RE: Bình luận trận SF1: Đức - TNK
http://www.euro2008.uefa.com/photos/index.html
Coi đây nhiều hình hay lắm nè bác ! Chất lượng cao luôn
http://www.euro2008.uefa.com/photos/index.html
Coi đây nhiều hình hay lắm nè bác ! Chất lượng cao luôn
RE: Bình luận trận SF1: Đức - TNK
GER dẫn 2:1 với trái đánh đầu tuyệt đẹp của Klose:
Niềm vui chiến thắng (nhân thể xem luôn anh Klose nhảy cao thế nào nhé ):
Cú lội nguợc dòng của Thổ phút 85' -> 2:2 ai có thể tin được?
Nhưng người Đức đá bóng hết 90'. Lần này cũng vậy! Bàn thắng quyết định khai tử số phận Thổ điên của anh hùng Philipp Lahm:
Còn gì vui hơn là loại được Thổ điên?
GER dẫn 2:1 với trái đánh đầu tuyệt đẹp của Klose:
Niềm vui chiến thắng (nhân thể xem luôn anh Klose nhảy cao thế nào nhé ):
Cú lội nguợc dòng của Thổ phút 85' -> 2:2 ai có thể tin được?
Nhưng người Đức đá bóng hết 90'. Lần này cũng vậy! Bàn thắng quyết định khai tử số phận Thổ điên của anh hùng Philipp Lahm:
Còn gì vui hơn là loại được Thổ điên?
Last edited by a moderator:
RE: Bình luận trận SF1: Đức - TNK
Cám ơn bác!Trích đoạn: Der Fahrer
http://www.euro2008.uefa.com/photos/index.html
Coi đây nhiều hình hay lắm nè bác ! Chất lượng cao luôn
RE: Bình luận trận SF1: Đức - TNK
Mịa thằng Thổ điên suýt làm em điên theo nó luôn!!!!
Mịa thằng Thổ điên suýt làm em điên theo nó luôn!!!!
Khi Thổ phệt 2 đều,thề với các bác,em bỏ về luôn.Đến nửa đường thì Cô thương,Phù!Trích đoạn: Golf06
Mới xem lại trái lội ngược dòng phút thứ 85 của Thổ điên!
Kinh khủng thật! Các bác thú nhận đi, có bao nhiều bác vào thời điểm đó đã nghi ngờ vào chiến thắng của ĐT Đức [:'(] ?
RE: Bình luận trận SF1: Đức - TNK
Cảm ơn bác Golf06 vì những hình ảnh đẹp. Cũng mạn phép post vài dòng cảm nghĩ về bóng đá Đức:
Đội Đức thân yêu lại chiến thắng dù rất khó khăn trước Thổ Nhĩ Kỳ. Mình căng thẳng và run rẩy suốt cả trận. Thổ Nhĩ Kỳ trận này đá như chính Đức đá. Nhưng phút cuối cùng, Phillips Lahm đã cho người Thổ biết thế nào là tinh thần Đức chính cống! Dù đá không hay, dù phòng ngự có khi lơi lỏng, nhưng người cất lên tiếng nói cuối cùng vẫn là Đức!
Nhớ có lần mình đã từng viết, mọi cuộc tình rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình yêu bóng đá ở lại. Có lẽ phải nói cho chính xác hơn, đó là tình yêu với Mannschaft. Hồi còn nhỏ, luôn bị anh trai sai đi mua báo thể thao, rồi cũng mê đọc báo, đặc biệt thích nhất tờ “Thể thao văn hóa” và quan tâm đến bóng đá từ đó.
Chẳng biết yêu tuyển Đức từ khi nào, có lẽ là vào mùa hè Mexico 86. Xem trận chung kết giữa Đức với Argentina, nhớ khi ấy Đức thua Argentina 2 – 3 và Maradona từ đó trở thành số 10 huyền thoại, thành thần tượng không chỉ của người Argentina mà còn của vô số cổ động viên trên thế giới yêu màu áo sọc xanh trắng. Nhưng cảm tình của mình lại dành cho người thua trận. Mình cảm phục tinh thần của người Đức khi vùng lên gỡ hòa 2-2 và chỉ chịu thua sát nút.
