Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
11/12/11
253
224
43
Trước giờ làm gì có ai gửi bank mà mất $ đâu mà rủi ro các bác, dù bất kỳ bank nào mất thanh khoản thì ngân hàng nhà nước sẽ bơm vào hỗ trợ ngay lập tức. Những thông tin về việc cho phá sản ngân hàng chỉ là lợi ích nhóm của nhóm bank lớn thôi tung tin ra thôi.
Còn ở nước mình thì không bao giờ nhà nước cho bất kỳ bank nào phá sản đâu mà lo, ít nhất trong giai đoạn của chính phủ mới này.
Vấn đề là lúc bác gửi tiền thì thủ tục để bác rút tiền ra rất khó, vì tất cả các tài khoản của ngân hàng sẽ bị phong tỏa để nhà nước kiểm tra, khó rút tiền ra được. Các bác nên lưu ý vấn đề này nhé. Đừng thấy lãi suất cao mà ham. :)))
 
  • Like
Reactions: chicong16 and pheo@
Hạng B2
28/5/14
166
176
53
Coi chừng lầm to. Thèn SCB này hoàn toàn khác với thèn sacombank nha bác.
phèo chưa biết dzìa thèn SCB, còn thèn sacombank thì biết khá rỏ.

Túm lại phèo thấy bank nhà nước thì yên tâm hơn...
https://scb.com.vn/
có vàng bác ạ.
Với lại thằng này thì khá ổn, nó sát nhập 3 ngân hàng SCB, Trust Bank và Đệ Nhất hồi năm 2010-2011.
 
  • Like
Reactions: pheo@
Hạng D
15/7/09
1.087
285
83
TP.HCM
SCB khá ổn, rút khỏi đất thời điểm này cũng tốt nhưng nếu đầu tư vào kênh khác như sx, du lich,.... sẽ ổn hơn bank. Rút trể quá khả năng thanh khoản sẽ giảm dần đến khi BÙM. chu kì 2008 lặp lại sau 10 năm.
 
Tập Lái
26/8/14
8
421
48
Em theo dõi chuyên mục này đã lâu, tiếp nhận được khá nhiều thông tin bổ ích từ các bác nhưng nói thật là để có thể lựa chọn được miếng đất định cư nơi Sài thành này đối với em điều đó là rất và quá khó trong thời điểm hiện tại, bởi lẽ đấy là số tiền tiết kiệm của mẹ (ko nhiều nên khó mua), mục đích là mua 1 miếng đất nền để dành mai mốt xây nhà, cưới vợ, ở quê thấy giá đất SG cứ lên liên tục cũng hối e mua gấp (có vay mượn thêm) kẻo giá lên nữa thì ko tới lúc có vay mượn cũng ko mua nổi, riêng em lại thấy thời điểm bây giờ lại khá nhạy cảm để làm liều như vậy. Tham khảo ở các bài viết trên diễn đàn mình cũng nhiều, nhưng luôn có những luồng ý kiến trái chiều, vậy nên hôm nay em xin phép hỏi trực tiếp ý kiến của các bác về việc có nên dốc hết tài sản tích cóp và vay mượn thêm để mua 1 mảnh đất nền ở Q9 (tương lai để ở) hay ko? Mong nhận được sự góp ý thật tình từ các bác :3dgoidien:

Thật lòng mà nói thì rất khó để góp ý cho bác nên thế này hay nên thế kia... vì nền tảng tài chính của mỗi người mỗi khác, kinh nghiệm, va chạm, mức độ am hiểu thị trường cũng khác rất nhiều, khả năng chịu trận khi bị những cơn sóng vùi dập, ngã xuống rồi lại đứng lên càng khác nhau xa nữa. Chỉ xin đưa ra những đánh giá su thế của thị trường tại thời điểm hiện tại còn hành động như thế nào thì hoàn toàn phụ thuộc vào bác.

