Sinh sau đẻ muộn“ nhưng hệ thống biển báo ĐCT chưa tận dụng lợi thế kinh nghiệm của các quốc gia đi trước. Mặt khác, ngôn ngữ truyền đạt thông tin trên BB là tiếng nói của quốc gia. Vậy mà thực trạng BB ĐCT nv hiện vẫn có những điều bất cập:
1) Các đường CT VN vẫn
dùng tên địa danh đầu-cuối để gọi. Ví dụ: Thành phố Hồ Chí Minh-Trung Lương. Cách quản lý này gây phức tạp, khó khăn và tốn kém cho việc hiển thị thông tin trên BB và các văn bản, trên truyền thông đại chúng. Sẽ lac hậu khi DCT được kéo dài trong tương lai. Ở nước ngoài, các đường CT được đánh số. Bổ sung tên chỉ khi cần làm rõ trong văn bản một lần.
2) Cách diễn đạt thông tin vừa thừa, vừa thiếu, gây lãng phí:
-
BB 450: chỉ dẫn sơ đồ vào đường CT nhưng không quy định có thông tin hướng đi. Lối vào CT ít nhất có 2 lựa chọn phụ thuộc vào hướng đi. Ví dụ, cũng vào CT Trung lương tại Bến lức, cửa vào để đi Trung lương khác với của vào đi TP HCM. Nếu vào sai, lái xe sẽ phải đi bao nhiêu km mới quay lại được?
- Lối chỉ
dẫn bằng sơ đồ khó ghi nhận, không có „tương lai“ khi xuất hiện nhiều giao lộ hiện đại phức tạp hơn.
- Bằng việc „cào bằng“ tất cả các BB vào nền xanh lục, QC331 đã tạo ra cả nhóm BB dịch vụ mới mà thực ra đã có sẵn trong QC41.
- Màu xanh lục thay thế cho màu đỏ trên một số BB làm giảm tác dụng tránh nguy hiểm của mục đích BB. Ví dụ: BB460 g.i.k BB này không có tác dụng tốt bằng kết hợp 438 (QC41-2012-hết đường cao tốc) bên dưới có thông tin khoảng cách kết hợp BB 127(QC 41) hạn chế tốc độ xuống 80, 50 km/giờ. BB 466 nên dùng BB 507 QC41. Màu trắng đỏ dùng cho đường tốc độ tối đa 80 km/h còng xanh trắng dùng cho đường 120km/h???
-
BB 463(b,c,d,e) nên đánh số cửa ra theo km lý trình của ĐCT, thêm sơ đồ lối ra là hữu ích hơn cả. Chữ „phía trước“ (AHEAD) là thừa vì BB GT thì tự nó đã nói là thông tin mà nó chứa đựng là Ở PHÍA TRƯỚC rồi.