Trong những vụ như thế này thì chỉ cần 1 chi tiết nhỏ cũng có thể làm cho bản chất sự việc khác đi. Vì vậy, phải biết rõ tất cả nội dung chi tiết rồi đối chiếu với quy định pháp luật thì mới có sự phân tích chính xác được.
Do đó, em chỉ chia sẻ những quy định pháp luật để anh chủ tự đánh giá xem mình nên làm như thế nào.
1. Về số tiền bồi thường.
trường hợp này thuộc phạm vi quy định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nguyên tắc là phải bồi thường toàn bộ thiệt hại thực tế xảy ra, bao gồm: chi phí khám chữa bệnh; khoản mất thu nhập của nạn nhân và người chăm sóc nạn nhân; thiệt hại về sức khoẻ, tinh thần.
Do đó, nếu như các anh đóng đinh số tiền bồi thường là 150tr hay 300tr thì đều không chính xác. Phải căn cứ vào thiệt hại thực tế chứng minh được để đưa ra mức bồi thường. Mức bồi thường cũng không gói gọn trong phạm vi giá trị xe hoặc giá trị bồi thường của hợp đồng bảo hiểm. Như em đã nói bên trên, cứ bên bị thiệt hai chứng minh thiệt hại bao nhiêu thì bên gây thiệt hại phải đền bấy nhiêu.
2. Ai là người phải chịu trách nhiệm bồi thường?
Các anh nên phân biệt giữa trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
- Trách nhiệm hình sự trong trường hợp này (nếu có) là trách nhiệm của tài xế. Lưu ý là sẽ không áp dụng Luật giao thông đường bộ vì tai nạn xảy ra trong bến xe nên không thuộc phạm vi của Luật Giao thông đường bộ.
Để xác định tài xế có phải chịu trách nhiệm hình sự hay không thì ngoài việc xem xét lỗi của tài xế còn phải xem xét người nhà của anh chủ có lỗi trong việc dẫn đến tai nạn hay không? chẳng hạn như vị trí xảy ra tai nạn có được phép đi bộ hay không?
- Về trách nhiệm dân sự:
Mặc dù tài xế là người lái xe gây ra thiệt hại cho nạn nhân nhưng trách nhiệm bồi thường thuộc về chủ phương tiện. Bởi lẽ, phương tiện gây ra tai nạn là xe cơ giới. Luật quy định xe cơ giới là nguồn nguy hiểm cao độ. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thiệt hại.
Vậy, để quyết định là thoả thuận hay khởi kiện thì anh chủ phải là người đánh giá và quyết định tuỳ thuộc vào sự thiện chí của các bên. Anh có thể hình dung việc thương lượng cũng giống như đi chợ. Một bên đòi giá cao, một bên đòi giá thấp. Nếu 2 bên có thiện chí thì lên xuống cho đến điểm gặp nhau. Nếu không thương lượng được thì không còn cách nào khác là ra toà.
Trong trường hợp phải ra toà thì chắc chắn là thời gian giải quyết sẽ kéo dài, nhiều khi mất 1-2 năm vì phải qua 2 cấp xét xử và thi hành án.
Anh chủ cũng đừng lo là bên Phương Trang lấy xe ra được thì anh sẽ khó đòi bồi thường. Bởi lẽ, Phương Trang là doanh nghiệp lớn, nếu toà án buộc họ bồi thường thì họ phải thực hiện bằng tài sản của họ chứ không phải là thực hiện bồi thường bằng việc bán chiếc xe đó.