Thị trường BĐS gắn liền với sức khỏe của nền kinh tế. Việt Nam hiện nay nổi lên là một trong những nơi sản xuất lớn của thế giới. Những hiệp định thương mại song phương đã giúp Việt Nam hội nhập rộng và sâu với kinh tế thế giới. Kinh tế trong nước sẽ chịu tác động từ phía bên ngoài và vấn đề nội tại phía bên trong.

Xét yếu tố bên ngoài, cuộc đại khủng hoảng năm 2008 được đánh giá là hàng trăm năm mới có một lần về quy mô, tầm ảnh hưởng và mức độ thiệt hại. Không dễ gì mà lặp lại một cuộc khủng hoảng tương tự như vậy trong trung hạn phía trước.

Xét yếu tố bên trong, hiện nay vấn đề mà nhiều nhà đầu tư BĐS lo ngại nhất là lãi suất tăng cao. Một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến lãi suất tăng cao là lạm phát tăng cao. Rõ ràng trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, lạm phát tăng cao do giá dầu tăng cao vì đây là nguyên liệu đầu vào chủ chốt của nền kinh tế, khiến cho đầu ra thành phẩm của nền kinh tế tăng giá theo, đẩy lạm phát tăng cao.

Ngày nay với công nghệ dầu đá phiến bùng nổ ở Mỹ thì trong trung hạn phía trước giá dầu khó lòng tăng đột biến như giai đoạn khủng hoảng trước đây. Cơ sở hạ tầng cũng tốt hơn trước rất nhiều, gần 1000 km đường cao tốc đã hoàn thành, hệ thống cảng biển lớn được đưa vào sử dụng... khả năng hấp thụ lượng vốn lớn không còn gây áp lực nhiều lên lạm phát. Do đó cửa tăng cho lãi suất là không nhiều.

Một yếu tố khác không thể bỏ qua đó là những chính sách điều hành của nhà nước đối với thị trường BĐS. Gần đây nhất là siết tín dụng đối dòng sản phẩm căn hộ cao cấp. Ngay lập tức khiến cho giao dịch dòng sàn phẩm này chững lại. Tuy nhiên khả năng giảm giá là không nhiều. Đối với một đất nước mà tầng lớp trung lưu đang bùng nổ như Việt Nam thì chỉ cần 1, 2 năm sau nguồn cầu tích lũy thì giá nó lại tăng trở lại.

Đối với thị trường đất nền, sẽ có 2 nhu cầu phổ biến là nhu cầu để ở và nhu cầu để đầu tư (đầu cơ). Sắp tới đây, khả năng rất lớn là nhà nước sẽ có những chính sách đánh vào giới đầu cơ đất nền, những BĐS mà chưa có cơ sở hạ tầng gì, chỉ tăng giá theo dạng tát nước theo mưa sẽ chịu áp lực giảm giá lớn. Còn những dự án đá có cơ sở hạ tầng, đông dân cư thì chỉ chững lại thôi, khả năng giảm giá là không nhiều vì nhu cầu để ở của người dân vẫn là rất lớn chỉ là giá tăng vượt quá sức mua hiện tại mà thôi.

Khi xưa quy mô nền kinh tế còn nhỏ, nguồn lực trong xã hội không nhiều nhưng ngày nay thì khác xa rồi. BĐS ở TPHCM không chỉ dành cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn mà họ phải cạnh tranh với các dòng tiền nhàn dỗi ở khắp mọi miền đất nước cộng thêm yếu tố ngoài nước như kiều hối hay FDI, là thỏi nam châm hút các nguồn lực mọi nơi đổ về. Vì nơi đây là đầu tàu của nền kinh tế nước nhà, là nơi tập trung của nhiều thành phần ưu tú nhất trong xã hội. Trong khi nền kinh tế của cả nước còn đầy khó khăn thì riêng tại TPHCM vẫn vô cùng sôi động.

