Hạng D
25/6/15
1.038
1.011
113
Tổ trưởng gửi em tờ khai,em im luôn hé hé, nhà 2 chiếc ko mất 3 xị òi ... :3dcuoi:
 
Hạng D
13/5/10
1.064
250
83
48
Vấn đề là tính công bằng chứ không phải là dễ hay khó thu. Lượng xe máy đông đảo hơn hẳn xe oto, xuất hiện trên ngang dọc trên mọi nẻo đường nhưng lại ko chịu các loại phí BOT, phí BTĐB, đăng kiểm định kỳ....

Việc bỏ ko thu phí BTĐB càng cho thấy xe máy là loại PT gần như ko thể quản lý. Nhưng các chính sách phí/thuế hiện nay vô hình chung đang cổ súy sử dụng loại PT kém an toàn này.
 
Hạng C
16/2/11
993
700
93
Nói túm lại là không thu được, nơi được nơi không nên mới bỏ.Người dân thì có người chấp hành, có người cù nhầy, phạt thì chưa có chế tài phạt. Còn đối với oto thì lại dễ, xe nào đến hạn cũng phải đăng kiểm, thì các bác hốt luôn.
 
Hạng C
4/10/09
627
808
93
Nói túm lại là không thu được, nơi được nơi không nên mới bỏ.Người dân thì có người chấp hành, có người cù nhầy, phạt thì chưa có chế tài phạt. Còn đối với oto thì lại dễ, xe nào đến hạn cũng phải đăng kiểm, thì các bác hốt luôn.
Chuẩn bị đăng kiểm xe môtô luôn các bác à, khói thải nữa. hướng là xe trên 20 năm là quăng nhé cở 67, honda dam là tiêu rồi đó, chứ đừng nói chơi xe cổ nữa nhé.
 
Hạng D
25/6/15
1.038
1.011
113
Ý kiến trái chiều về nguồn thu phí bảo trì đường bộ
Trong khi lãnh đạo Sở giao thông Hà Nội và HCM cho rằng, việc ngừng thu phí bảo trì đường bộ với xe máy không ảnh hưởng đến nguồn vốn bảo trì đường sá thì đại diện Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương có quan điểm ngược lại.
Là một thành phố lớn có 4,5 triệu xe máy, Hà Nội cho hay tiền thu phí bảo trì đường bộ với phương tiện này khá khiêm tốn. Năm 2013 chỉ đạt 55 tỷ (đạt 14% kế hoạch), mức thu năm 2014 chỉ đạt 36 tỷ đồng (13%). 6 tháng đầu năm 2015, Hà Nội mới thu được gần 3 tỉ đồng.
Trao đổi với VnExpress, ông Nguyễn Xuân Tân, Phó giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, cho biết, nguồn vốn bảo trì sửa chữa đường sá, cầu cống, hạ tầng xe buýt tại Hà Nội là rất lớn song phần lớn vẫn do ngân sách bỏ ra. Tiền thu được từ phí bảo trì xe máy chiếm tỷ lệ nhỏ. Do đó, nếu ngừng thu phí bảo trì đường bộ với xe máy cũng không ảnh hưởng lớn nguồn vốn mà thành phố vẫn đang phải chi trả.
"Tăng nguồn thu từ phí bảo trì với xe máy thì tốt, song nếu không có nguồn này thì ngân sách thành phố phải chi trả, đây vẫn là tiền do người dân đóng góp", ông Tân nói.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
xe-may-5545-1436421480-2074-1437042661.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Người dân vẫn phải đóng phí bảo trì đường thông qua đóng góp ngân sách địa phương. Ảnh minh họa: Bá Đô.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Lãnh đạo Sở Giao thông Vận tải cho rằng, thời gian qua, việc thu phí bảo trì đường bộ với xe máy không hiệu quả vì nguồn thu ít trong khi nhân lực đi thu phí nhiều. Chế tài xử phạt chưa có nên nhiều người dân không chấp hành đóng phí.
Giám đốc Sở Giao thông Vận tải TP HCM Nguyễn Thành Chung cũng cho biết, nếu ngừng việc thu phí sử dụng đường bộ đối với xe máy cũng không ảnh hưởng đến nguồn duy tu, bảo trì hạ tầng giao thông trên địa bàn. 2-3 năm qua, TP HCM chưa thu nhưng công tác duy tu đường sá vẫn được bảo đảm.
"Nếu không có số tiền thu phí sử dụng đường bộ xe máy thì TP HCM sẽ sử dụng tiền ngân sách để sửa chữa đường. Chỉ cần khoản phí sử dụng đường bộ đối với ôtô được trích lại cho địa phương đúng theo tỷ lệ quy định", ông Chung cho biết.
[BCOLOR=#ffff00]Đề cập nguồn vốn cho bảo trì đường sá tại các địa phương, ông Lê Hoàng Minh, Chánh Văn phòng Quỹ bảo trì đường bộ Trung ương[/BCOLOR], cho biết, tại các địa phương, mỗi năm có khoảng 300.000 km đường từ cấp tỉnh trở xuống cần bảo trì, nhu cầu lớn nhưng kinh phí hiện nay cũng chỉ đáp ứng khoảng 30-40%. Vì thế việc dừng thu phí xe máy sẽ chắc chắn ảnh hưởng đến công tác bảo trì.
Theo ông Minh, phí xe máy không thu về Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương mà các địa phương tự thu và tự chi. Thực tế hiện nay, mặc dù địa phương chủ động thu chi để bảo trì đường bộ nhưng các địa phương đều kêu rất khó khăn. Đặc biệt, TP HCM và TP Hà Nội nói bỏ thu phí xe máy nhưng vẫn có văn bản đề nghị Quỹ hỗ trợ tiền để bảo trì đường. Do đó, địa phương nào dự kiến dừng thu phí bảo trì đường bộ xe máy thì địa phương đấy phải chịu trách nhiệm về con đường được quản lý, ngân sách tỉnh phải bỏ ra để bảo trì đường.
Khi thành lập Quỹ Bảo trì đường bộ, cả nước dự kiến thu khoảng 2.600 tỷ đồng mỗi năm với xe máy nhưng năm 2013 chỉ thu được 520 tỷ đồng, năm 2014, thu khoảng hơn 500 tỷ đồng, đến tháng 6/2015 mới thu được khoảng 180 tỷ đồng (khoảng 7%).
Trước ý kiến của một số địa phương, trong tháng 7, Bộ Giao thông Vận tải sẽ kiến nghị Thủ tướng về việc dừng thu phí đường bộ đối với xe máy. Trong trường hợp dừng thu thì việc hoàn trả lại cho người dân hay không sẽ thuộc trách nhiệm của địa phương. Sau đó Quỹ Bảo trì đường bộ Trung ương cũng như Bộ GTVT sẽ có ý kiến để người nộp phí và cơ quan Nhà nước có sự đồng thuận, đảm bảo sự công bằng cho người dân.
Đoàn Loan - Hữu Công