Chủ đề tương tự
Q1,Q2 các xe chạy với lượng xăng tối thiểu có thể nên xe nhẹ hơn Q3 (cỡ 50 - 70kg) nên thường nhanh hơn Q3 (ở Q3 10 xe còn lại sẽ tiếp xăng ngay sau Q2 và phải giữ nguyên số xăng này cho ngày Race). Còn Q2 nhanh hơn Q1 vì khi ấy máy xe đã nóng nên bốc hơn.
Chiến thuật 1 pit có nhiều bất lợi do xe phải mang số xăng lớn -> xe nặng thêm 30 - 40kg -> tốc độ và độ bứt phá giảm -> ảnh hưởng thành tích. Tuy nhiên nguy cơ lớn nhất của chiến thuật 1pit nằm ở bộ lốp, vì lốp sẽ mòn nhanh hơn dẫn tới xe ít bám đường và dễ tai nạn.
Em chỉ biết vậy thôi, mấy bác cho ý kiến thêm nha.
Chiến thuật 1 pit có nhiều bất lợi do xe phải mang số xăng lớn -> xe nặng thêm 30 - 40kg -> tốc độ và độ bứt phá giảm -> ảnh hưởng thành tích. Tuy nhiên nguy cơ lớn nhất của chiến thuật 1pit nằm ở bộ lốp, vì lốp sẽ mòn nhanh hơn dẫn tới xe ít bám đường và dễ tai nạn.
Em chỉ biết vậy thôi, mấy bác cho ý kiến thêm nha.
chà, cái vụ giữ nguyên số xăng từ q3 cho đến race day bây giờ em mới biết đó, mà sao mấy ông ban tổ chức bị sao ấy nhỉ, bỏ xăng trong xe, lỡ có chuyện gì thì làm sao???????????
xelam_xelu nói:chà, cái vụ giữ nguyên số xăng từ q3 cho đến race day bây giờ em mới biết đó, mà sao mấy ông ban tổ chức bị sao ấy nhỉ, bỏ xăng trong xe, lỡ có chuyện gì thì làm sao???????????
Mấy ông tổ chức chả bị sao hết. Bác kiếm được chiếc xe nào trên thế giới đang thời kỳ họat động không có xăng không? các bác cho hỏi, Mer hình như hay Pit trước 1 vài Lap so với Fer nên xe nhẹ hơn một tí khi ở Qualify phải không?
Q1 và Q2 là các đôi đua nạp lượng nhiên liệu tuỳ ý cho các tay đua. Như ta đã biết thì sau khi Super Aguri rút khỏi f1, Q1 là để loại 5 tay đua từ 20-15. Bởi sự cạnh tranh chưa phải là lớn nên các đội đua lớn không nhất thiết phải nỗ lực hết sức để đạt PACE tốt nhất tại Q1.
Sang Q2, các tay đua thứ 11-15 bị loại nên mức độ cạnh tranh cũng lớn hơn rất nhiều, khá nhiều tay đua sơ sẩy đã bị loại chặng đua này. Tại Monza vừa rồi nếu các bác để ý thì do chính sơ sẩy ngay từ những vòng đầu mà cả Lewis Hamilton và Kimi Raikkonen không thể sửa lỗi những vòng sau đó khi trời mưa nặng hạt hơn trong Q2. Năm ngoái khi Nick Heifeld đã chạy một vòng có pace khá tốt tại Q2 rồi vào khu kỹ thuật nhưng những phút cuối thì tay đua này lại buộc phải ra chạy thêm vì hắn nằm vào tốp knock-out zone khi các tay đua “bé hơn” liên tục có pace tốt hơn Nick. Chính vì thế mà các đội đua cố gắng giành pace tốt nhất nhất để được chạy Q3.
Sang Q3 thì các đội đua phải đăng ký với Ban tổ chức lượng nhiên liệu sẽ nạp cho Q3. Tất nhiên là BTC sẽ giữ kín thông tin nay cho từng đội đua, tay đua. Trước đây, thời gian cho Q3 là 15 phút nên nhiệm vụ các tay đua là chạy làm sao để tiêu tốn nhiều nhiên liệu nhất có thể để vòng quyết định cuối cùng với chiếc xe có khối lượng thấp nhất, để đạt pace tốt nhất. Sau Q3, những chiếc xe từ 1-10 sẽ được nạp đúng lượng nhiên liệu đã đăng ký. Năm nay, Q3 chỉ còn 10 phút nên các tay đua cũng chỉ chạy được khoảng 3 vòng là hết, nên hiện tượng các tay đua chạy “đốt xăng” cũng ít xảy ra hơn.
