT lập biên bản không đúng, họ sẽ phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật. Còn nếu CSGT lập biên bản đúng, người vi phạm sẽ bị xử phạt thêm lỗi “Không chấp hành yêu cầu kiểm tra của người thi hành công vụ” với mức phạt từ 2- 3 triệu đồng.
"
 
Hạng B2
21/11/16
179
314
63
40
Có quyền yêu cầu xem hình ảnh là bằng chứng vi phạm. Nếu hình ảnh trong máy ở xa, không tiện mang lại xem tại chỗ hay quay lại đoạn đã đi qua thì cứ trình giấy tờ, lập biên bản, ghi ý kiến yêu cầu xem bằng chứng khi có quyết định xử phạt.
Không trình giấy tờ lại lấy điện thoại quay (không biết quay mục đích gì) thì gây ức chế cho người thi hành công vụ là đúng rồi. Chưa kể, với loại sửu nhi này thì thường còn có kiểu vừa quay vừa khiêu khích, vừa vu khống, la làng, ... thì chuẩn bị thêm tiền để đóng phạt vụ không chấp hành, ...

Tóm lại là cứ đòi CSGT phải cho xem này, cho xem kia trong khi giấy tờ của mình thì không cho xem thì sẽ lớn chuyện không đáng có. Sai thì ghi đồng ý và ký biên bản. Không sai thì ghi ý kiến là không đồng ý, sẽ khiếu nại sau và cũng ký biên bản, là OK.
Vấn đề là khi nó giữ giấy tờ mình nó lập biên bản, mình ghi ý kiến mình nó không cho, nó bắt ghi theo ý nó. Nếu không thì nó không cho mình ký tên. Rồi nó kêu người làm chứng ra là mình không chịu ký tên. Em đã bị.
 
  • Like
Reactions: longtruong09