RE: Bình khô và bình ước khác nhau ở chỗ nào ?
Về vụ này, các bác cho em tám tí:
Bình điện (ắc quy-accu)là viết tắt của chữ accumulateur, còn trong tiếng Anh là accumulator.
Ắcquy kiềm, hay còn gọi là ắcquy sắt kền, có vỏ bình bằng sắt, các điện cực bằng sắt, cadmi và Nicken... dùng dung dịch điện giải chứa 75% NaOH và 25% KOH. Ngoài ra còn có một số chất phụ gia tùy thuộc vào nhà chế tạo để tăng tuổi thọ cho sản phẩm.
Ắc quy kiềm có đặc tính là tỷ trọng của chất điện phân hầu như không thay đổi khi nạp đầy hoặc khi phóng hết. Điện áp cho mỗi ngăn xấp xỉ 1,2~1,4 V. Loại này thường dùng trong các thiết bị yêu cầu có dòng phóng nhỏ và ổn định.
Trong khi đó, Ắcquy chì (hay còn gọi ắcquy axit)dùng trong các thiết bị có yêu cầu dòng phóng lớn hoặc tức thời; loại này có chất điện dung là axit Sulfuric-H2SO4, bản cực âm là chất chì xốp Pb, còn bản cực dương là chì bioxit PbO2 màu nâu sẫm,tỷ trọng của d/d là 1,83g/cm3 , tỷ trọng khi nạp đầy là 1,22 ~ 1,3g/cm3, tỷ trọng khi phóng hết điện giảm xuống 0,15 ~ 0,16g/cm3 so với lúc ban đầu. Điện áp 2,2V hai đầu bản cực âm-dương (hay còn gọi là 1 ngăn-hộc).
Ắcquy chì không được phóng đến điện áp thấp hơn 1,7 V. Vì nó sẽ làm giảm tuổi thọ của bình. Nhưng ắcquy sắt kền có thể cho phép phóng đến 0V, mà không ảnh hưởng gì đến tuổi thọ của nó.
Đối với ắcquy chì, người ta cũng chế tạo loại bình kín (bình khô):
Loại được gọi là seel-Lead Acid batterie: tẩm d/d vào các tấm antimoan ép chặt giữa 2 bản cực. Trong quá trình sử dụng, nếu bình bị "khô" d/d, có thể châm nước cất để giữ độ ẩm cần thiết cho việc tiếp xúc giữa các tấm antimoan và các bản cực.
Còn một lọai nữa gọi là Gelled Lead Acid: D/d axit được trộn với một loại "keo" làm sánh lại (tránh dây, đổ). Cả hai loại này dều được pha thêm chất xúc tác để dễ dàng kết hợp ion-O và ion-H thành H2O tránh mất nước và hạn chế châm nước. Loại này không châm thêm nước được.
Để ắcquy bền, điều cần nhất là sử dụng đúng quy định của nhà sản xuất nhưng tựu trung, cần thực hiện các yêu cầu cơ bản sau:
- Không để ắcquy phóng kiệt và không phóng quá 1/10 dung lượng bình.
- Nạp theo đúng chế độ điện áp nạp và dòng nạp (bằng 1/20 dung lượng bình-được ghi trên vỏ bình với đơn vị Ah, Ampère/giờ). Khi nạp bình, chỉ được mắc song song các bình có cùng dung lượng và điện áp.
- Chỉ được châm thêm NƯỚC CẤT (đối với loại "ướt") khi mực d/d xuống đến vạch dưới, tránh trường hợp mực d/d thấp hơn bản cực. (Em xin mở ngoặc thêm: các bình nước châm bán ngoài chợ đều có pha một ít H2SO4 vào nước không chắc là nước cất, nếu thường xuyên châm bằng loại nước này sẽ mau làm "chai" bình); không châm bằng nước máy, nước giếng hoặc nước khoáng vì làm giảm tuổi thọ của bình.
Vài điều còn nhớ được, mong được hầu các bác!