Status
Không mở trả lời sau này.
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
Chia buồn với Bạn của Bác nhé.
Nói không được mang dấu ra khỏi Cty là khó.Có những tình huống như ký hợp đồng với đối tác ở xa,ra ngân hàng,đi công chứng,giao dịch khác....
 
Hạng D
26/2/10
3.810
2.500
113
Bạn bè gì giờ này nữa. Hiện giờ mọi thứ vẫn mang danh nghĩa của bác chủ và bạn bác, nhỡ hắn dùng con dấu này tới nơi nào đó làm quả nào nữa thì bác chủ vẫn có "phần hùn" đấy.
Em nghĩ điều đầu tiên bây giờ là bác phải lên CA phường nơi đặt cty trình báo sự việc. Sau đó mới lên tới nơi cấp dấu và thuế...
 
Hạng B2
29/3/11
400
5.754
93
Coi trên giấy đăng ký kinh doanh ông nào là ĐẠI DIỆN PHÁP LUẬT, thường là người góp vốn nhiều nhất. Căn theo đó mà liên hệ với CÔNG AN làm việc trước. thuế má tính sau. Liên hệ với toàn bộ khách hàng thông báo ngay. Coi ông kia có abc gì nữa ko. Ôm con dấu mà làm tiếp những việc khác là công ty ốm đòn.
 
Hạng D
5/4/10
1.565
14
38
Bác chủ nên khuyên bạn Bác làm đơn trình báo cho cơ quan công an và bên sở KHĐT ngay đi.
 
Hạng D
21/4/10
3.116
37.614
113
HCM city
tuanle nói:
- Cty TNHH góp vốn thì chỉ là CTHDTV (chủ tịch hội đồng thành viên) chứ không phải HDQT
<span style=""color: #0000ff;"">- GD thì không bao giờ đc cầm con dấu, cái này của thư ký </span>
<span style=""color: #0000ff;"">- GD không bao giờ cầm tiền, cái này của kế toán </span>
<span style=""color: #ff0000;"">- GD mới là người chịu trách nhiệm trước PL, kô phải CTHDTV </span>
- Muốn giải thể cty phải quyết toán xong thuế
- Mất con dấu -> trình CA vì bên này cấp
<span style=""color: #0000ff;"">- Con dấu "không bao giờ" đc mang khỏi cty, kẻ mang con dấu ra khỏi cty là đi tù chắc! </span>

Toàn bộ sự vụ trên, về mặt PL em bác chắc không liên đới nhiều, tiền thì mất roài, thưa ra CA phường trước để lập BB, sau đó yêu cầu chuyển lên quận để thụ lý và đưa sang tòa án làm thủ tục khởi tố... bác ở PN hả, quận đó thưa lên CA quận là họ làm rốt ráo ngay

- Màu xanh trên: Bác nói đúng trên lý thuyết, nhưng thực tế có rất . . . rất nhiều trường hợp (công ty) không làm như bác nói. Nhiều công ty quân số chỉ có 2,3 người.
- Màu đỏ: Người đại diện theo pháp luật được ghi rõ trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Với công ty TNHH thì thường là thành viên có số vốn góp nhiều nhất. Thực tế: Sở KHĐT không chấp nhận cho Giám đốc là Người đại diện theo pháp luật (trừ trường hợp GĐ là người góp vốn nhiều nhất).
- Màu xanh dưới: Không có qui định nào qui định về việc này, mà chỉ có qui định về quản lý và sử dụng con dấu. Trước kia, khi mua hoá đơn, 1 số chi cục thuế còn bắt đem con dấu lên đóng vào hoá đơn trước khi đem cuốn hoá đơn về công ty.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
28/6/11
65
3
8
APAK Q2
con dấu do người ĐDTPL của công ty giữ và trong một số trường hợp có thể mang ra khỏi trụ sở (ký hợp đồng ở xa, mang lên cơ quan NN,..)
phải xem coi ai là người ĐDTPL của cty (trong giấy CN đăng ký KD và điều lệ cty có ghi)
____________________
Điều 36 Luật Doanh nghiệp, qui định về con dấu của doanh nghiệp như sau:
1. Doanh nghiệp có con dấu riêng. Con dấu của doanh nghiệp phải được lưu giữ và bảo quản tại trụ sở chính của doanh nghiệp.
2. Con dấu là tài sản của doanh nghiệp. Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm quản lý sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật.
Cụ thể hơn, khoản 4 điều 6 Nghị định 58/2001 qui định: “Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức có trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức mình. Con dấu phải được để tại trụ sở cơ quan, tổ chức và phải được quản lý chặt chẽ. Trường hợp thật cần thiết để giải quyết công việc ở xa trụ sở cơ quan thì Thủ trưởng cơ quan, tổ chức đó có thể mang con dấu đi theo và phải chịu trách nhiệm về việc mang con dấu ra khỏi cơ quan”.
____________________________________
trường hợp của bạn bác chủ, càn phải trình báo với cơ quan Công an đại phương về việc con dấu bị mất, nếu sau một thời hạn nhất định mà thành viên kia ko đem trả con dấu thì hãy làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan chức năng để tố cáo hành vi này ( chẳng hạn như gửi đến cơ quan công an kinh tế ) hoặc cũng có thể gửi Đơn khởi kiện ra tòa án ( xem như vụ án kinh tế thương mại – tranh chấp về quyền lợi cổ đông, điều lệ công ty).
mặt khác, bạn của bác có thể làm đơn đề nghị tước bỏ tư cách thành viên của công ty đối với tv kia và chuyển đổi hình thức DN hoặc kêu gọi một thành viên khác góp vốn vào.
chuyện giải thể công ty là một hành vi pháp lý khác. cho nên ko thể đánh đồng 2 chuyện tv bỏ trốn với chuyện giải thể được. nếu cứ đóng cửa bỏ đó thì bạn bác sẽ chịu thiệt (nhất là trường hợp đó là người ĐDTPL của DN). cơ quan thuế sẽ có biện pháp để truy thu. mà lại rắc rối với cơ quan công quyền hiện tại và sau này.
 
Status
Không mở trả lời sau này.