Hạng C
25/6/05
576
1.483
93
HCMC
www.cuchimotorsports.com
Sau 3 năm sở hữu xe ở Việt Nam thì em nhận ra một điều là rất nhiều garage (kể cả một số garage chính hãng) đều rất ẩu. Em không bàn đến chuyên môn vì thật ra những người thợ đều có trường lớp bài bản; nhưng đôi khi sự "cẩu thả" sẽ gây ra những phiền toái cho chủ xe...[pagebreak][/pagebreak]

Đó cũng là lý do gần như 100% em tự làm xe cho mình từ bảo trì đến sữa chữa nhỏ. Những thứ trong tầm tay thì em sẽ tự làm và em tin là mình tự làm sẽ chuẩn hơn rất nhiều so với nhiều garage ngoài kia. Em viết bài này để chia sẽ với các bác một loại đồ nghề mà em nghĩ bất cứ chủ xe nào cũng nên có và chỉ một loại duy nhất mà thôi. Đó là cần siết lực.

Bộ đồ nghề tối cần thiết cho chủ xe Subaru (và cũng nhiều hãng khác)

Sự cẩu thả và hoa loa đại khái của nhiều garage sẽ gây nhiều phiền toái nhưng ở đây em chỉ đề cập đến sự phiền toái gây ra do thợ siết lực ốc không chuẩn (thường là quá lực), và em chỉ đề cập đến một vị trí nhạy cảm và rất thường xuyên đụng tới nhất, đó là những con ốc bánh xe.

Các bác chủ xe chắc chắn ghé garage nhiều nhất là để vá lốp, thay lốp xe, hoặc cân mâm xe, thước lái. Tính ra bản thân em đã ghé qua hàng chục garage của Tp. HCM và em chưa thấy một garage nào có thợ siết ốc bánh bằng cần siết lực một cách bài bản. 100% số garage đều dùng súng hơi (impact wrench) để siết ốc hoàn toàn bằng cảm tính. Và chắc chắn 100% số đó đều siết ốc dư lực, một số trường hợp dư lực rất nhiều.

Những con ốc bánh (và hầu hết các con ốc khác trên xe) đều được nhà sản xuất quy định một lực siết cụ thể. Lực siết này được tính toán khoa học phụ thuộc vào đường kính, bước răng và chất liệu của con ốc và bộ phận mà con ốc siết vào. Do đó khi siết sai lực (sai nhiều) thì chắc chắn không tốt. Em đã chứng kiến nhiều ốc bánh được siết quá lực, có khi nhiều chặt hơn 2 lần lực siết quy định. Kết quả là: gãy ốc bánh, tuôn răng ốc bánh...

Bộ đồ nghề tối cần thiết cho chủ xe Subaru (và cũng nhiều hãng khác)

Mình cứ nghĩ là gãy 1 con ốc bánh thì đóng con ốc mới là xong! Nhưng nó không hề đơn giản nha các bác. Thay một con ốc bánh nó hệ lụy đến nhiều con ốc quan trọng khác của dàn gầm của xe (ốc heo dầu, ốc phuộc...). Mà các bác cứ nghĩ đã con ốc bánh đã không siết lực chuẩn thì những con ốc khác cũng sẽ cùng chung cảnh ngộ và hệ lụy của nó là sự hỏng sẽ lan sang những bộ phận khác của xe.

Tóm lại, trải nghiệm sở hữu ô tô của các bác sẽ hấp dẫn hơn rất nhiều nếu các bác sở hữu cho mình một cây cần siết lực! ........... và bộ ống tuýp ốc bánh xe.

1) CẦN SIẾT LỰC:

Là cần siết ốc như bình thường nhưng trên thân của cần siết có cho phép người sử dụng chỉnh lực siết cần thiết. Khi siết tới lực đã được thiết lập thì cần sẽ phát lên tiếng kêu "cạch", lúc đó thì chúng ta sẽ ngừng siết vì lực đã đủ theo quy định.

Bộ đồ nghề tối cần thiết cho chủ xe Subaru (và cũng nhiều hãng khác)

Có nhiều loại cần siết lực từ cơ khí đến điện tử. Cho ứng dụng trên ôtô và đặc biệt là bánh xe thì các bác có thể mua loại có dãy lực từ 40-210NM (hoặc 30-150Ft-LB), có đầu nối ống tuýp 1/2 inch. Ví dụ mã số ANAF1621 hoặc ANAG1615 của hảng Toptul.

2) BỘ ỐNG TUÝP:

Ống tuýp để tháo ốc bánh xe cũng tương tự như những ống tuýp khác nhưng để không làm trầy lớp sơn của mâm xe xung quanh con ốc thì các bác nên bỏ tiền ra mua bộ ống tuýp chuyên dụng cho ống bánh xe.

