Hạng D
2/12/03
1.929
4.572
113
Vietnam
Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo chủ đầu tư, các nhà thầu tiếp tục khắc phục khó khăn, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

Ngày 6/3, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng dẫn đầu đoàn công tác Bộ GTVT kiểm tra tình hình thi công dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025 đoạn Cần Thơ - Cà Mau (cao tốc Cần Thơ - Cà Mau). Cùng đi có Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm.

Đoàn công tác của Bộ trưởng trực tiếp kiểm tra hiện trường thi công đoạn Hậu Giang - Cà Mau tại cầu Phó Sinh Cạnh Đền (tỉnh Kiên Giang), nút giao IC5 thuộc đoạn Cần Thơ - Hậu Giang.

Bộ trưởng GTVT: Chậm nhất 31/12/2025 hoàn thành cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo Ban quản lý dự án Mỹ Thuận tiếp tục phối hợp với các địa phương hoàn thành giải phóng mặt bằng trong tháng 3/2024.

Chủ động khắc phục mọi khó khăn

Sau khi nghe các đơn vị báo cáo, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng đánh giá, sau một năm triển khai thi công, dự án đã có nhiều chuyển biến tích cực. Những vấn đề cốt lõi của dự án đã được Ban quản lý dự án Mỹ Thuận, các nhà thầu từng bước tháo gỡ.

Trong bối cảnh khó khăn về nguồn vật liệu cát, nhờ nỗ lực của Bộ GTVT, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ban quản lý dự án... đến nay, các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long đã hỗ trợ, cung cấp cát theo đúng tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

"Theo báo cáo, dự án còn thiếu hơn 3 triệu m3 cát đắp nền. Đây là thách thức cần tiếp tục tháo gỡ để đảm bảo tiến độ", Bộ trưởng nêu.

Nhấn mạnh giải phóng mặt bằng là yếu tố quyết định đến tiến độ, Bộ trưởng đề nghị tỉnh Kiên Giang tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các ngành chức năng giải quyết dứt điểm những vị trí còn vướng trong tháng 3/2024, đặc biệt là tại vị trí cầu Phó Sinh Cạnh Đền, Cái Nhum... bàn giao cho các nhà thầu thi công.

Bộ trưởng GTVT: Chậm nhất 31/12/2025 hoàn thành cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng tặng quà, động viên các công nhân, kỹ sư trên công trường.

Đối với Ban quản lý dự Mỹ Thuận, các nhà thầu, Bộ trưởng chỉ đạo tập trung, quyết liệt triển khai đắp gia tải nền đường đối với các vị trí đất yếu.

"Theo báo cáo, dự án đã đắp nền đường được khoảng 70%, còn khoảng 30% nữa, các nhà thầu cần ưu tiên đắp nền ở những vị trí nền đất yếu trong bối cảnh vật liệu còn thiếu.

Chúng ta có các mốc tháng 6, 8 và đến tháng 10/2024 là phải hoàn thành việc đắp gia tải xử lý nền đất yếu, đảm bảo thời gian gia tải 12 tháng. Sau đó triển khai thi công mặt nền, mới đảm bảo hoàn thành dự án vào cuối năm 2025", Bộ trưởng lưu ý.

Đánh giá vẫn còn một số nhà thầu chưa đảm bảo máy móc, thiết bị theo kế hoạch, Bộ trưởng yêu cầu các đơn vị khẩn trương huy động, tập trung thi công tại những vị trí đường găng. Đồng thời đẩy nhanh tiến độ, hoàn thiện toàn tuyến đường công vụ, phục vụ cho việc vận chuyển thiết bị, máy móc.

Bộ trưởng GTVT: Chậm nhất 31/12/2025 hoàn thành cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Bộ trưởng Bộ GTVT chỉ đạo các nhà thầu phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án sớm nhất có thể.

Hoàn thành dự án sớm nhất có thể

Liên quan những khó khăn về nguồn vật liệu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng chỉ đạo Ban quản lý dự án làm việc với các địa phương có trữ lượng cát sông, hỗ trợ cung cấp 3 triệu m3 còn lại, bao gồm cấp trực tiếp và mua thương mại theo giá Nhà nước quy định.

Cùng đó, tiếp tục phối hợp với Bộ TN&MT, tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh hoàn thành nhanh các thủ tục cấp mỏ cát biển trong tháng 3/2024 để tháng 4/2024 bắt đầu khai thác.
"Các nhà thầu thi công, tư vấn giám sát quyết liệt, thực hiện theo đúng hợp đồng đã ký. Đặc biệt là việc huy động thiết bị, nhân công, đảm bảo thi công nhanh nhất đối với các vị trí đã được bàn giao mặt bằng.

