Hạng B2
22/3/11
443
0
0
33
Đây nếu các bác muốn tẩy chay, đọc và suy nghĩ cho kỹ. Bài học lịch sử ai cũng nhớ: Mấy cha nội hô hào tử thủ Sài gòn, cuối cùng lại là những cha nội nhanh chân lên máy bay nhất.

<h2>Choáng ngợp với nhập siêu từ Trung Quốc</h2> Tác giả: Phạm Huyền

(VEF) - Nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam đã lập “kỷ lục” chóng mặt: ước 12,6 tỷ USD, bằng tới 105% tổng mức nhập siêu của Việt Nam trong năm 2010. Điều gì sẽ xảy ra khi Việt Nam quá phụ thuộc vào một thị trường như vậy?

LTS: Nhập siêu có thể là chuyện "bình thường" khi nền sản xuất Việt Nam vẫn còn yếu kém và nhu cầu cho tăng trưởng lại rất lớn. Trong thời toàn cầu hóa, khi nền kinh tế hội nhập sâu rộng thì việc Việt Nam "phụ thuộc" vào một số nước lớn có thể là dễ hiểu. Nhưng, sẽ là không bình thường, khi mức phụ thuộc đó quá lớn, quá tập trung ở một quốc gia: Trung Quốc.
Độc giả hãy chia sẻ ý kiến về câu chuyện này qua hòm thư: [email protected]. Xin trân trọng cảm ơn!
Bóng" nhập khẩu từ Trung Quốc phình to

Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên khi giới thiệu về thị trường Trung Quốc với các doanh nghiệp hồi năm ngoái, đã đau lòng thừa nhận rằng, mất cân bằng cán cân thương mại là vấn đề nội cộm nhất trong quan hệ thương mại với láng giềng.
3 năm gần đây, xuất khẩu của ta sang Trung Quốc tăng trưởng nhanh hơn mục tiêu đề ra, mỗi năm “lớn” thêm 500 triệu - 1,2 tỷ USD, nhưng không bù nổi cho “nhập khẩu” tăng 3-3,5 tỷ USD/năm từ thị trường này.
Xuất khẩu vẫn hụt hơi, “chạy" lẹt đẹt theo sau nhập khẩu từ nước bạn. Khoảng cách hai chiều thương mại ngày một “giãn rộng” và cái bóng nhập khẩu từ Trung Quốc đến nay, đã “to” gấp 3 lần xuất khẩu của Việt Nam sang nước này.
Năm 2007, nhập siêu từ Trung Quốc của Việt Nam là 9,145 tỷ USD, bằng 64% tổng mức nhập siêu cả năm, năm 2008, đó là con số 11,16 tỷ USD và tỷ lệ là 61%. Năm 2009, con số này đã tăng tiếp lên 11,532 tỷ USD, bằng 90% tổng nhập siêu cả năm, được cho là mức báo động.
Nhưng năm 2010, nhập siêu từ Trung Quốc cao “ngất ngưởng” và đã nâng lên mức báo động đỏ: ước 12,6 tỷ USD, bằng 105% mức nhập siêu cả năm (12 tỷ USD) của Việt Nam.

