Đánh trận dàn hàng ngang là có từ hồi xưa rồi bác ạ. Lúc mới có súng ấy. Nạp từng viên 1 bắn đấy bác. Tụi phương tây 1 thời dàn trận đánh nhau như vậy đấy.Nghe xạo xạo , bản chất con người là sợ chết , không người lính nào mà làm như vậy , cái nầy chỉ có trong phim kiếm hiệp
79 AK nó bắn la phan rồi , chưa kể mấy loại súng máy nữa ...Đánh trận dàn hàng ngang là có từ hồi xưa rồi bác ạ. Lúc mới có súng ấy. Nạp từng viên 1 bắn đấy bác. Tụi phương tây 1 thời dàn trận đánh nhau như vậy đấy.
Nó còn liên quan chiến thuật biển người nữa anh ạ. Em nghe mấy cụ bẩu xưa tụi trung quốc nó dùng chiến thuật biển người xua quân oánh mình bất chấp súng máy quét đó anh.79 AK nó bắn la phan rồi , chưa kể mấy loại súng máy nữa ...
Cũng chỉ nghe mấy cụ kể chứ thật hư chả bít sao.
Làm sao hay bằng Cha Chú chúng ra kể được!Lên google đọc hồi kí đi Bác
xưa Mỹ Hàn cũng thua trong chiến thuật nàyCậu mình kể hồi lâu lắm rồi, lúc đó 2 bên bắn kinh lắm, tới hồi bên mình sắp hết đạn, thì tụi nó bắt đầu đứng lên dàn ngang bước đều tràn qua, bên mình ai còn đạn cứ bắn, nó éo thèm bắn lại, lớp này ngã xuống thì lớp khác vẫn cứ bước tới, bên mình cứ lia đã tay rồi chạy. Nó chơi kiểu khủng bố tinh thần nên cũng hãi lắm, éo biết là nó còn bao nhiêu quân mà nó cứ thí...
Chiến tranh, may mắn còn sống trở về ai cũng muốn quên đi, vì máu và thịt vương vãi khắp nơi, tiếng súng thì đinh tai nhức óc.
Tổ cha mấy thằng TQ khát máu cứ thích chiến tranh!
Chết cười. Giờ vẫn có người tin chuyện 3 người lính Tàu có một cây súng. Tàu nó dư súng ống đạn dược để viện trợ cho VN nữa kìaCó anh! Tụi nó 3 người thì 1 ng có súng, cứ thằng sống lượm súng thằng chết mà bắn, quân mình lấp vôi xác giặc xác ta lẫn lộn... trong đám giặc cầm súng bắn chúng ta cũng có người 1 thời là đồng chí. Sau này một số lính tàu quay lại việt nam buôn trái vãi kể lại, một thời giúp Việt Nam! Làm đường sắt gì đó.
Jeans hậu bối nghe thầy và cha kể lại..
https://vnexpress.net/longform/bien-gioi-1979-truoc-bien-nguoi-phuong-bac-3879866.html
Xem đây, giống a thớt kể. Hay.
Xem đây, giống a thớt kể. Hay.
Câu trả lời nằm ở đây, a nào rành chém gió chơiNghe xạo xạo , bản chất con người là sợ chết , không người lính nào mà làm như vậy , cái nầy chỉ có trong phim kiếm hiệp
https://www.facebook.com/baoanh.thai/posts/10156434041643323
Năm nay có vẻ như nhà nước không ngầm phản ứng nên các báo được viết khá thoải mái về cuộc chiến biên giới 1979. Tuy nhiên, nhiều bạn phóng viên, với ý định thì tốt, nhưng không chịu tìm hiểu nên vẫn nhay lại câu chuyện chiến thuật "biển người" của quân giải phóng nhân dân Trung Quốc. Việc nói về chiến thuật biển người của Trung Quốc, đặc biệt là sau khi cuộc chiến đã lùi xa 40 năm thực ra là lợi bất cập hại.
Cái lợi của việc nói về cái sự không thật đó là khiến cho người đọc ngưỡng mộ các chiến công của chiến sỹ biên giới khi chống lại lực lượng đông gấp bội, xung phong bất kể thiệt hại. Cái hại của việc đó là nói mãi một điều sai thì mình tự tin nó là thật. Hồng quân TQ, ngay từ trong chiến dịch Hoài Hải đánh Quốc Dân Đảng năm 1948 đã sử dụng chiến thuật tấn công mà tiếng Anh gọi là "infiltration and shock" (thâm nhập và xung kích). Nói một cách ngắn gọn là bộ binh TQ không dàn hàng ngang mà tiến để làm mồi cho súng máy và súng tự động. Họ chia thành từng tổ 3 người (tổ tam tam), tiến cách nhau ở một khoảng cách khá thưa để tránh tổn thất. Khi mới xuất phát khỏi chiến hào, các tổ tam tam tiến dàn hàng ngang với khoảng cách rất thưa. Sau đó, khi phát hiện các mũi tiến công nào có thể phát triển được thì các tổ này chuyển theo đội hình hàng dọc để tiến vào các điểm đó. Thậm chí khi gặp các điểm đột phá hẹp, họ sẽ vượt qua theo hàng một với một khoảng cách hợp lý để đảm bảo không bị thiệt hại lớn. Ngay khi một đột phá khẩu bị chặn lại vì hỏa lực, các tổ tam tam phía sau tổ bị chặn sẽ di chuyển qua các sườn và tìm cách bọc hậu hỏa điểm. Đó là lý do khiến cho người phòng thủ ngồi trong công sự thấy sự xuất hiện của phía tấn công ở mọi nơi (do các tổ tam tam đánh tạt sườn hay bọc hậu) và nói là TQ sử dụng chiến thuật biển người để tràn ngập.
