Hạng D
2/12/03
1.929
4.572
113
Vietnam
Bộ Công an khẳng định điều kiện giao thông và văn hóa tiêu thụ rượu bia ở Việt Nam rất đặc thù nên cần duy trì chủ trương không lái xe khi có cồn.

Bộ Công an: Duy trì nồng độ cồn bằng 0 với lái xe là cần thiết

Trong văn bản tham gia giải trình một số nội dung mới của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ mới đây, Bộ Công an nêu rõ quan điểm "bảo lưu quy định nồng độ cồn bằng không khi điều khiển phương tiện".

Theo khảo sát, Việt Nam có mức tiêu thụ rượu, bia lớn thứ hai trong khu vực Đông Nam Á, thứ 10 châu Á và thứ 29 trên thế giới. Bộ Công an cho rằng tỷ lệ này "đáng báo động". Hơn 50% vụ án giết người; gây rối trật tự công cộng; hiếp dâm; vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người phạm tội trước khi gây án có sử dụng rượu bia. Do đó, việc kiểm soát chặt chẽ nồng độ cồn giúp bảo đảm an toàn giao thông và trật tự xã hội.

Bên cạnh đó, việc quy định nồng độ cồn bằng không sẽ giúp người lái xe tránh được tình trạng "bị ép uống rượu" khi văn hóa của người Việt có tính cả nể. "Nếu có một hạn mức nào đó thì lái xe có thể gặp trường hợp bị ép uống. Đồ uống có cồn gây nghiện, đã bắt đầu uống là không dễ dừng, khi đã say thì sẽ khó nhớ luật quy định gì", văn bản nêu.

Theo Bộ Công an, ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân hiện nay chưa tốt, xem thường, cố ý vi phạm, thậm chí thách thức lực lượng chức năng khi bị kiểm tra, xử lý. Việc này có thể "cướp đi sinh mạng của nhiều người", do đó pháp luật cần nghiêm khắc.

Bộ Công an: Duy trì nồng độ cồn bằng 0 với lái xe là cần thiết

Cảnh sát giao thông đo nồng độ cồn tài xế ô tô. Ảnh: Nguyễn Hải

Điều kiện giao thông ở Việt Nam cũng rất khác các nước. Tại các nước phát triển, ôtô đi theo làn và khoảng cách phù hợp với tốc độ. Điều này cho phép lái xe có khoảng 0,5 giây để nhận biết tình huống khẩn cấp, 0,5 giây tiếp theo để phản xạ. Như vậy, nếu tài xế vi phạm để xảy ra tai nạn cũng hạn chế tai nạn liên hoàn.

Để đạt được điều kiện này, ôtô đi với vận tốc 40 km/h thì khoảng cách giữa hai xe là hơn 22 m. Điều này "là không tưởng ở Việt Nam", nơi các xe chỉ cách nhau khoảng một vài mét khi đi 40 km/h. "Giao thông trên đường tại Việt Nam đòi hỏi tài xế phải duy trì sự tỉnh táo và phản xạ nhanh hơn rất nhiều lần nếu tình huống bất ngờ xảy ra", Bộ Công an nhận định.

Theo báo cáo, từ tháng 6/2022 đến tháng 12/2023, số người chết và bị thương vì tại nạn giao thông đường bộ liên quan đến rượu, bia chiếm 20%. Từ năm 2018 đến năm 2023, tổng số lượt nạn nhân đến cấp cứu, điều trị do tai nạn giao thông đường bộ là 2,74 triệu, trong đó số nạn nhân có liên quan đến rượu, bia hơn 425.000 lượt người.

Bộ Công an cho biết việc kiểm soát vi phạm nồng độ cồn đối với lái xe đang phát huy rất hiệu quả. Trong năm 2023, tai nạn giao thông liên quan đến sử dụng rượu bia giảm 25% số vụ, giảm 50% số người chết và giảm 22% số người bị thương so với 2022.

Từ các lý do nêu trên, Bộ Công an cho rằng cần tiếp tục kế thừa quy định của Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn điều khiển phương tiện tham gia giao thông để có chế tài xử lý nghiêm khắc. Sau khi ý thức, văn hóa giao thông hình thành tốt, cơ quan chức năng có thể nghiên cứu điều chỉnh cho phù hợp.

Hồi tháng 11/2023, khi Quốc hội thảo luận dự án Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, quy định xử phạt tài xế có nồng độ cồn đã gây ý kiến trái chiều. Nhiều đại biểu cho rằng cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn lái xe như hiện nay chưa phù hợp và nên thiết kế giới hạn để đưa ra mức phạt.

Một số ý kiến trong Ủy ban Quốc phòng và An ninh cũng đề nghị cân nhắc việc cấm tuyệt đối nồng độ cồn khi lái xe vì "quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam". Các thành viên này đề nghị tham khảo kinh nghiệm quốc tế và quy định nồng độ cồn ở mức độ phù hợp đối với từng loại phương tiện; bảo đảm tính thống nhất với quy định của Bộ luật Hình sự.

Dự kiến dự luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ sẽ được Quốc hội xem xét thông qua tại kỳ họp giữa năm 2024.
Theo VNExpress
>>>> Xem thêm:
 
Hạng D
29/11/06
4.066
11.608
113
BCA cần mua cái máy đo KHÔNG CÓ SAI SỐ trước đi rồi hãy giải trình, bảo lưu ý kiến ý cò gì cũng được hết.
Máy đo của ông thì ông cho dung sai.
Con người thì ông đòi tuyệt đối.
Nhức cái đầu thiệt chứ!
 