Hai năm sau, EURO 88, Đức thua Hà Lan ở bán kết. Bắt đầu không ưa Hà Lan chỉ vì Hà Lan thắng Đức! Và đến năm 1990, mùa hè Italia nhiều cảm xúc, Đức đã lên ngôi vô địch sau khi đòi lại món nợ bốn năm trước bằng tỉ số 1 – 0 trước Argentina. Khi ấy mình hãy còn là một con nhóc. Con nhóc mải mê sưu tầm hình các cầu thủ Đức và dưới tấm kính bàn học của mình, chỉ toàn hình tuyển Đức và “thiên thần tóc vàng” Klinsmann. Cho đến bây giờ mình vẫn nhớ mãi Italia 90, chỉ vì Đức vô địch, vì bài hát “Mùa hè Italia”quá ấn tượng. EURO 92, Đức vào đến chung kết và thua Đan Mạch. Lần ấy đã buồn ngơ ngẩn đến mấy ngày vì không hiểu sao đội bóng mình yêu quý lại gục ngã ngay cửa thiên đường. Hai kỳ World Cup 1994 tại Mỹ và 1998 tại Pháp, Đức đã thua đau trước Bulgaria và Croatia. Nhưng mình nhớ mãi kỳ EURO 1996 tại Anh, Đức đã lên ngôi vô địch châu Âu nhờ vào bàn thắng vàng của Oliver Bierhoff trước đội Czech. Hôm ấy ở nhà một mình xem bóng đá và khi Oliver Bierhoff ghi bàn thắng, đã hét ầm lên, đến nỗi hàng xóm tưởng mình bị làm sao, chạy sang gọi cửa. Cũng từ trận đấu đấy, đã hình thành thói quen tắt tiếng TV mỗi khi tuyển Đức đá. Chỉ vì ghét những bình luận viên bóng đá, bao giờ cũng lên tiếng chê bai Đức đá rắn, đá thực dụng, đá thiếu kỹ thuật, đá lạnh lùng như cái máy. Chán ngán cả muôn ngàn ý kiến của vô số những độc giả Việt Nam chỉ thích những lối đá đẹp như của Brazil, Hà Lan và sau này khi VTV3 ngày đêm phát giải ngoại hạng Anh thì đa phần người hâm mộ Việt Nam lại chạy theo bóng đá Anh để ca tụng, ngợi khen.
Những kỳ EURO tiếp theo, 2000 và 2004, Đức cũng ra về trong thất bại, dù ở World Cup 2002, Đức đã chỉ nhường bước trước Brazil trong trận chung kết. Đến World Cup 2006 tổ chức ngay tại Đức, có Klinsmann trên băng ghế chỉ đạo, mình đã kỳ vọng rất nhiều, nhưng cuối cùng Đức cũng chỉ giành hạng 3.