Về chiến thuật chạy 1 pít, nhìn thì dễ nhưng áp dụng thì rất khó. Như chúng ta đều biết thì chỉ những tay đua xuất phát ở vị trí 11 trở về sau thì mới quyền được phép dùng lượng nhiên liệu tuỳ ý khi xuất phát. Do đó, thường chỉ những tay đua xuất phát ở vị trí 11 trở đi mới áp dụng chiến thuật 1 pitstop. Chỉ dừng lại nạp nhiên liệu 1 lần nghe chừng có vẻ như tiết kiệm được nhiều thời gian cho việc nạp nhiên liệu và thay lốp, nhưng đổi lại thời gian để hoàn thành một vòng đua (“pace”) của tay đua sẽ cao hơn. Lý do là khi bộ lốp còn mới để có thể chạy nhanh thì lượng nhiên liệu trong xe lại nhiều, khối lượng xe lớn. Khi lượng nhiên liệu hết, xe nhẹ hơn thì lốp đã mòn, pace cũng không được tốt.
Mặt khác, tính chất của đường đua và thời tiết cũng ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chiến thuật 1 pitstop. Chẳng hạn như đường đua Monte Carlo rất khó có thể áp dụng 1 pitstop với trời nắng do đường đua này phải sử dụng loại lốp supersoft và soft nên lốp bị mài mòn rất nhanh do các góc cua quanh co liên tục. Trời mua chặng Monte Carlo có thể áp dụng chiến thuật 1 pitstop được.
Một điều quan trọng nữa là cách chạy xe của từng tay đua ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng áp dụng chiến thuật một pitstop. Ngoài tính chất đường đua và thời tiết thì cách chạy xe ảnh hưởng rất nhiều đến việc bộ lốp bị mài mòn nhiều hay ít. Có những tay đua chạy rất hại lốp (như Hamilton chẳng hạn) và cũng có những tay đua không thể đạt pace tốt để có thể chạy 1 pitstop.
Để chiến thuật 1 pitstop thắng lợi, ngoài yếu tố trên còn cần có sự may mắn đó chính là xe an toàn, nếu chạy được khoảng gần pit lần 1 mà tự nhiên có xe an toàn thì khả năng thành công là rất cao. Những tay đua thành công chiến thuật 1 pit đều ít nhiều có sự trợ giúp của xe an toàn.
Những năm gần đây, cách phân hạng cũng thay đổi và dung tích động cơ F1 cũng bé hơn nên chúng ta thấy nhiều tay đua áp dụng chiến thuật 1 pitstop hơn. Có thể do:
- Họ cho rằng với động cơ 2.4 lít thì lượng nhiên liệu tiêu hao cho 1 vòng ít hơn;
- Ví trí thứ 11 và vị trí thứ 10-9 chẳng hơn nhau là mấy
- Có thể họ thấy sự thành công của một vài tay đua đã áp dụng (chặng hạn như Raikkonen).
Tuy nhiên, việc FIA buộc các tay đua phải sử dụng 2 loại lốp cho một chặng đua (với trời khô) thì việc áp dụng chiến thuật 1 pitstop cũng hạn chế. Không phải tay đua nào, đường đua nào cũng có thể áp dụng chiến thuật 1 pit được.
Trong những tay đua em đã xem F1 từ năm 2000 tới nay thì em thấy Kimi Raikkonen là tay đua áp dụng chiến thuật 1pit thành công hơn cả. Em kể điển hình một số năm như sau:
2005: Suzuka (Nhật Bản) Kimi Raikkonen xuất phát ở vị trí 17 áp dụng 1 pitstop về nhất.
2006: Sakhir (Bahrain) Kimi Raikkonen xuất phát ở vị trí 22 áp dụng 1 pitstop về ba.
2007: Monza (Ý) Kimi Raikkonen xuất phát ở vị trí 5 áp dụng 1 pitstop về ba. (Tài tình ở chỗ là xuất phát ở ví trí thứ 5 mà Kimi Raikkonen vẫn áp dụng chiến thuật 1 pit được).
Trên đây là những gì em lĩnh hội được sau vài năm tham gia xe F1. Có thể nhiều chỗ em hiểu chưa đúng, mời các tham gia.