Vậy câu hỏi đặt ra là nguồn gốc của chiến thuật xâm nhập và xung kích (infiltration and shock) đó là từ đâu? Nếu các bạn đọc một chút thì sẽ thấy hầu hết các tướng lĩnh cao cấp của cả hai phe Quốc, Cộng bên TQ đã học quân sự tại trường Hoàng Phố, hoặc làm việc với các chuyên gia nước ngoài trong thời đầu của Trung Hoa Dân Quốc. Các chuyên gia đó lại là các sỹ quan Đức loại giỏi nhất được Quốc Dân Đảng thuê về để giảng dạy. Lý do rất đơn giản là sau Thế Chiến 1, các sỹ quan này bị thất nghiệp ở Đức do quân đội bị buộc cắt giảm. Các sỹ quan Đức này lại là những người đầu tiên nghĩ ra chiến thuật xâm nhập và xung kích để đột phá các tuyến phòng ngự đối phương vào năm 1917-1918. Đó là lý do mà người TQ đã học trực tiếp chiến thuật đó từ những người giỏi nhất thế giới. Bành Đức Hoài, phó tổng tư lệnh tối cao quân giải phóng nhân dân TQ và là tư lệnh chí nguyện quân ở Triều Tiên từng là một lữ đoàn trưởng dưới trướng Tưởng Giới Thạch trước khi gia nhập Đảng cộng sản TQ. Do đó, ông ấy làm việc trực tiếp với các cố vấn người Đức. Vì lý do này, mà trong chiến tranh Triều Tiên, chiến thuật xâm nhập và xung kích được sử dụng rất nhiều. Chiến tranh Triều Tiên là 1950-1953 và sau đó quân giải phóng nhân dân TQ có 30 năm để nghiên cứu và hoàn thiện chiến thuật này. Năm 1979, họ sử dụng chiến thuật đó nhưng ở mức cao hơn hồi ở Triều Tiên vì họ có sự yểm trợ rất mạnh của pháo binh và xe tăng.
Câu hỏi tiếp là tại sao vấn đề nói sai về "biển người" lại có hại vào thời điểm này? Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi vượt bậc của quân đội TQ vào năm 1984 (so với năm 1979) trong các trận đánh ở Vị Xuyên. Cùng trong thời gian đó, quân đội VN không có thay đổi nào đáng kể về vũ khí, chiến thuật. 35 năm sau năm 1984, quân đội TQ lại thay đổi về chất nhiều hơn nữa. Do đó, việc cứ nói đi nói lại một cái sai về "biển người" sẽ chỉ làm cho chúng ta mất cảnh giác về tiềm lực và khả năng của quân đội TQ hiện nay.
Ngoài ra, cái hại khác là việc này dẫn tới bóp méo chính lịch sử của Việt Nam. Đến nay, đã có nhiều người thuộc thế hệ trẻ sinh ra sau chiến tranh tin rằng vì Trung Quốc dùng chiến thuật biển người nên họ đào tạo quân đội ta những năm 1952-1953 theo chiến thuật đó. Và vì thế, Việt Nam thắng ở Điện Biên Phủ bằng chính chiến thuật biển người đó với một thiệt hại vô cùng lớn. Điều này là hoàn toàn không đúng. Quân đội nhân dân VN trong các cuộc chiến tranh mà họ tham dự từ khi thành lập năm 1944, chưa bao giờ coi "biển người" là một chiến thuật cả.
Trong ảnh: ảnh 1, màu, hình ảnh quân đội giải phóng nhân dân TQ tấn công ở Triều Tiên - trên phim ảnh của phương Tây. Hình 2, ảnh đen trắng, ảnh chụp một cuộc tấn công thật. Trong ảnh, số lượng bộ binh tấn công ngọn đồi không quá một trung đội với các tổ tam tam tiến theo thê đội (được khoanh đỏ). Tuy nhiên, vì họ phân bổ đều nên có cảm giác như cả quả đồi bị tràn ngập. Những ai xem bóng đá sẽ thấy tùy lối chơi của mỗi đội bóng mà cũng chỉ với 11 cầu thủ, có khi thấy sân bóng rộng mênh mông, nhưng có khi lại thấy cả sân bị tràn ngập.
Hy vọng các bạn phóng viên bớt bớt chuyện nói về "biển người" của TQ đi.