Chốt lại với bác, nếu em là bác em sẽ áp dụng quy tắc tài chính 7-3. 7 phần của ta và 3 phần đi mượn. Xa trung tâm một tí cũng được, nhà nhỏ một chút cũng không sao nhưng là nơi có nhu cầu ở thực, dân cư đã bắt đầu sôm tụ. Trong trường hợp giá đất còn tăng thì nó sẽ gánh một phần tăng giá cho bác. Bác lập gia đình thì 2 vợ chồng chung vai gánh vác trả nợ mấy hồi rồi dịch chuyển vào gần trung tâm sau, còn lấy phải cô vợ tiêu sản thì thôi nhé, không bàn tới. Bác còn may mán khi có gia đình trợ giúp, phải đương đầu với khó khăn mới làm nên bản lĩnh. Thấy nhiều mợ trên này cũng chinh chiến ngang dọc đất Sài Gòn, bản lĩnh cũng không kém cánh đàn ông chút nào.

Để cho bác vững tâm hơn, từ bảng thống kê tuyệt vời của bác DTZ, tuy là một trường hợp đơn lẻ nhưng nó phản ánh tương đối sát thực tế với thị trường BĐS tổng quát trong giai đoạn trung và dài hạn vừa qua, xét trên khía cạnh đầu tư dài hạn đối với người không phải là nhà đầu tư BĐS chuyên nghiệp, xin chia sẻ với bác chút lý thuyết tương quan giữa tiền và BĐS, tuy gọi là lý thuyết nhưng trong thực tế cuộc sống, kinh tế thị trường vận hành cũng giống như vậy:

Giả sử ban đầu, anh A có 100k tiền mặt. Tổng giá trị có khả năng thanh toán trên thị trường bây giờ là 100k.

Anh A, đem số tiền này gửi vào ngân hàng, ngân hàng đưa lại cho anh A một cái thẻ tín dụng có hạn mức thanh toán là 100k. Thông thường ngân hàng chỉ giữ lại 10% lượng tiền mặt, và sẽ đem cho vay 90k kia.

Bây giờ, anh B không có tiền nhưng anh B có đất. Anh B cần tiền làm ăn nên đem đất của mình thế chấp vô ngân hàng và vay 90k tiền mặt.

Như vậy, tổng giá trị có khả năng thanh toán trên thị trường bây giờ là 190k. Và cứ như thế tiền được sinh ra theo cấp số nhân. Tài sản thế chấp kia là bất kỳ cái gì có giá trị chao đổi trên thị trường, kể cả những thứ phi vật chất như các ứng dụng phần mềm, website, thương mại điện tử v..v.. Xét ở một khía cạnh nào đó, số tiền ghi trong sổ sách, máy tính của các ngân hàng là một số tiền ảo. Ví dụ GDP của nước Mỹ năm 2016 là khoảng 18k tỷ usd. Nếu in số tiền này ra giấy thì diện tích của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cộng lại cũng không đủ để cất giữ lượng tiền mặt siêu khổng lồ này. Tiền thì vô hạn nhưng đất đai thì hữu hạn.

Nhân tiện đây bác nào chuyên về tài chính tiền tệ cho thêm vài cơ chế tiền được sinh ra như thế nào trong dòng chảy của nền kinh tế để anh em cùng chém.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
30/11/15
178
2.027
93
Thật lòng mà nói thì rất khó để góp ý cho bác nên thế này hay nên thế kia... vì nền tảng tài chính của mỗi người mỗi khác, kinh nghiệm, va chạm, mức độ am hiểu thị trường cũng khác rất nhiều, khả năng chịu trận khi bị những cơn sóng vùi dập, ngã xuống rồi lại đứng lên càng khác nhau xa nữa. Chỉ xin đưa ra những đánh giá su thế của thị trường tại thời điểm hiện tại còn hành động như thế nào thì hoàn toàn phụ thuộc vào bác.

Thị trường BĐS gắn liền với sức khỏe của nền kinh tế. Việt Nam hiện nay nổi lên là một trong những nơi sản xuất lớn của thế giới. Những hiệp định thương mại song phương đã giúp Việt Nam hội nhập rộng và sâu với kinh tế thế giới. Kinh tế trong nước sẽ chịu tác động từ phía bên ngoài và vấn đề nội tại phía bên trong.