Và bây giờ EURO 2008, lại hy vọng, lại mong mỏi Đức thành công. Biết rằng vào đến chung kết là thành công, nhưng cứ mong chức vô địch. Chỉ vì một tình yêu…
Khi đã yêu một đội bóng, người ta sẽ yêu lối chơi của đội bóng đó. Lối chơi của Đức bao giờ cũng dựa trên một nền tảng thể lực vững chắc, chiến thuật hợp lý và tinh thần chiến đấu cao. Không hoa mỹ như Brazil, không ào ạt như Hà Lan, không tinh quái như Italia, bóng đá Đức đúng như một cỗ xe tăng, chậm chạp nhưng biết cách vượt qua được mọi chướng ngại vật trên đường. Nhiều người không thích lối chơi của Đức. Hình như ít ai yêu tuyển Đức ngoài chính những người Đức. Còn lý giải vì sao mà yêu đội Đức, vì sao mà yêu lối chơi khô khan như máy ấy thì có lẽ mình không lý giải được. Yêu như là yêu thôi…
Từ thế hệ vàng 1990 ấy, sau bộ ba Lothar Matthaus, Jurgen Klinsmann, Andreas Brehme, nhiều cầu thủ của Đức cũng đã nổi danh như Matthias Sammer và sau này là Michael Ballack. Nhưng mình vẫn thích Klinsmann. Con trai một người thợ làm bánh mì và là một anh chàng ham mê đọc sách. Mình đã sưu tầm rất nhiều hình Klinsmann nhưng quý nhất là tấm hình anh chàng ngồi trên vỉa hè, tay cầm cuốn sách, mái tóc vàng, đôi mắt xanh mơ màng, đẹp trai không thể tả, khác hẳn chàng tiền đạo dũng mãnh thường ngày của tuyển Đức. Sau lần chuyển nhà, mình mất tấm hình đó và đến bây giờ còn nuối tiếc. Không hiểu sao khi đọc vài dòng tiểu sử ngắn gọn của Klinsmann, cứ mường tượng ra một lò bánh mì ấm cúng ở thành phố nhỏ Goppingen, những con phố nhỏ lát đá rất Đức. Mình đã dõi theo cuộc đời cầu thủ của Klinsmann khi sang đá cho Totttenham Hotspur, rồi sang Mỹ lập gia đình và năm 2006 lại vụt sáng trên cương vị huấn luyện viên của tuyển Đức. Có lẽ, mình chưa từng yêu mến một cầu thủ nào như Klinsmann.
Mùa hè 1990 và mùa hè 1996 đã qua đi rất lâu rồi. Đội tuyển Đức đã đi qua nhiều thế hệ cầu thủ, đã nhiều khi thất bại cay đắng và nhiều lúc suýt chạm tay vào vinh quang. Nhưng cho dù có những thăng trầm, những khen ngợi hay những chê bai thì vẫn còn mãi một tình yêu với Đức.
Bóng đá Đức không bao giờ là bóng đá đẹp. Bóng đá Đức là bóng đá của những giá trị tinh thần, những chiến binh robot cần cù, chăm chỉ. Mình dám chắc rằng cổ động viên của Đức trên thế giới và cả ở Việt Nam thật là ít ỏi nếu so với Brazil, Argentina, Hà Lan, Anh, Pháp, Italia… Và giữa vô số bạn bè quen biết cùng yêu bóng đá, đôi khi mình cũng thật lạc lõng vì tình yêu với Đức. Nhưng biết làm sao được, bởi vì tình yêu luôn là điều khó lý giải, bởi vì… yêu như là yêu thôi.
Cảm ơn bác Golf06 vì những hình ảnh đẹp. Cũng mạn phép post vài dòng cảm nghĩ về bóng đá Đức:
Đội Đức thân yêu lại chiến thắng dù rất khó khăn trước Thổ Nhĩ Kỳ. Mình căng thẳng và run rẩy suốt cả trận. Thổ Nhĩ Kỳ trận này đá như chính Đức đá. Nhưng phút cuối cùng, Phillips Lahm đã cho người Thổ biết thế nào là tinh thần Đức chính cống! Dù đá không hay, dù phòng ngự có khi lơi lỏng, nhưng người cất lên tiếng nói cuối cùng vẫn là Đức!
Nhớ có lần mình đã từng viết, mọi cuộc tình rồi sẽ qua đi, chỉ còn tình yêu bóng đá ở lại. Có lẽ phải nói cho chính xác hơn, đó là tình yêu với Mannschaft. Hồi còn nhỏ, luôn bị anh trai sai đi mua báo thể thao, rồi cũng mê đọc báo, đặc biệt thích nhất tờ “Thể thao văn hóa” và quan tâm đến bóng đá từ đó.
Chẳng biết yêu tuyển Đức từ khi nào, có lẽ là vào mùa hè Mexico 86. Xem trận chung kết giữa Đức với Argentina, nhớ khi ấy Đức thua Argentina 2 – 3 và Maradona từ đó trở thành số 10 huyền thoại, thành thần tượng không chỉ của người Argentina mà còn của vô số cổ động viên trên thế giới yêu màu áo sọc xanh trắng. Nhưng cảm tình của mình lại dành cho người thua trận. Mình cảm phục tinh thần của người Đức khi vùng lên gỡ hòa 2-2 và chỉ chịu thua sát nút.