Công nhân Trung Quốc trên công trường dự án bauxite Tân Rai (Lâm Đồng)
(ảnh: Phạm Huyền) Có thể nói rằng, nếu so với kế hoạch và đề án phát triển xuất nhập khẩu với Trung Quốc giai đoạn 2007-2015 mà Bộ Công Thương vạch ra từ năm 2007, chúng ta đã thất bại trong mục tiêu rút ngắn khoảng mất cân bằng cán cân thương mại với nước láng giềng khổng lồ này.
TS. Nguyễn Minh Phong, Viện Phát triển kinh tế xã hội Hà Nội, gọi đây là tình trạng báo động cấp 3 và rất... nguy hiểm. Nhập siêu quá lớn như vậy sẽ làm nặng thêm sự mất cân bằng cán cân thanh toán của Việt Nam.
Bị hút quá sâu vào một nền kinh tế
Nếu nhìn lại suốt một chiều dài hơn 20 năm mở cửa, đổi mới, đã có nhiều điều “đáng tiếc” cho Việt Nam.
Hồi trước năm 1991, Việt Nam chủ yếu quan hệ thương mại với Liên Xô (cũ) và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu, thông qua Hội động tương trợ kinh tế (khối SEV).
Sau khi các nước xã hội chủ nghĩa khu vực này sụp đổ, Việt Nam đã chuyển hướng thương mại sang các quốc gia khác như cộng đồng EU, Mỹ, Úc, Canada, các nước ASEAN, các nền kinh tế Đông Bắc Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan… Hàng loạt các cam kết quốc tế đã được ký kết như FTA, WTO, AFTA..
Và trong sự “chuyển hướng” hội nhập này, thật đáng buồn rằng, nhập siêu ngày càng lớn và trở thành căn bệnh trầm kha suốt 18 năm nay. Trong một cục diện thương mại quá nghiêng về phía bên ngoài đó, Việt Nam lại “bị hút” quá sâu vào một nền kinh tế là Trung Quốc.
Năm 2000, thặng dư thương mại với Trung Quốc của ta là 135 triệu USD thì năm 2001, cán cân thương mại giữa Việt Nam với Trung Quốc đã chuyển sang thâm hụt 200 triệu USD.
Và cứ thế, 10 năm qua, nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng tăng với tốc độ chóng mặt. Giai đoạn 1996-2000, tỷ trọng giá trị nhập khẩu từ Trung Quốc chỉ chiếm 5,4% tổng kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam, nhưng đến giai đoạn 2001-2005, tỷ trọng này đã tăng vọt lên 13,4%.
Kể từ năm 2004, bức tranh thương mại 2 chiều giữa Việt Nam và Trung Quốc cực kỳ hưng thịnh nhưng là hướng có lợi cho Trung Quốc. Hàng hóa Trung Quốc tiếp tục lấn át và đánh bật hàng hóa các nước khác trên thị trường Việt Nam. Điều đó kéo theo, mức tỷ trọng nhập khẩu từ Trung Quốc trong tổng giá trị kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam tăng “ngoài sức tưởng tượng”, từ 19,8% năm 2008 vọt lên 25% năm 2009.
Ước năm 2010 này, Việt Nam “mất” 19 tỷ USD để mua hàng từ người láng giềng này, chiếm tới 23% tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước trong khi, chỉ thu về được 6,4 tỷ USD.
Sự thiên lệch bất thường càng thấy rõ, khi Việt Nam có quan hệ ngoại thương với gần 200 nước và vùng lãnh thổ nhưng chỉ một nước Trung Quốc, đã “cung cấp” tới ¼ “đầu vào” cho nền kinh tế Việt Nam.
Diễn biến này cho thấy, sức ảnh hưởng của Trung Quốc đối với nền kinh tế Việt Nam đã mạnh hơn cả ASEAN (chỉ chiếm tỷ trọng 18,9%), hơn EU (chiếm7,2% tổng giá trị nhập khẩu của Việt Nam).
"Made in China" trong thức ăn, nước uống hàng ngày
Không khó lý giải cho việc chúng ta nhập siêu từ Trung Quốc. Vì 5 năm trước, không ai tưởng tượng được rằng, Trung Quốc đã vượt cả Nhật Bản để trở thành anh khổng lồ thứ 2 của kinh tế toàn cầu.
Nhưng, mục tiêu “lấy lại thăng bằng” với thương mại Trung Quốc đã ngày một xa vời khi cơ cấu xuất khẩu của ta sang Trung Quốc vẫn “chậm tiến”.