Hạng F
6/9/18
7.368
16.363
113
36
Đi nhậu lái xe hơi tới nó sang lắm,
Làm vầy thua rồi
Bộ Công an: Duy trì nồng độ cồn bằng 0 với lái xe là cần thiết
 
  • Haha
Reactions: CuBiMi
Hạng D
26/3/17
2.622
4.712
113
K ép Mía thì sao có Đường mà ăn. Làm thân cây Mía thì ráng chịu, kêu ca gì dân đen!
Bản chất của việc kiểm tra nồng độ cồn là để ngăn chặn và xử lý mấy thành phần say xỉn lái xe gây nguy hiểm cho cộng đồng.
Còn bây giờ mấy ông biến chất nó thành tận thu ngân sách với con số 0 tuyệt đối còn lấy lý do này nọ. Chưa kể vụ ăn chia tiền phạt, quá xấu hổ, quá nhục nhã!
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng C
30/7/16
533
828
93
Quận 8, HCMC
Nghe qua thì tất cả lỗi là do thằng dân và cái ý thức 3 củ, CA chỉ có phạt phạt và phạt thôi chớ không có lỗi gì nghe bà con.
Còn đằng sau cái lý đó thì là cuộc sống sung túc của 1 bộ phận không nhỏ "người dân" khác.
 
Hạng D
1/4/15
1.413
2.559
113
Đã quy định 0 tuyệt đối thì cần hạ mức phạt nhóm đầu <0,25 mg tương đương tối đa chỉ 1 lon bia 333 hoặc ăn đồ ăn có cồn hay nhậu hôm trước hôm sau còn nồng độ thì hầu như không ai say xỉn mất hành vi giao thông nên mức phạt chủ nên tượng trưng 3-400 k , luật giao thông mục đích hạn chế tai nạn giao thông chứ nhiệm vụ điều chỉnh văn hoá ăn nhậu không thuộc trách nhiệm của ngành gt mà mấy ông cứ ra vẻ tốt lành cho xh lắm chứ ai cũng biết mục đích của các ông cả, còn các nhóm nồng độ cồn cao nguy hiểm đến an toàn thì nên giữ mức phạt cao như hiện tại.
 
Hạng D
3/3/16
1.800
3.300
113
40
Hơn 50% vụ án giết người; gây rối trật tự công cộng; hiếp dâm; vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người phạm tội trước khi gây án có sử dụng rượu bia. Do đó, việc kiểm soát chặt chẽ nồng độ cồn giúp bảo đảm an toàn giao thông và trật tự xã hội
ủa rồi quy định bằng không thì liên quan gì giết người gây rối ttcc hay hấp diêm???? mấy ông toàn chơi trò cào bằng, éo có khoa học gì

Bên cạnh đó, việc quy định nồng độ cồn bằng không sẽ giúp người lái xe tránh được tình trạng "bị ép uống rượu" khi văn hóa của người Việt có tính cả nể. "Nếu có một hạn mức nào đó thì lái xe có thể gặp trường hợp bị ép uống. Đồ uống có cồn gây nghiện, đã bắt đầu uống là không dễ dừng, khi đã say thì sẽ khó nhớ luật quy định gì"
việc cả nể hay không là cá nhân người đó quyết định, mấy anh có quyền gì cấm người khác cả nể ta. luật mấy ông đặt ra là để quản lý, mấy ông thực hiện nó tốt thì dễ quản lý. nhưng luật đưa ra mấy ông phải xem tác động đến kinh tế xã hội thế nào nữa.

mấy ông tối ngày cào bằng số liệu tai nạn liên quan rượu bia, nhưng không đưa số liệu cụ thể là mấy tay gây tai nạn nằm ở ngưỡng nào mới gây tai nạn

cái gì cũng có tính 2 mặt: rượu thuốc ngày uống 1 ly con tốt cho sức khỏe/1 số người sử dụng nó tốt hơn là uống thuốc tây. vậy thì họ uống nhiêu đó làm gì ảnh hưởng đến hành vi, làm gì không điều khiển được hành vi để gây tai nạn mà mấy ông cấm? cũng như heroin là xấu nhưng trong y học nếu sử dụng đúng liều lượng nó lại là thuốc
 
Hạng D
3/3/16
1.800
3.300
113
40
Đã quy định 0 tuyệt đối thì cần hạ mức phạt nhóm đầu <0,25 mg tương đương tối đa chỉ 1 lon bia 333 hoặc ăn đồ ăn có cồn hay nhậu hôm trước hôm sau còn nồng độ thì hầu như không ai say xỉn mất hành vi giao thông nên mức phạt chủ nên tượng trưng 3-400 k , luật giao thông mục đích hạn chế tai nạn giao thông chứ nhiệm vụ điều chỉnh văn hoá ăn nhậu không thuộc trách nhiệm của ngành gt mà mấy ông cứ ra vẻ tốt lành cho xh lắm chứ ai cũng biết mục đích của các ông cả, còn các nhóm nồng độ cồn cao nguy hiểm đến an toàn thì nên giữ mức phạt cao như hiện tại.
lúc nào hô hào cũng phải vậy mà

hôm rồi nghe ông cột chèo nói buồn cười: tối hôm trước nhậu tiệc nhà ông sếp dao thong tới 1-2h sáng. trưa hôm sau, lính hắn (cũng nhậu chung) chặn ông chèo thổi nồng độ: tit tit liền. thế là hỏi sáng nhậu tiếp hả-cười trừ rồi cho đi :D
 
  • Haha
Reactions: CuBiMi