Phấn đấu hoàn thành dự án sớm nhất có thể, chậm nhất là 31/12/2025 phải hoàn thành để đảm bảo toàn tuyến cao tốc Bắc - Nam được đưa vào khai thác, phục vụ người dân", Bộ trưởng chỉ đạo.

Bộ trưởng GTVT: Chậm nhất 31/12/2025 hoàn thành cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

Cao tốc Cần Thơ- Cà Mau đạt 22% tiến độ.

Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận cho biết, sản lượng xây lắp của dự án đến nay đạt hơn 22%, chậm 6,6% theo kế hoạch.

Các nhà thầu hiện đã đào nền đường tuyến chính được khoảng 94%, đắp cát nền đường được hơn 2,5 triệu m3. Riêng đường công vụ đã thi công đắp cát nền đường khoảng 94%. Toàn tuyến có 126 cầu, các nhà thầu đã triển khai thi công được 93 cây, đạt 79%.

Về công tác bàn giao mặt bằng, đến nay các địa phương đã bàn giao hơn 99%. Trong đó, đủ điều kiện thi công khoảng 97%. Vướng mắc lớn nhất hiện nay là đoạn qua tỉnh Kiên Giang còn 22 hộ dân, tương đương với 2km, chưa bàn giao mặt bằng.

Cao tốc Cần Thơ- Cà Mau có chiều dài hơn 110km, tổng mức đầu tư hơn 27.523 tỷ đồng, do Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận làm chủ đầu tư.

Dự án được phân thành hai dự án thành phần gồm: Cần Thơ - Hậu Giang có chiều dài hơn 37km, mức đầu tư hơn 10.370 tỷ đồng; đoạn Hậu Giang - Cà Mau dài hơn 73 km, tổng mức đầu tư hơn 17.152 tỷ đồng.
>>>> Xem thêm:
Hy vọng sẽ hoàn thành đúng dự kiến!
 
Hạng D
1/4/15
1.413
2.559
113
Hiện nay đang đẩy nhanh tốc độ làm cao tốc hàng loạt mà không xem xét đến tình hình vật liệu cát, đá thi công, tình trạng khai thác cát đắp nền làm đường như thế thì sau này người dân lãnh đủ khi phải trả nợ cho các con sông bị sạt lở mất nhà. Thiết kế làm đường giai đoạn rồi miền tây ai cũng thấy việc làm đường mặt đất không hiệu quả bằng đường trên cao, đường mặt đất mặt dù chi phí ban đầu rẻ nhưng kết cấu nền miền tây yếu cứ vài năm là phải bù lún sửa chửa đường, các mố cầu mố cống dốc rất lớn gây mất an toàn với tốc độ cao, ổ gà đầy đường cụ thể là cao tốc gạch sỏi, chưa nói đến một số đoạn người dân xé rào đi ké mất an toàn, nên chuyển sang làm đường trên cao ở miền tây hiệu quả hơn, đã làm thì làm cho đáng, không phải làm cầu vượt các đoạn giao, chi phí bảo dưỡng thấp, không lo trộm cắp thiết bị điện trên cao, ko lo bọn con nít leo cầu vượt ném đá vì cao tốc cao hơn đường, kích thích các ngành xi măng sắt thép đang thừa mứa công suất bù cho việc thiếu cát san lấp, đảm bảo mục tiêu giải ngân đtc cho các bộ ngành.
 
Hạng D
9/8/13
1.294
1.614
113
Hiện nay đang đẩy nhanh tốc độ làm cao tốc hàng loạt mà không xem xét đến tình hình vật liệu cát, đá thi công, tình trạng khai thác cát đắp nền làm đường như thế thì sau này người dân lãnh đủ khi phải trả nợ cho các con sông bị sạt lở mất nhà. Thiết kế làm đường giai đoạn rồi miền tây ai cũng thấy việc làm đường mặt đất không hiệu quả bằng đường trên cao, đường mặt đất mặt dù chi phí ban đầu rẻ nhưng kết cấu nền miền tây yếu cứ vài năm là phải bù lún sửa chửa đường, các mố cầu mố cống dốc rất lớn gây mất an toàn với tốc độ cao, ổ gà đầy đường cụ thể là cao tốc gạch sỏi, chưa nói đến một số đoạn người dân xé rào đi ké mất an toàn, nên chuyển sang làm đường trên cao ở miền tây hiệu quả hơn, đã làm thì làm cho đáng, không phải làm cầu vượt các đoạn giao, chi phí bảo dưỡng thấp, không lo trộm cắp thiết bị điện trên cao, ko lo bọn con nít leo cầu vượt ném đá vì cao tốc cao hơn đường, kích thích các ngành xi măng sắt thép đang thừa mứa công suất bù cho việc thiếu cát san lấp, đảm bảo mục tiêu giải ngân đtc cho các bộ ngành.
chi phí làm trên cao rất tốn kém, 1km trên cao chắc bằng 3-4 km dưới đất, nên sau khi cân nhắc nhà nước đã điều chỉnh dưới đất, ví dụ cần thơ cà mau 120km thì chi phí trên cao bằng 360 km dưới đất, nên chọn p/a dưới đất để dồn lực cho tuyến khác
 