Đồ chơi Trung Quốc thống lĩnh thị trường Việt Nam (ảnh: theo Tuanvietnam) Hồi cuối năm 2009, thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, chúng ta xuất sang Trung Quốc nguyên nhiên liệu khoáng sản chiếm 55% kim ngạch xuất khẩu chung, trong đó, chủ yếu là than đá, cao su, dầu thô. Năm 2011-2012, chúng ta còn “xuất” cho Trung Quốc cả alumin ở dự án bauxite Tây Nguyên.
Tuy nhiên, việc xuất khẩu nhóm hàng này đã và đang phải giảm để đảm bảo an ninh năng lượng. Riêng năm 2009, nhóm dầu thô phải giảm 24%. Năm 2010, than xuất cho Trung Quốc phải giảm tới 50% so với năm 2009.
Bù lại cho sự sụt giảm này, chúng ta chỉ có nông sản, thủy sản và công nghiệp. Nhưng, nông lập và thủy sản chỉ chiếm 15% kim ngạch xuất khẩu của ta sang Trung Quốc và vẫn chủ yếu là hàng nguyên liệu và sơ chế như trái cây, cao su, caphê, tiêu, không có giá trị lớn. Nhóm hàng công nghiệp chỉ chiếm có 10% trong giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc và sức cạnh tranh còn kém.
Dù 2 nhóm này có tăng mạnh về lượng, nhưng giá trị không cao thì thật khó bù đắp lại sự giảm sút nhóm xuất khẩu nguyên nhiên liệu khoáng sản sang Trung Quốc.
Trong khi đó, Trung Quốc thật khéo léo trong đối ngoại, trong chính sách khuyến khích xuất khẩu và cung cấp cho chúng ta toàn thứ hàng hóa thiết yếu như máy móc, linh kiện, phụ tùng, nguyên liệu và cả hàng tiêu dùng giản đơn trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, như quần áo, đồ chơi, giày dép, và cả tăm tre. Trong khát khao lớn mạnh, trưởng thành của nền kinh tế Việt Nam thì lạ thay, những thứ “made in China” đã bỗng dưng biến thành thức ăn, nước uống.
Trong 5 nhóm hàng mà Việt Nam nhập nhiều nhất là thiết bị máy móc phụ tùng, xăng dầu, sắt thép, phân bón nguyên phụ liệu dệt may thì Trung Quốc đều có tên ở vị trí thứ 1 đến 5.
So với nhu cầu nhập khẩu, năm 2010, chúng ta nhập từ Trung Quốc tới 56% sắt thép, 40% phân bón, 70% nguyên phụ liệu dệt may, 37% vải, 17,7% xăng dầu, 27% phụ tùng, máy móc, thiết bị, 28% máy tính, linh kiện... Nếu nguồn cung từ anh khổng lồ này bị hắt hơi, sổ mũi thì ngay lập tức, thị trường nội địa của Việt Nam và cả chuyện xuất khẩu sang Mỹ, EU của ta cũng sẽ bị vạ lây.
Tuy nhiên, danh mục hàng hóa mà Việt Nam phụ thuộc Trung Quốc ngày càng trở nên nhạy cảm hơn, và có mối ràng buộc khăng khít sâu sắc tới huyết mạch của kinh tế.
Dễ nhìn thấy nhất, đó là điện! Hiện nay, Việt Nam đang có chủ trương tăng cường mua điện của Trung Quốc, với mức 4% nhu cầu điện cả nước. Hồi nửa đầu năm nay, thiếu điện do thủy điện sụt giảm, đã khiến cho mỗi một kWh từ Trung Quốc truyền tải về trở nên thật quí giá! Kết quả đó có được là nhờ Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải vất vả, gian nan để đàm phán mua điện từ láng giềng.
Dễ nhìn thấy thứ 2 là máy móc, thiết bị Trung Quốc đang tràn ngập các dự án công nghiệp của Việt Nam. Từ ngành nhựa với các loại khuôn mẫu…, ngành rượu bia nước giải khát, ngành dệt may, ngành thép…
Đặc biệt, 90% công nghệ thiết bị nhiệt điện là từ Trung Quốc nhưng vấn đề chất lượng thì không hề tin cậy. Gần đây, ta còn nhập thêm của Trung Quốc công nghệ sản xuất alumin ở dự án bauxite Tây Nguyên.
Việt Nam vẫn phải phụ thuộc tới hơn 91% nguyên vật liệu, máy móc từ bên ngoài. Thật rủi ro khôn lường khi nhà cung cấp láng giềng “khó khăn” thì chất lượng công nghiệp hóa của Việt Nam cũng lãnh hậu quả.
Với cục diện này, bao giờ Việt Nam thu hẹp lại nhập siêu từ Trung Quốc? Nếu không có sự quyết liệt và cải cách chiến lược xuất nhập khẩu sớm, chúng ta không những lún sâu vào nhập siêu mà còn phải trả giá đắt nếu nhập siêu đó là không an toàn, không chất lượng!
 
