Tập Lái
12/9/12
8
0
0
Re: RE: Các chi phí khi sở hữu xe hơi

hay hay ... qua đây học hỏi được nhiều thứ :D
 
Hạng B2
31/8/11
498
4
18
40
Ho Chi Minh, Viet Nam
Re: RE: Các chi phí khi sở hữu xe hơi

Nói thật các bác chứ, hai vợ chồng e cặm cụi, mỗi tháng chi phí rồi còn đc 3 chịt, tính mua cái xe 400T, để che nắng che mưa, mà tính thấy chi phí mỗi tháng nó ngốn hết một nửa chỗ này nên xót quá, lại thôi. Lúc nào mới sở hữu đc em nó đây
bash.gif
bash.gif
bash.gif
 
Last edited by a moderator:
Hạng B1
28/5/12
80
2
8
Re: RE: Các chi phí khi sở hữu xe hơi

Các Bác nói đúng quá. chi phí cho con xe thẩ không đơn giản tí nào. Mệt thật!
 
Hạng C
14/1/12
862
61
28
Re: RE: Các chi phí khi sở hữu xe hơi

qua nam nghe noi dong phi xe oto roi cac bac oi, nen ai chua co oto , can phai suy nghi lai
 
22/3/12
15
0
1
36
trời việt nam quả thật là lấy thuế đè người

hiii. Phải chăng nước ta thuế ô tô giảm xuống là người dân có nhiều cơ hội mua ô tô hơn.
 
Hạng D
25/8/10
2.605
320
83
Re:trời việt nam quả thật là lấy thuế đè người

Hồi chưa sở hữu 4b em cũng tính nát ra, chẳng hạn cái xe 500tr, mỗi tháng mất tiền lãi gửi NH 5tr/tháng, chi phí xăng nhớt, cầu đường, bảo hiểm, gửi xe...chia đều ra 5tr/tháng, xe mất giá - ít lắm cũng cỡ 1%/tháng - 5tr, phỏng phỏng nuôi cái xe 500tr mất 15tr/tháng, xe đắt tiền cũng tỉ lệ thuận lên...
Để tiền em chơi chứng khoán, đi mấy cái xe, tiền còn lại, vét chơi 4b, có xe rồi thì cảm thấy là lẽ đương nhiên: an toàn cho cả gia đình, ko tính toán gì nữa, chạy hơn 1 năm lại mon men đổi xe.
 
Tập Lái
23/5/11
0
4
8
biên hòa _đồng nai
Re: RE: Các chi phí khi sở hữu xe hơi

Đang đề xuất hướng xử lý với xe mua bán qua nhiều đời chủ
Sau khi Nghị định 71 có hiệu lực, thực tế từ cuộc sống đã nảy sinh rất nhiều chuyện oái oăm. Câu chuyện của một bạn đọc gửi đến kể về nỗi trần ai của anh khi định đi làm thủ tục sang tên là một ví dụ: "Tôi có chiếc xe Dream cũ, chiếc xe này được mua lại qua tay nhiều người. Cách đây vài hôm tôi có tìm đến chính chủ đăng ký chiếc xe máy trên để xin được sang tên lại. Rất khó khăn mới gặp được anh ta và sau một hồi "xin" thì chính chủ “hét” phải đưa cho anh ta 7 triệu gọi là tiền "bồi dưỡng" còn thủ tục thì tự đi làm. Như vậy số tiền trên còn hơn cả giá trị chiếc xe của tôi vì chiếc xe hiện giá vào khoảng 6 triệu. Như vậy xin hỏi ông có cách nào khác để hợp thức hóa chiếc xe của tôi thành chính chủ không? Chứ 7 triệu như lời người đứng tên kia chắc tôi phải vứt bỏ chiếc xe đi mất".
Với những trường hợp này sẽ giải quyết như thế nào? Đại tá Đào Vịnh Thắng cho biết thời gian qua ông cũng đã gặp nhiều trường hợp tương tự, có nhiều người mua phương tiện xe máy và ôtô, đặc biệt là xe máy qua rất nhiều chủ và khi quay lại thì người chủ đầu tiên gây khó khăn hoặc không tìm được chính chủ do thay đổi địa chỉ, một số công ty giải thể, phá sản… Thông tư 36 quy định rất rõ điều 20 về giải quyết một số trường hợp vướng mắc như đã nêu qua nhiều chủ hoặc nhiều năm chưa sang tên đổi chủ. Chỉ cần người chủ cuối cùng đứng ra bán và có giấy tờ hợp lệ thì chúng tôi sẽ làm thủ tục sang tên chuyển chủ. Trong thời gian qua chúng tôi đã đăng ký cho nhiều trường hợp như thế này.
"Trong trường hợp người cuối cùng nếu không tìm được thì chúng tôi sẽ tổng hợp để báo cáo lại để có những điều chỉnh làm thế nào để thuận lợi nhất cho người dân và đặc biệt là phải đảm bảo xe sang tên chuyển chủ không nằm trong tang vật vụ án, không đục số khung số máy… Chúng tôi sẽ tham mưu để bổ sung cho Thông tư 36 nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân. Một số trường hợp chính chủ đã mất thì phải dựa vào quyền thừa kế do người có quyền thừa kế đứng ra làm thủ tục. Việc tăng cường công tác quản lý nhà nước cần thống nhất với đảm bảo quyền sở hữu của người dân".
Theo Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, trước những phát sinh này, Cục CSGT và các đơn vị liên quan đang đề xuất với cấp trên giải quyết theo hướng với những chiếc xe mua bán qua nhiều người mà hiện không tìm được người đứng tên trong đăng ký xe thì người đang sở hữu phương tiện đó phải có đơn, cam kết nguồn gốc xe hợp pháp, có xác nhận của Công an phường, xã nơi cư trú và Cơ quan Công an cấp đăng ký tạm. Sau 30 ngày mà không có khiếu kiện sẽ cấp đăng ký chính thức