Xét yếu tố bên ngoài, cuộc đại khủng hoảng năm 2008 được đánh giá là hàng trăm năm mới có một lần về quy mô, tầm ảnh hưởng và mức độ thiệt hại. Không dễ gì mà lặp lại một cuộc khủng hoảng tương tự như vậy trong trung hạn phía trước.

Xét yếu tố bên trong, hiện nay vấn đề mà nhiều nhà đầu tư BĐS lo ngại nhất là lãi suất tăng cao. Một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến lãi suất tăng cao là lạm phát tăng cao. Rõ ràng trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, lạm phát tăng cao do giá dầu tăng cao vì đây là nguyên liệu đầu vào chủ chốt của nền kinh tế, khiến cho đầu ra thành phẩm của nền kinh tế tăng giá theo, đẩy lạm phát tăng cao.

Ngày nay với công nghệ dầu đá phiến bùng nổ ở Mỹ thì trong trung hạn phía trước giá dầu khó lòng tăng đột biến như giai đoạn khủng hoảng trước đây. Cơ sở hạ tầng cũng tốt hơn trước rất nhiều, gần 1000 km đường cao tốc đã hoàn thành, hệ thống cảng biển lớn được đưa vào sử dụng... khả năng hấp thụ lượng vốn lớn không còn gây áp lực nhiều lên lạm phát. Do đó cửa tăng cho lãi suất là không nhiều.

Một yếu tố khác không thể bỏ qua đó là những chính sách điều hành của nhà nước đối với thị trường BĐS. Gần đây nhất là siết tín dụng đối dòng sản phẩm căn hộ cao cấp. Ngay lập tức khiến cho giao dịch dòng sàn phẩm này chững lại. Tuy nhiên khả năng giảm giá là không nhiều. Đối với một đất nước mà tầng lớp trung lưu đang bùng nổ như Việt Nam thì chỉ cần 1, 2 năm sau nguồn cầu tích lũy thì giá nó lại tăng trở lại.

Đối với thị trường đất nền, sẽ có 2 nhu cầu phổ biến là nhu cầu để ở và nhu cầu để đầu tư (đầu cơ). Sắp tới đây, khả năng rất lớn là nhà nước sẽ có những chính sách đánh vào giới đầu cơ đất nền, những BĐS mà chưa có cơ sở hạ tầng gì, chỉ tăng giá theo dạng tát nước theo mưa sẽ chịu áp lực giảm giá lớn. Còn những dự án đá có cơ sở hạ tầng, đông dân cư thì chỉ chững lại thôi, khả năng giảm giá là không nhiều vì nhu cầu để ở của người dân vẫn là rất lớn chỉ là giá tăng vượt quá sức mua hiện tại mà thôi.

Khi xưa quy mô nền kinh tế còn nhỏ, nguồn lực trong xã hội không nhiều nhưng ngày nay thì khác xa rồi. BĐS ở TPHCM không chỉ dành cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn mà họ phải cạnh tranh với các dòng tiền nhàn dỗi ở khắp mọi miền đất nước, là thỏi nam châm hút các nguồn lực mọi nơi đổ về. Vì nơi đây là đầu tàu của nền kinh tế nước nhà, là nơi tập trung của nhiều thành phần ưu tú nhất trong xã hội. Trong khi nền kinh tế của cả nước còn đầy khó khăn thì riêng tại TPHCM vẫn vô cùng sôi động.

Chốt lại với bác, nếu em là bác em sẽ áp dụng quy tắc tài chính 7-3. 7 phần của ta và 3 phần đi mượn. Xa trung tâm một tí cũng được, nhà nhỏ một chút cũng không sao nhưng là nơi có nhu cầu ở thực, dân cư đã bắt đầu sôm tụ. Trong trường hợp giá đất còn tăng thì nó sẽ gánh một phần tăng giá cho bác. Bác lập gia đình thì 2 vợ chồng chung vai gánh vác trả nợ mấy hồi rồi dịch chuyển vào gần trung tâm sau, còn lấy phải cô vợ tiêu sản thì thôi nhé, không bàn tới.