Hai năm sau, EURO 88, Đức thua Hà Lan ở bán kết. Bắt đầu không ưa Hà Lan chỉ vì Hà Lan thắng Đức! Và đến năm 1990, mùa hè Italia nhiều cảm xúc, Đức đã lên ngôi vô địch sau khi đòi lại món nợ bốn năm trước bằng tỉ số 1 – 0 trước Argentina. Khi ấy mình hãy còn là một con nhóc. Con nhóc mải mê sưu tầm hình các cầu thủ Đức và dưới tấm kính bàn học của mình, chỉ toàn hình tuyển Đức và “thiên thần tóc vàng” Klinsmann. Cho đến bây giờ mình vẫn nhớ mãi Italia 90, chỉ vì Đức vô địch, vì bài hát “Mùa hè Italia”quá ấn tượng. EURO 92, Đức vào đến chung kết và thua Đan Mạch. Lần ấy đã buồn ngơ ngẩn đến mấy ngày vì không hiểu sao đội bóng mình yêu quý lại gục ngã ngay cửa thiên đường. Hai kỳ World Cup 1994 tại Mỹ và 1998 tại Pháp, Đức đã thua đau trước Bulgaria và Croatia. Nhưng mình nhớ mãi kỳ EURO 1996 tại Anh, Đức đã lên ngôi vô địch châu Âu nhờ vào bàn thắng vàng của Oliver Bierhoff trước đội Czech. Hôm ấy ở nhà một mình xem bóng đá và khi Oliver Bierhoff ghi bàn thắng, đã hét ầm lên, đến nỗi hàng xóm tưởng mình bị làm sao, chạy sang gọi cửa. Cũng từ trận đấu đấy, đã hình thành thói quen tắt tiếng TV mỗi khi tuyển Đức đá. Chỉ vì ghét những bình luận viên bóng đá, bao giờ cũng lên tiếng chê bai Đức đá rắn, đá thực dụng, đá thiếu kỹ thuật, đá lạnh lùng như cái máy. Chán ngán cả muôn ngàn ý kiến của vô số những độc giả Việt Nam chỉ thích những lối đá đẹp như của Brazil, Hà Lan và sau này khi VTV3 ngày đêm phát giải ngoại hạng Anh thì đa phần người hâm mộ Việt Nam lại chạy theo bóng đá Anh để ca tụng, ngợi khen.
Những kỳ EURO tiếp theo, 2000 và 2004, Đức cũng ra về trong thất bại, dù ở World Cup 2002, Đức đã chỉ nhường bước trước Brazil trong trận chung kết. Đến World Cup 2006 tổ chức ngay tại Đức, có Klinsmann trên băng ghế chỉ đạo, mình đã kỳ vọng rất nhiều, nhưng cuối cùng Đức cũng chỉ giành hạng 3.
