Nhìn theo não trạng phân biệt vùng miền thì "Tại nhà nước xử ép, không phát triển giao thông nên kinh tế phía nam chậm đà phát triển".
Nhìn theo cách khác thì "Vì nhà nước thấy nơi nào thuận tiện phát triển đầu tư công nghiệp thì người ta rót vốn để phát triển giao thông".
1 hiện tượng 2 cách nhìn. Chọn cách nào là tùy vào trình độ và tầm vóc bản thân.
Còn mặc kệ cách nào, ở đâu có tiềm năng tăng giá thì xuống tiền, là cách làm của nhà đầu tư BĐS chân chính
Nói tào lao không dẫn chứng không số liệu.
Nền sx công nghiệp ở phía Nam đã phát triển từ rất lâu với các nhà máy dệt may, sản xuất F&B từ hơn 10 năm trước. Các khu CN phía nam là thủ phủ sản xuất hàng dệt may xuất khẩu cho đến tận bây giờ. Ngay cả khi có vốn đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng thì tính 5 năm gần đây từ năm 2014 đến 2018 vốn FDI sản xuất của cả khu miền Bắc trội hơn hẳn trong cả năm 2014, 2016, 2017 là những năm có đầu tư từ Samsung nhưng 2015, 2018 thì miền nam vẫn trội hơn với tổng số vốn FDI vượt hơn 65% so với cả nước.
Như vậy tích lũy đầu tư FDI sản xuất công nghiệp khu vực miền Nam cho đến bây giờ vẫn còn rất lớn, tức có 1 lượng lớn nhà máy từ phía nam và cần giải quyết bài toán cơ sở hạ tầng để có tiếp tục đóng góp ngân sách. Còn câu chuyện miền bắc là nơi thuận tiện để phát triển CN hay không thì đừng phát biểu linh tinh vì thu hút được vốn lớn như Samsung còn là sự "linh động" từ UBND các tỉnh thành, nếu tính tất cả ưu đãi Bắc Ninh đưa cho Samsung thì sẽ thấy nó rất khủng khiếp (và nó ở trên báo chẳng cần tìm đâu xa), đó là sự hy sinh quyền lợi để đổi chác đầu tư chứ không hoàn toàn liên quan đến tiềm năng trong tương lai xa.