Để cho bác vững tâm hơn, từ bảng thống kê tuyệt vời của bác DTZ, tuy là một trường hợp đơn lẻ nhưng nó phản ánh tương đối sát thực tế với thị trường BĐS tổng quát trong giai đoạn trung và dài hạn vừa qua, xét trên khía cạnh đầu tư dài hạn đối với người không phải là nhà đầu tư BĐS chuyên nghiệp, xin chia sẻ với bác chút lý thuyết tương quan giữa tiền và BĐS, tuy gọi là lý thuyết nhưng trong thực tế cuộc sống, kinh tế thị trường vận hành cũng giống như vậy:

Giả sử ban đầu, anh A có 100k tiền mặt. Tổng giá trị có khả năng thanh toán trên thị trường bây giờ là 100k.

Anh A, đem số tiền này gửi vào ngân hàng, ngân hàng đưa lại cho anh A một cái thẻ tín dụng có hạn mức thanh toán là 100k. Thông thường ngân hàng chỉ giữ lại 10% lượng tiền mặt, và sẽ đem cho vay 90k kia.

Bây giờ, anh B không có tiền nhưng anh B có đất. Anh B cần tiền làm ăn nên đem đất của mình thế chấp vô ngân hàng và vay 90k tiền mặt.

Như vậy, tổng giá trị có khả năng thanh toán trên thị trường bây giờ là 190k. Và cứ như thế tiền được sinh ra theo cấp số nhân. Tài sản thế chấp kia là bất kỳ cái gì có giá trị chao đổi trên thị trường, kể cả những thứ phi vật chất như các ứng dụng phần mềm, website, thương mại điện tử v..v.. Xét ở một khía cạnh nào đó, số tiền ghi trong sổ sách, máy tính của các ngân hàng là một số tiền ảo. Ví dụ GDP của nước Mỹ năm 2016 là khoảng 18k tỷ usd. Nếu in số tiền này ra giấy thì diện tích của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cộng lại cũng không đủ để cất giữ lượng tiền mặt siêu khổng lồ này. Tiền thì vô hạn nhưng đất đai thì hữu hạn.

Nhân tiện đây bác nào chuyên về tài chính tiền tệ cho thêm vài cơ chế tiền được sinh ra như thế nào trong dòng chảy của nền kinh tế để anh em cùng chém.
Chưa đọc nhưng thấy bài của bác là bấm like, để tí rảnh đọc ;)
 
Hạng B2
7/10/15
167
479
63
Thật lòng mà nói thì rất khó để góp ý cho bác nên thế này hay nên thế kia... vì nền tảng tài chính của mỗi người mỗi khác, kinh nghiệm, va chạm, mức độ am hiểu thị trường cũng khác rất nhiều, khả năng chịu trận khi bị những cơn sóng vùi dập, ngã xuống rồi lại đứng lên càng khác nhau xa nữa. Chỉ xin đưa ra những đánh giá su thế của thị trường tại thời điểm hiện tại còn hành động như thế nào thì hoàn toàn phụ thuộc vào bác.

Thị trường BĐS gắn liền với sức khỏe của nền kinh tế. Việt Nam hiện nay nổi lên là một trong những nơi sản xuất lớn của thế giới. Những hiệp định thương mại song phương đã giúp Việt Nam hội nhập rộng và sâu với kinh tế thế giới. Kinh tế trong nước sẽ chịu tác động từ phía bên ngoài và vấn đề nội tại phía bên trong.

Xét yếu tố bên ngoài, cuộc đại khủng hoảng năm 2008 được đánh giá là hàng trăm năm mới có một lần về quy mô, tầm ảnh hưởng và mức độ thiệt hại. Không dễ gì mà lặp lại một cuộc khủng hoảng tương tự như vậy trong trung hạn phía trước.