Tập Lái
24/8/09
45
45
18
35
Đọc thớt này e phát hiện có một bác nếu lấy máu xét nghiệm là máu chó! Xin lỗi e bức xúc quá.E ủng hộ nói không với hàng Tàu. E nhỏ bé, k có gan nên tạm thời đóng góp vậy
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
13/12/10
338
11
18
HCMC
sunh nói:
Đọc thớt này e phát hiện có một bác nếu lấy máu xét nghiệm là máu chó! Xin lỗi e bức xúc quá.E ủng hộ nói không với hàng Tàu. E nhỏ bé, k có gan nên tạm thời đóng góp vậy
Tình cờ hay cố ý mà bác này treo avatar nguyên con dog siêu nhân. Mới xét nghiệm hả?
 
Say
Hạng C
8/7/10
681
52
28
Thiếu tướng Lê Văn Cương - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược và khoa học công an, Bộ Công an - cho rằng, Trung Quốc đang cố tình khiêu khích Việt Nam ở biển Đông.
´ Thưa ông, ông bình luận thế nào về việc Trung Quốc tiếp tục cắt cáp tàu Viking II chỉ trong vòng 2 tuần sau vụ cắt cáp tàu Bình Minh?

- Đây là hành động vi phạm độc lập chủ quyền của Việt Nam. Nơi tàu Việt Nam bị cắt cáp nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, được luật pháp quốc tế bảo vệ và xác nhận đây hoàn toàn thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam.
Hành động của TQ đi ngược lại những điều TQ đã cam kết. Gần đây nhất, cách đây 6 tháng, Thủ tướng TQ Ôn Gia Bảo tuyên bố với 10 nước ASEAN là TQ muốn tạo môi trường hòa bình ổn định trong khu vực.
Đây là hành động có chủ đích, có chuẩn bị chu đáo, nằm trong một chuỗi, bộc lộ toàn bộ ý đồ khống chế và chiếm biển Đông của TQ, chắc chắn sẽ bị thế giới lên án.
Hành động gây hấn của TQ đang đi ngược lại với những gì họ đã cam kết. Trong ảnh: Tàu TQ xâm phạm lãnh hải VN nhìn từ tàu Viking II. Ảnh: PetroTimes.
´ Theo ông kịch bản tiếp theo ở biển Đông là gì, liệu TQ có lấn tới?
- Phải phòng bị là sau vụ cắt cáp 1, cắt cáp 2, thì sẽ còn nhiều lần cắt cáp nữa và TQ sẽ đặt giàn khoan ngay trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Chính vì phản ứng của Việt Nam không đầy đủ thì TQ càng lấn tới. Chúng ta cần có thái độ rõ ràng, kiên quyết, bởi ta có chính nghĩa, có tiếng nói của cả gần 100 triệu người Việt Nam kể cả cộng đồng người Việt ở nước ngoài. Nếu Việt Nam phản ứng kiên quyết, minh bạch mới có khả năng ngăn cản những hành động nguy hại của TQ được. Các nước khác có ủng hộ Việt Nam, dư luận thế giới có ủng hộ VN chỉ khi VN có chính nghĩa, có khí khái bảo vệ lợi ích chính đáng của mình.
´ Ông có cho rằng, mặc dù có nhiều tàu bảo vệ, nhưng khi bị quấy rối, phía Việt Nam đã cư xử rất kiềm chế?
- Khi mà đụng tới hải quân là mọi việc sẽ nghiêm trọng hơn. Đó là phương sách cuối cùng mà không bên nào mong muốn cả. Rất có thể đây là ý đồ khiêu khích của TQ, chỉ cần một quả pháo của Việt Nam thì TQ bắn cả nghìn quả pháo. Chúng ta không thể mơ hồ. Đây là một trong những nguyên nhân khiêu khích hải quân, tạo cớ để TQ tiếp tục lên tiếng và hành động.
Chúng ta cần xử lý theo cách khác. Người đứng đầu cơ quan lập pháp cần lên truyền hình tuyên bố sự việc cho thế giới và người Việt Nam được biết. Đó là việc đầu tiên phải làm, nước nào cũng làm như vậy, Philippines cũng đã làm. Thứ hai cần tiếp tục đối thoại song phương với TQ trên nguyên tắc luật pháp quốc tế, bám sát Công ước LHQ về Luật Biển 1982 và những điều hai bên cam kết, trao đổi trên cơ sở 16 chữ vàng và 4 tốt.
Thứ ba, khi cần thiết đưa việc này ra quốc tế, phải đa phương hóa, quốc tế hóa vấn đề. Thứ tư là tạo đồng thuận trong xã hội, chỉ khi nào 90 triệu người Việt Nam đồng thuận, nhất hô bá ứng thì chắc chắn không kẻ thù nào dám lấn tới. Việc cuối cùng là tăng cường lực lượng vũ trang, đây là việc vẫn phải làm thường xuyên nhưng không bao giờ xem là ưu tiên cả.
- Xin cảm ơn ông.
 
Tập Lái
24/8/09
45
45
18
35
Có mỗi mình bác chửi e! Thanks bác! :D
storm_auto nói:
sunh nói:
Đọc thớt này e phát hiện có một bác nếu lấy máu xét nghiệm là máu chó! Xin lỗi e bức xúc quá.E ủng hộ nói không với hàng Tàu. E nhỏ bé, k có gan nên tạm thời đóng góp vậy
Tình cờ hay cố ý mà bác này treo avatar nguyên con dog siêu nhân. Mới xét nghiệm hả?
 
Hạng B2
22/11/10
386
5
18
49
Sai Gon
Nghe đâu đang lỗ nặng, thiếu vốn hoạt động đấy. Các bác đã mua xe này sắp tới nó không còn thì sẽ làm gì khi phải bảo hành nhỉ!!!
 
Hạng B2
25/5/11
177
2
18
49
1 phiếu nói không với hàng Tàu. Không đến mức có thể được!!!!!