Bộ đồ nghề tối cần thiết cho chủ xe Subaru (và cũng nhiều hãng khác)

Xung quanh ống tuýp có bọc một lớp nhựa mỏng để tránh cho phần kim loại của ống tuýp làm trầy sơn mâm. Bộ bên trên có 3 size cho hầu hết các loại ốc bánh thông dụng là 17mm, 19mm và 21mm.

3) BAO NHIÊU LỰC LÀ ĐỦ?

Hầu hết các loại xe của em là 90ft-lbs (120Nm). Các bác có thể tham khảo trong hướng dẫn sử dụng xe thì chắc chắn sẽ có đề cập đến.

4) CHÚ Ý:

Khi các bác ra garage có liên quan đến việc tháo/lắp ống bánh xe thì các bác ngay lập tức nói với thợ là chỉnh cần súng bắn ốc xuống lực nhỏ nhất. Nếu ốc không vặn ra được vì quá chặt thì chuyển qua tháo bằng tay kết hợp với xịt RP7. Hầu hết các garage khi siết đều siết quá lực (gấp hơn 2 lần lực cho phép) nên khi tháo ra mà tháo bằng súng thì nguy cơ gãy ốc/tuôn ốc rất cao vì lực súng garage rất mạnh!

Khi siết ốc thì nói garage chỉ siết đến lúc con ốc ôm vào mâm thôi. Sau đó ngay lập tức chuyển qua siết bằng cần siết lực. Khi cần siết kêu cái "tạch" là đủ lực thì dừng. Nếu mình mới đặt cần siết lực lên siết mà ngay lập tức đã kêu cái tạch thì có nghĩa trước đó ốc đã bị siết quá lực, do đó chúng ta nên xả con ốc đó ra một tí rồi siết lại đến khi đủ lực.

Toptul là hãng dụng cụ đồ nghề nổi tiếng của Đài Loan. Bản thân em đang sử dụng thương hiệu này và em cho là chất lượng rất là tốt, giá cả lại phải chăng. Nếu so sánh với bộ đồ nghề Proto (USA) của em thì Toptul không thua kém. Cần siết lực bên trên khoảng tầm 1 triệu 500k, bộ ống tuýp khoảng 500k. Coi như các bác sẽ đầu tư khoảng 2 triệu để có thể:

1) là người tiêu dùng cẩn thận
2) thợ garage sẽ tôn trọng và làm kĩ hơn vì biết là chủ xe có nghề.

Post Script:
Các bác nào mua hiệu Toptul thì gặp em Nguyệt ở showroom Vimet nằm ở đường Trường Chinh ngay đầu ngã tư An Sương nha. Không quan hệ gì nhưng em Nguyệt nói giọng miền Trung rất dễ thương. Bớt 15% giá niêm yết nha các bác (pass là bạn anh Long)!
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
4/10/12
415
379
63
Tp Vũng Tàu
CCMN rồi :3dchientrung:
Qui trình siết đúng bài thì phải Set các rải lực ở mức 25%-50%-75%-100%. Nhưng Torque cho bánh xe hơi thì loanh quanh 100Nm, bác nào cẩn thận Set 50%-75%-100% là đc rồi.
Bữa rồi e đảo bánh trên WS, e cũng phải ra tận nơi y/c bac KTV siết cho e bằng cần lực.
 
Hạng C
25/6/05
576
1.483
93
HCMC
www.cuchimotorsports.com
Bây giờ em dị ứng với mấy cái súng bắn ốc ngoài garage. Không cần biết ra sao, người thợ chỉ nhắm mắt bấm mà thôi. Có khi siết chặt đến mức mình mở bằng breaker bar còn muốn không nổi.

Chiếc Camry ở nhà bị gãy ốc 2 lần và 1 lần tuôn răng.
 
Hạng F
13/9/07
7.046
48.563
113
Sài súng hơi dù sao còn khá hơn mấy chỗ chơi mỏ lết rồi đứng lên nhún
 
  • Like
Reactions: vthanh6
Hạng B1
16/10/14
67
65
18
46
ngày trước em đi Escape, mỗi lần đem vô gara hãng bảo dưỡng mà có đụng đến bánh xe như vệ sinh bảo dưỡng thắng hay đảo lốp thì y như rằng phải thay vài con tắc kê bánh vì gãy hay tuôn răng. Còn con ốc vặn bánh xe thì mua sẵn cả chục con để sẵn trong xe để có mà thay ngay và rẻ hơn trong hãng. Nghĩ lại mà hãi thật. Giao xe cho hãng bảo dưỡng đôi lúc cũng như mua vé số, hên xuôi. Bảo dưỡng cấp lớn 40k, 80k họ tháo hơi bị nhiều chẳng biết có bao nhiêu con ốc được siết đúng cách.