Xét yếu tố bên trong, hiện nay vấn đề mà nhiều nhà đầu tư BĐS lo ngại nhất là lãi suất tăng cao. Một trong những nguyên nhân trực tiếp khiến lãi suất tăng cao là lạm phát tăng cao. Rõ ràng trong giai đoạn khủng hoảng vừa qua, lạm phát tăng cao do giá dầu tăng cao vì đây là nguyên liệu đầu vào chủ chốt của nền kinh tế, khiến cho đầu ra thành phẩm của nền kinh tế tăng giá theo, đẩy lạm phát tăng cao.

Ngày nay với công nghệ dầu đá phiến bùng nổ ở Mỹ thì trong trung hạn phía trước giá dầu khó lòng tăng đột biến như giai đoạn khủng hoảng trước đây. Cơ sở hạ tầng cũng tốt hơn trước rất nhiều, gần 1000 km đường cao tốc đã hoàn thành, hệ thống cảng biển lớn được đưa vào sử dụng... khả năng hấp thụ lượng vốn lớn không còn gây áp lực nhiều lên lạm phát. Do đó cửa tăng cho lãi suất là không nhiều.

Một yếu tố khác không thể bỏ qua đó là những chính sách điều hành của nhà nước đối với thị trường BĐS. Gần đây nhất là siết tín dụng đối dòng sản phẩm căn hộ cao cấp. Ngay lập tức khiến cho giao dịch dòng sàn phẩm này chững lại. Tuy nhiên khả năng giảm giá là không nhiều. Đối với một đất nước mà tầng lớp trung lưu đang bùng nổ như Việt Nam thì chỉ cần 1, 2 năm sau nguồn cầu tích lũy thì giá nó lại tăng trở lại.

Đối với thị trường đất nền, sẽ có 2 nhu cầu phổ biến là nhu cầu để ở và nhu cầu để đầu tư (đầu cơ). Sắp tới đây, khả năng rất lớn là nhà nước sẽ có những chính sách đánh vào giới đầu cơ đất nền, những BĐS mà chưa có cơ sở hạ tầng gì, chỉ tăng giá theo dạng tát nước theo mưa sẽ chịu áp lực giảm giá lớn. Còn những dự án đá có cơ sở hạ tầng, đông dân cư thì chỉ chững lại thôi, khả năng giảm giá là không nhiều vì nhu cầu để ở của người dân vẫn là rất lớn chỉ là giá tăng vượt quá sức mua hiện tại mà thôi.

Khi xưa quy mô nền kinh tế còn nhỏ, nguồn lực trong xã hội không nhiều nhưng ngày nay thì khác xa rồi. BĐS ở TPHCM không chỉ dành cho người dân và doanh nghiệp trên địa bàn mà họ phải cạnh tranh với các dòng tiền nhàn dỗi ở khắp mọi miền đất nước, là thỏi nam châm hút các nguồn lực mọi nơi đổ về. Vì nơi đây là đầu tàu của nền kinh tế nước nhà, là nơi tập trung của nhiều thành phần ưu tú nhất trong xã hội. Trong khi nền kinh tế của cả nước còn đầy khó khăn thì riêng tại TPHCM vẫn vô cùng sôi động.

Chốt lại với bác, nếu em là bác em sẽ áp dụng quy tắc tài chính 7-3. 7 phần của ta và 3 phần đi mượn. Xa trung tâm một tí cũng được, nhà nhỏ một chút cũng không sao nhưng là nơi có nhu cầu ở thực, dân cư đã bắt đầu sôm tụ. Trong trường hợp giá đất còn tăng thì nó sẽ gánh một phần tăng giá cho bác. Bác lập gia đình thì 2 vợ chồng chung vai gánh vác trả nợ mấy hồi rồi dịch chuyển vào gần trung tâm sau, còn lấy phải cô vợ tiêu sản thì thôi nhé, không bàn tới.