Sang Q2, các tay đua thứ 11-15 bị loại nên mức độ cạnh tranh cũng lớn hơn rất nhiều, khá nhiều tay đua sơ sẩy đã bị loại chặng đua này. Tại Monza vừa rồi nếu các bác để ý thì do chính sơ sẩy ngay từ những vòng đầu mà cả Lewis Hamilton và Kimi Raikkonen không thể sửa lỗi những vòng sau đó khi trời mưa nặng hạt hơn trong Q2. Năm ngoái khi Nick Heifeld đã chạy một vòng có pace khá tốt tại Q2 rồi vào khu kỹ thuật nhưng những phút cuối thì tay đua này lại buộc phải ra chạy thêm vì hắn nằm vào tốp knock-out zone khi các tay đua “bé hơn” liên tục có pace tốt hơn Nick. Chính vì thế mà các đội đua cố gắng giành pace tốt nhất nhất để được chạy Q3.
Sang Q3 thì các đội đua phải đăng ký với Ban tổ chức lượng nhiên liệu sẽ nạp cho Q3. Tất nhiên là BTC sẽ giữ kín thông tin nay cho từng đội đua, tay đua. Trước đây, thời gian cho Q3 là 15 phút nên nhiệm vụ các tay đua là chạy làm sao để tiêu tốn nhiều nhiên liệu nhất có thể để vòng quyết định cuối cùng với chiếc xe có khối lượng thấp nhất, để đạt pace tốt nhất. Sau Q3, những chiếc xe từ 1-10 sẽ được nạp đúng lượng nhiên liệu đã đăng ký. Năm nay, Q3 chỉ còn 10 phút nên các tay đua cũng chỉ chạy được khoảng 3 vòng là hết, nên hiện tượng các tay đua chạy “đốt xăng” cũng ít xảy ra hơn.
Về chiến thuật chạy 1 pít, nhìn thì dễ nhưng áp dụng thì rất khó. Như chúng ta đều biết thì chỉ những tay đua xuất phát ở vị trí 11 trở về sau thì mới quyền được phép dùng lượng nhiên liệu tuỳ ý khi xuất phát. Do đó, thường chỉ những tay đua xuất phát ở vị trí 11 trở đi mới áp dụng chiến thuật 1 pitstop. Chỉ dừng lại nạp nhiên liệu 1 lần nghe chừng có vẻ như tiết kiệm được nhiều thời gian cho việc nạp nhiên liệu và thay lốp, nhưng đổi lại thời gian để hoàn thành một vòng đua (“pace”) của tay đua sẽ cao hơn. Lý do là khi bộ lốp còn mới để có thể chạy nhanh thì lượng nhiên liệu trong xe lại nhiều, khối lượng xe lớn. Khi lượng nhiên liệu hết, xe nhẹ hơn thì lốp đã mòn, pace cũng không được tốt.
Mặt khác, tính chất của đường đua và thời tiết cũng ảnh hưởng đến khả năng áp dụng chiến thuật 1 pitstop. Chẳng hạn như đường đua Monte Carlo rất khó có thể áp dụng 1 pitstop với trời nắng do đường đua này phải sử dụng loại lốp supersoft và soft nên lốp bị mài mòn rất nhanh do các góc cua quanh co liên tục. Trời mua chặng Monte Carlo có thể áp dụng chiến thuật 1 pitstop được.
Một điều quan trọng nữa là cách chạy xe của từng tay đua ảnh hưởng lớn nhất đến khả năng áp dụng chiến thuật một pitstop. Ngoài tính chất đường đua và thời tiết thì cách chạy xe ảnh hưởng rất nhiều đến việc bộ lốp bị mài mòn nhiều hay ít. Có những tay đua chạy rất hại lốp (như Hamilton chẳng hạn) và cũng có những tay đua không thể đạt pace tốt để có thể chạy 1 pitstop.
Để chiến thuật 1 pitstop thắng lợi, ngoài yếu tố trên còn cần có sự may mắn đó chính là xe an toàn, nếu chạy được khoảng gần pit lần 1 mà tự nhiên có xe an toàn thì khả năng thành công là rất cao. Những tay đua thành công chiến thuật 1 pit đều ít nhiều có sự trợ giúp của xe an toàn.
Những năm gần đây, cách phân hạng cũng thay đổi và dung tích động cơ F1 cũng bé hơn nên chúng ta thấy nhiều tay đua áp dụng chiến thuật 1 pitstop hơn. Có thể do:
- Họ cho rằng với động cơ 2.4 lít thì lượng nhiên liệu tiêu hao cho 1 vòng ít hơn;
- Ví trí thứ 11 và vị trí thứ 10-9 chẳng hơn nhau là mấy
- Có thể họ thấy sự thành công của một vài tay đua đã áp dụng (chặng hạn như Raikkonen).
Tuy nhiên, việc FIA buộc các tay đua phải sử dụng 2 loại lốp cho một chặng đua (với trời khô) thì việc áp dụng chiến thuật 1 pitstop cũng hạn chế. Không phải tay đua nào, đường đua nào cũng có thể áp dụng chiến thuật 1 pit được.