Và bây giờ EURO 2008, lại hy vọng, lại mong mỏi Đức thành công. Biết rằng vào đến chung kết là thành công, nhưng cứ mong chức vô địch. Chỉ vì một tình yêu…
Khi đã yêu một đội bóng, người ta sẽ yêu lối chơi của đội bóng đó. Lối chơi của Đức bao giờ cũng dựa trên một nền tảng thể lực vững chắc, chiến thuật hợp lý và tinh thần chiến đấu cao. Không hoa mỹ như Brazil, không ào ạt như Hà Lan, không tinh quái như Italia, bóng đá Đức đúng như một cỗ xe tăng, chậm chạp nhưng biết cách vượt qua được mọi chướng ngại vật trên đường. Nhiều người không thích lối chơi của Đức. Hình như ít ai yêu tuyển Đức ngoài chính những người Đức. Còn lý giải vì sao mà yêu đội Đức, vì sao mà yêu lối chơi khô khan như máy ấy thì có lẽ mình không lý giải được. Yêu như là yêu thôi…
Từ thế hệ vàng 1990 ấy, sau bộ ba Lothar Matthaus, Jurgen Klinsmann, Andreas Brehme, nhiều cầu thủ của Đức cũng đã nổi danh như Matthias Sammer và sau này là Michael Ballack. Nhưng mình vẫn thích Klinsmann. Con trai một người thợ làm bánh mì và là một anh chàng ham mê đọc sách. Mình đã sưu tầm rất nhiều hình Klinsmann nhưng quý nhất là tấm hình anh chàng ngồi trên vỉa hè, tay cầm cuốn sách, mái tóc vàng, đôi mắt xanh mơ màng, đẹp trai không thể tả, khác hẳn chàng tiền đạo dũng mãnh thường ngày của tuyển Đức. Sau lần chuyển nhà, mình mất tấm hình đó và đến bây giờ còn nuối tiếc. Không hiểu sao khi đọc vài dòng tiểu sử ngắn gọn của Klinsmann, cứ mường tượng ra một lò bánh mì ấm cúng ở thành phố nhỏ Goppingen, những con phố nhỏ lát đá rất Đức. Mình đã dõi theo cuộc đời cầu thủ của Klinsmann khi sang đá cho Totttenham Hotspur, rồi sang Mỹ lập gia đình và năm 2006 lại vụt sáng trên cương vị huấn luyện viên của tuyển Đức. Có lẽ, mình chưa từng yêu mến một cầu thủ nào như Klinsmann.
Mùa hè 1990 và mùa hè 1996 đã qua đi rất lâu rồi. Đội tuyển Đức đã đi qua nhiều thế hệ cầu thủ, đã nhiều khi thất bại cay đắng và nhiều lúc suýt chạm tay vào vinh quang. Nhưng cho dù có những thăng trầm, những khen ngợi hay những chê bai thì vẫn còn mãi một tình yêu với Đức.
Bóng đá Đức không bao giờ là bóng đá đẹp. Bóng đá Đức là bóng đá của những giá trị tinh thần, những chiến binh robot cần cù, chăm chỉ. Mình dám chắc rằng cổ động viên của Đức trên thế giới và cả ở Việt Nam thật là ít ỏi nếu so với Brazil, Argentina, Hà Lan, Anh, Pháp, Italia… Và giữa vô số bạn bè quen biết cùng yêu bóng đá, đôi khi mình cũng thật lạc lõng vì tình yêu với Đức. Nhưng biết làm sao được, bởi vì tình yêu luôn là điều khó lý giải, bởi vì… yêu như là yêu thôi.
RE: Bình luận trận SF1: Đức - TNK
TV mất hình , có thấy gì đâu mà lo sợ mới lại nghi ngờ bác
@Iris :
cám ơn những tình cảm bác dành cho đội bóng của ...em
em thì, bắt đầu mê Đức kể từ trận bán kết 1982 hạ Phớp của Platini, Rochetau, Tigana (vào hiệp phụ bị Pháp dẫn tới 3-1, lội ngược dòng 3-3 sau cú móc vô lê của Pier Litbaski, thắng phạt đền luân lưu)
Trích đoạn: Golf06
Mới xem lại trái lội ngược dòng phút thứ 85 của Thổ điên!
Kinh khủng thật! Các bác thú nhận đi, có bao nhiều bác vào thời điểm đó đã nghi ngờ vào chiến thắng của ĐT Đức [:'(] ?
TV mất hình , có thấy gì đâu mà lo sợ mới lại nghi ngờ bác
@Iris :
em thì, bắt đầu mê Đức kể từ trận bán kết 1982 hạ Phớp của Platini, Rochetau, Tigana (vào hiệp phụ bị Pháp dẫn tới 3-1, lội ngược dòng 3-3 sau cú móc vô lê của Pier Litbaski, thắng phạt đền luân lưu)
Last edited by a moderator:
RE: Bình luận trận SF1: Đức - TNK
chút xíu nữa thui là Thổ điên làm em vui sướng rùi, em đã hy vọng một điều...điên bất ngờ...
chút xíu nữa thui là Thổ điên làm em vui sướng rùi, em đã hy vọng một điều...điên bất ngờ...