Để cho bác vững tâm hơn, từ bảng thống kê tuyệt vời của bác DTZ, tuy là một trường hợp đơn lẻ nhưng nó phản ánh tương đối sát thực tế với thị trường BĐS tổng quát trong giai đoạn trung và dài hạn vừa qua, xét trên khía cạnh đầu tư dài hạn đối với người không phải là nhà đầu tư BĐS chuyên nghiệp, xin chia sẻ với bác chút lý thuyết tương quan giữa tiền và BĐS, tuy gọi là lý thuyết nhưng trong thực tế cuộc sống, kinh tế thị trường vận hành cũng giống như vậy:

Giả sử ban đầu, anh A có 100k tiền mặt. Tổng giá trị có khả năng thanh toán trên thị trường bây giờ là 100k.

Anh A, đem số tiền này gửi vào ngân hàng, ngân hàng đưa lại cho anh A một cái thẻ tín dụng có hạn mức thanh toán là 100k. Thông thường ngân hàng chỉ giữ lại 10% lượng tiền mặt, và sẽ đem cho vay 90k kia.

Bây giờ, anh B không có tiền nhưng anh B có đất. Anh B cần tiền làm ăn nên đem đất của mình thế chấp vô ngân hàng và vay 90k tiền mặt.

Như vậy, tổng giá trị có khả năng thanh toán trên thị trường bây giờ là 190k. Và cứ như thế tiền được sinh ra theo cấp số nhân. Tài sản thế chấp kia là bất kỳ cái gì có giá trị chao đổi trên thị trường, kể cả những thứ phi vật chất như các ứng dụng phần mềm, website, thương mại điện tử v..v.. Xét ở một khía cạnh nào đó, số tiền ghi trong sổ sách, máy tính của các ngân hàng là một số tiền ảo. Ví dụ GDP của nước Mỹ năm 2016 là khoảng 18k tỷ usd. Nếu in số tiền này ra giấy thì diện tích của Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ cộng lại cũng không đủ để cất giữ lượng tiền mặt siêu khổng lồ này. Tiền thì vô hạn nhưng đất đai thì hữu hạn.

Nhân tiện đây bác nào chuyên về tài chính tiền tệ cho thêm vài cơ chế tiền được sinh ra như thế nào trong dòng chảy của nền kinh tế để anh em cùng chém.
Em cũng nhiều lần thắc mắc về multiplier effect như bác đề cập. Tiền trên sổ thì nhiều đấy, nhưng nếu ai cũng rút ra thì bể hụi.
 
12/10/07
2.601
10.462
113
Coi chừng lầm to. Thèn SCB này hoàn toàn khác với thèn sacombank nha bác.
phèo chưa biết dzìa thèn SCB, còn thèn sacombank thì biết khá rỏ.

Túm lại phèo thấy bank nhà nước thì yên tâm hơn...
Sacombank có phốt gì không bác Phèo? Mình có cái sổ ở đó mà nghe bác nói lại hơi lo lo
 
Tập Lái
4/2/16
32
1.641
93
54
Trước giờ em không mua vàng nên không nắm giá, xưa có cái nhẫn cưới 1 chỉ mà cũng cất luôn rồi
Vậy để mình đưa bác một vài dẫn chứng để bác lập bảng phân tích với bác so giá đất với giá vàng nè
Năm 2000 giá vàng khoảng 4,x - 5 triệu một lương sjc. Cho là 5 tr cho dễ tính đi thì 1 tỉ mua được khoảng 200 lương. Hiện nay 200 lượng bao nhiêu tiền là ai cũng biết rồi đó
Nam 2000 xách 1 tỉ mua được nhiều đất à nha,theo bảng chiết tính của bác là chính xác rồi đó, mua khéo hổng chừng đc 2 nền nhà phố An phú An khánh q2 . Bi giờ giá 2 nền đó bao nhiêu chắc bác cũng tính đuọc rồi
Bac lập bảng phân tích cho bác kia hiểu dùm em cái. Tks
 
  • Like
Reactions: DSG
Status
Không mở trả lời sau này.