Chút thiển ý của em,
Bộ 3 liên kết này ko dễ giải cho NN: GDP - Lãi suất - Lạm phát.
Vì sao lãi suất ko thể giảm trong 3 năm qua, và liệu trong 3 năm nữa có giảm ko? Câu trả lời là không vì lý do là VN phải tăng GDP, lấy USD trả nợ ( những cái nợ mà 4 năm trước các Bác đã lỡ sài để phát triển hạ tầng thông qua các loại vốn vay, tài trợ) mà muốn tăng GDP chỉ có 2 cách: tăng sản xuất, xuất khẩu (cái này ai cũng biết, cực khó và ko phải 1 sớm 1 chiều), tăng hiệu quả đầu tư ( các bác có biết tỷ lệ giữa DN NN và DN tư nhân là bao nhiêu ko? 1 so với 10) ( cho nên cũng ko làm dc 1 sớm 1 chiều vì nhiều thứ, biểu hiện rõ nhất là tham nhũng) và chỉ còn cách là phát hành thêm tiền hoặc huy động từ nhân dân. Vì thế lãi suất ko thể giảm và lạm phát cứ giữ mức cao.
Vì sao lại có vụ chênh lệch giữa lãi suất NN và lãi suất của các ngân hàng huy động? Câu trả lời bắt nguồn từ cuộc chơi WTO và chủ truơng kiểm soát tình minh bạch của hệ thống tài chính và luật. Càng ngày luật VN sẽ phải theo quốc tế và chúng ta sẽ khó trốn thuế hơn, nhà nước siết chặt bằng cách ra luật, rồi mọi giao dịch sẽ tiến hành qua ngân hàng. Vì miếng bánh thị trường ngân hàng cho 80tr dân này nên các ngân hàng nhảy vào chiếm thị phần. Các bác sẽ thấy tại sao ngân hàng cứ mở chi nhánh ầm ầm mà ko thấy khách nhiều. Là vì họ phải đón đầu, ko thì sẽ bị loại trong tuơng lai. Vì thế các ngân hàng phải đua nhau và nhà nuớc tiếp tục tăng quy định về vốn. Đó là lý do các ngân hàng phải đi đêm, tăng cường huy động của các bác. Do đó, có sự xụp đổ của ngân hàng ko? Câu trả lời là ko, mà là 1 vài ngân hàng sẽ tèo, bị loại theo nhiều cách, hên hên thì dc NH nuớc ngoài nó mua lại. 2 năm nay sẽ là đỉnh điểm cạnh tranh của ngành ngân hàng.
Vậy BDS thì sao? Có bong bóng ko? và khi nào? ở đâu? Câu trả lời của e là ko, theo e giữa năm và cuối năm sẽ diễn ra các đợt giảm giá nhiều và chuyển đổi chủ đầu tư. Vì thực ra thị trường BDS của VN còn quá nhỏ, và ko phải khủng hoảng thừa mà là khủng hoảng giá/ thu nhập của đối tượng mua.Nhưng 1 số dự án và chủ đầu tư sẽ chết vì ưu tiên số 1 của nhà nước là ổn định chính trị, cụ thể là kiềm chế lạm phát và vẫn phải tămg GDP để trả nợ cho nên trong bộ 3 ở trên thì lãi suất sẽ là e ko dc ưu tiên nhất vì thế lãi suất sẽ bay cao.
Trong thời thế này, chúng ta nên làm gì? Theo em là giữ tiền chờ đấy cho đến cuối năm rồi quyết. Còn giữ tiền bằng ngân hàng, USD hay vàng, BDS, chứng khoán thì tùy khả năng và thanh khoản. Với tốc độ tăng của lãi suất và USD thì em dự là trong khoảng thời gian 6 tháng này thì hiệu quả của lãi suất sẽ cao hơn. Thế còn vàng thì sao? Cả thế giới cũng đang chơi vàng các bác ạh, và mọi người cũng cho rằng đang có 1 bong bóng ngầm của vàng, cho nên cẩn thận vẫn hơn, liều làm gì với chênh lệch nếu có là ko lớn. Chứng khoán thì như e đã nói, liên hệ mật thiết với lãi suất và lạm phát nên ko nên bỏ vào e này lúc này.
Cuối cùng thì ai cũng biết: nên Đầu tư cho làm ăn, lực mạnh thì phát triển sản xuất và xuất khẩu, lực yếu thì đầu tư dịch vụ khai thác nội địa như bác Tuando, Canadabuon,... Lâu dài thì bác nào tranh thủ cơ hội này mà vuơn lên thành đại gia nhờ mua lại các tài sản phá sản.
Em xin hết ạh.