Trong những tay đua em đã xem F1 từ năm 2000 tới nay thì em thấy Kimi Raikkonen là tay đua áp dụng chiến thuật 1pit thành công hơn cả. Em kể điển hình một số năm như sau:
2005: Suzuka (Nhật Bản) Kimi Raikkonen xuất phát ở vị trí 17 áp dụng 1 pitstop về nhất.
2006: Sakhir (Bahrain) Kimi Raikkonen xuất phát ở vị trí 22 áp dụng 1 pitstop về ba.
2007: Monza (Ý) Kimi Raikkonen xuất phát ở vị trí 5 áp dụng 1 pitstop về ba. (Tài tình ở chỗ là xuất phát ở ví trí thứ 5 mà Kimi Raikkonen vẫn áp dụng chiến thuật 1 pit được).
Trên đây là những gì em lĩnh hội được sau vài năm tham gia xe F1. Có thể nhiều chỗ em hiểu chưa đúng, mời các tham gia.
nhưng kimi ở vị trí thứ 5 rồi mà không ráng chạy mà vượt thì hơi kỳ phải ko bác bmw, thế này thì cu Ham thân yêu của em cũng khó chơi trò 1 pit stop nhỉ, nhưng mà ở monza đấy, có lẽ trời mưa nên lốp ít mòn hơn, và nếu ko phải vì thời tiết thay đổi thì Ham nhất chặng rồi
Nhưng kimi ở vị trí thứ 5 rồi mà không ráng chạy mà vượt thì hơi kỳ phải ko bác bmw?
Vấn đề ở chỗ Raikkonen xuất phát ở vị trí thứ 5 có nghĩa là Raikkonen đã nạp tương đối ít nhiên liệu cho vòng phân hạng thứ 3 vào ngày Thứ 7 trước đó nhưng vẫn áp dụng chiến thuật 1 pitstop. Chứng tỏ tay đua này phải chạy rất khéo để lượng nhiên liệu tiêu thụ cho 1 vòng đua là thấp nhất cho stint 1.
Năm ngoái, Raikkonen ra khỏi pit là có vị trí thứ 2 (tất nhiên là không pit thêm lần nào nữa). Nhưng do chiếc xe của Hamilton quá nhanh, cùng với chiếc F2007 nạp rất nhiều nhiên liệu và Kimi Raikkonen đang bị chấn thương (đau ở cổ) do bị tai nạn vào ngày Thứ 7 nên Raikkonen bị Hamilton vượt qua và chấp nhận vị trí thứ 3.
Vấn đề ở chỗ Raikkonen xuất phát ở vị trí thứ 5 có nghĩa là Raikkonen đã nạp tương đối ít nhiên liệu cho vòng phân hạng thứ 3 vào ngày Thứ 7 trước đó nhưng vẫn áp dụng chiến thuật 1 pitstop. Chứng tỏ tay đua này phải chạy rất khéo để lượng nhiên liệu tiêu thụ cho 1 vòng đua là thấp nhất cho stint 1.
Năm ngoái, Raikkonen ra khỏi pit là có vị trí thứ 2 (tất nhiên là không pit thêm lần nào nữa). Nhưng do chiếc xe của Hamilton quá nhanh, cùng với chiếc F2007 nạp rất nhiều nhiên liệu và Kimi Raikkonen đang bị chấn thương (đau ở cổ) do bị tai nạn vào ngày Thứ 7 nên Raikkonen bị Hamilton vượt qua và chấp nhận vị trí thứ 3.
Cái dòng tô đậm bên trên em tưởng phải nạp trước Q3 chứ??? Sau Q3 thì xe bị "niêm phong" rồi còn đâu???BMW-passion boy nói:Sang Q3 thì các đội đua phải đăng ký với Ban tổ chức lượng nhiên liệu sẽ nạp cho Q3. Tất nhiên là BTC sẽ giữ kín thông tin nay cho từng đội đua, tay đua. Trước đây, thời gian cho Q3 là 15 phút nên nhiệm vụ các tay đua là chạy làm sao để tiêu tốn nhiều nhiên liệu nhất có thể để vòng quyết định cuối cùng với chiếc xe có khối lượng thấp nhất, để đạt pace tốt nhất. Sau Q3, những chiếc xe từ 1-10 sẽ được nạp đúng lượng nhiên liệu đã đăng ký. Năm nay, Q3 chỉ còn 10 phút nên các tay đua cũng chỉ chạy được khoảng 3 vòng là hết, nên hiện tượng các tay đua chạy “đốt xăng” cũng ít xảy ra hơn.