Mr.Thiet nói:"Thổi joang" là hiện tượng joang bị cháy, khiến bị thông giữa 2 máy cạnh nhau hoặc thông ra đường nước, đường nhớt khi áp lực cao được tạo ra trong thì nổ.
1-Nguyên nhân hàng đầu gây thổi joang là do máy hoạt động quá nhiệt độ khi bị thiếu nước làm mát. Nếu không phát hiện và ngừng máy kịp thời, mặt "Culat" sẽ bị cong vênh.
Nếu không xử lý hết độ cong, khi thay joang, sẽ lại tiếp tục cháy.
2- Joang "culat" không phải là thứ khó chế tạo,hoặc vật liệu đắt đỏ. Bởi vậy, giá thành của nó chủ yếu " ăn theo" loại xe nào. Cái joang "culat" của Asia Towner, giá chỉ 50K !
3- Lý do vì sao, sau vài năm sử dụng, joang culat thường bị cháy ?. Điều này chỉ đúng khi việc theo rõi, bảo dưỡng xe không đầy đủ. Như đã nêu trên, Quá nhiệt do thiếu nước là nguyên nhân hàng đầu. Nguyên nhân tiếp theo, cũng rất quan trọng : Ta nên biết rằng joang culat có độ xốp nhất định. Sau một thời gian bị "chèn ép", nó mỏng đi một chút. Bởi vậy, mỗi lần bảo dưỡng xe định kỳ, hoặc một thời gian sau khi thay joang mới, ta cần xiết đều thêm các ốc bắt măt cu lat 1 ít. Quên động tác này, có thể dẫn tới lòn hơi, " thổi" joang cho đến khi vết cháy rộng dần ra !!!
Diễn đàn nhà mình thiếu nút TKS nhỉ.
Thực ra việc siết chặt thêm bulon culass là việc đôi khi vẫn phải làm, nhưng đó không phải là thao tác bảo trì bảo dưỡng chính thống. Hiện tượng "xẹp joint" chỉ xảy ra với những tấm Joint Amiant quá dày và chất lượng kém, xe thế hệ bây giờ đại đa số đều dùng Joint culass thép hay kim loại nên không xảy ra hiện tượng này. Hơn nữa cấu tạo culass thế hệ bây giờ khá phức tạp, muốn siết được bulon culass phải tháo toàn bộ cổ góp hút, dỡ 2 trục cam, chain cam, tăng chain cam, các cơ cấu hiệu chỉnh thay đổi góc cam (Vanos, VVT-i hay MIVEC.......) nên chẳng khác nào rã máy....!
Tất nhiên, "biết người biết ta", dùng joint chặt và bulon culass dễ siết thì cũng nên kiểm tra định kỳ, việc này chẳng mất mát gì mà hiệu quả mang lại đúng như những gì bác Thiết nói, bảo đảm sức nén động cơ và hạn chế việc rò rỉ nước nhớt.... qua mặt joint culass.
Tất nhiên, "biết người biết ta", dùng joint chặt và bulon culass dễ siết thì cũng nên kiểm tra định kỳ, việc này chẳng mất mát gì mà hiệu quả mang lại đúng như những gì bác Thiết nói, bảo đảm sức nén động cơ và hạn chế việc rò rỉ nước nhớt.... qua mặt joint culass.
siết ốc này không dễ, phải có cái đồ chuyên dùng để đảm bảo các con ốc siết "cân bằng" với nhau.
Làm máy thay joăng xong siết ẩu siết thí xác thì chạy vài hôm lại thổi jăng thôi.
Làm máy thay joăng xong siết ẩu siết thí xác thì chạy vài hôm lại thổi jăng thôi.