Hạng D
16/11/20
3.023
9.666
113
38
Cái Bộ bất ổn, điển hình cho kiểu "bất lực", trên bảo dưới không nghe, toàn dự án trọng điểm bị delay, thiết kế bất hợp lý gây nhiều ảnh hưởng/tai nạn nghiêm trọng nhưng toàn "lỗi khách quan", chưa bao giờ thấy chịu trách nhiệm cá nhân/tổ chức gây nên những sự bất cập này.
 
9/7/20
882
1.253
93
28
Hiện nay đang đẩy nhanh tốc độ làm cao tốc hàng loạt mà không xem xét đến tình hình vật liệu cát, đá thi công, tình trạng khai thác cát đắp nền làm đường như thế thì sau này người dân lãnh đủ khi phải trả nợ cho các con sông bị sạt lở mất nhà. Thiết kế làm đường giai đoạn rồi miền tây ai cũng thấy việc làm đường mặt đất không hiệu quả bằng đường trên cao, đường mặt đất mặt dù chi phí ban đầu rẻ nhưng kết cấu nền miền tây yếu cứ vài năm là phải bù lún sửa chửa đường, các mố cầu mố cống dốc rất lớn gây mất an toàn với tốc độ cao, ổ gà đầy đường cụ thể là cao tốc gạch sỏi, chưa nói đến một số đoạn người dân xé rào đi ké mất an toàn, nên chuyển sang làm đường trên cao ở miền tây hiệu quả hơn, đã làm thì làm cho đáng, không phải làm cầu vượt các đoạn giao, chi phí bảo dưỡng thấp, không lo trộm cắp thiết bị điện trên cao, ko lo bọn con nít leo cầu vượt ném đá vì cao tốc cao hơn đường, kích thích các ngành xi măng sắt thép đang thừa mứa công suất bù cho việc thiếu cát san lấp, đảm bảo mục tiêu giải ngân đtc cho các bộ ngành.
Nói thì dễ lắm, tiền như lá mít hay sao đường dưới đất chưa có đòi làm trên cao.
Tôi thấy cấp thiết nhất giờ là làm đường, chạy 5-60km cũng là quá hạnh phúc so với việc chen lấn, bò ngoài quốc lộ với xe máy rồi.

còn ổ voi ổ gà, cao thấp gì tính sau. Sau đó sửa hoặc mở tiếp đường mới thì tính tiếp. Nhu cầu bây giờ là phải có đường cái đã, giờ chưa có mà đi, còn đòi hỏi
 
Hạng D
1/4/15
1.413
2.559
113
Nói thì dễ lắm, tiền như lá mít hay sao đường dưới đất chưa có đòi làm trên cao.
Tôi thấy cấp thiết nhất giờ là làm đường, chạy 5-60km cũng là quá hạnh phúc so với việc chen lấn, bò ngoài quốc lộ với xe máy rồi.

còn ổ voi ổ gà, cao thấp gì tính sau. Sau đó sửa hoặc mở tiếp đường mới thì tính tiếp. Nhu cầu bây giờ là phải có đường cái đã, giờ chưa có mà đi, còn đòi hỏi
Làm cao tốc mục tiêu là đi nhanh, tăng lưu thông hàng hoá đặc biệt là nông sản nhanh hỏng, còn đi chậm thì tàn tàn quốc lộ mà đi, muốn đi chậm mà còn sợ đông đúc gì nữa, cao tốc thường dùng vốn công tư có thu phí chứ ko phải nn gánh hết, bác ko thấy cao tốc trung lương nó thu khủng á đến nổi cđt nó gian lận giờ ko thu xe tải nó lên đó bò bác cảm giác đi cao tốc như vậy là hợp lý chăng, tiền bỏ ra 1 lần duy tu nó rẻ, còn hơn làm chẳng ra gì năm nào cũng sửa, chưa chắc cái nào rẻ hơn, mà hiệu quả thì kém hẳn, chưa nói đến tình trạng thiếu hụt cát san nền hiện nay.