Quá hay..in ra....bi fạt thì yêu cầu mấy ông csgt: vui lòng chỉ tôi ông fạt lỗi này, dc quy định o dau hehe
Thắc mắc về "Số người được chở trên xe?"
...
Điều 7. Xử phạt hành vi người điều khiển xe ô tô chở người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện (Khoản 2, Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 34)
1. Số người được phép chở quá đối với từng loại xe nhưng không bị xử phạt.
- Xe đến 9 chỗ ngồi: được phép chở quá 01 người;
- Xe từ 10 chỗ ngồi đến xe 15 chỗ ngồi: được phép chở quá 02 người;
- Xe từ 16 chỗ ngồi đến xe 30 chỗ ngồi: được phép chở quá 03 người;
- Xe trên 30 chỗ ngồi: được phép chở quá 04 người.
2. Cách tính số người chở vượt quá quy định để xử phạt (ký hiệu là X) như sau:
X = Tổng số người trên xe khi kiểm soát - (số chỗ ngồi ghi trong Giấy đăng ký xe + số người được phép chở quá đối với từng loại xe nhưng không bị xử phạt).
Ví dụ: Khi kiểm soát, phát hiện xe ô tô chở người loại xe 45 chỗ ngồi (ghi trong Giấy đăng ký xe), nhưng thực tế trên xe chở 50 người. Đây là loại xe chở người trên 30 chỗ ngồi; trường hợp này, cách tính số người chở vượt quá quy định để xử phạt như sau:
X = 50 người - (45 người + 04 người) = 01 người chở vượt quá quy định bị xử phạt.
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/tu-van/2013/05/khong-mang-giay-to-oto-bi-phat-it-nhat-200-000-dong/
Theo Thông tư 11/2013 của Bộ Công an, xe đến 9 chỗ ngồi được phép chở quá một người. Tài xế không xuất trình được giấy tờ tại thời điểm kiểm tra sẽ bị phạt hành chính 200.000-400.000 đồng và tạm giữ phương tiện.
> Được phép mấy người trên xe 4 chỗ?Tại phần thông số kỹ thuật trong mẫu Giấy chứng nhận và tem kiểm định theo Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT ngày 27/12/2012 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có quy định cụ thể số người cho phép chở đối với ôtô (chỗ ngồi, chỗ đứng và chỗ nằm). Do đó, để biết chính xác xe ôtô của mình được chở bao nhiêu người, bạn cần xem phần thông số kỹ thuật trong Giấy chứng nhận kiểm định (trước đây là Sổ Đăng kiểm).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 11/2013/TT-BCA ngày 1/3/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/10/2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/2/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, “xe đến 9 chỗ ngồi được phép chở quá một người”.
Bếu “xe con do gia đình sử dụng” của bạn có đến 9 chỗ ngồi được phép chở quá 1 người (bao gồm cả người lái xe), ví dụ: xe bốn chỗ ngồi được chở 5 người, xe 7 chỗ ngồi được chở 8 người... Việc xe con chở quá số người quy định, về nguyên tắc cũng sẽ bị xử phạt như đối với xe chở khách.
Về giấy tờ mang theo khi tham gia giao thông, theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới”
Như vậy, Luật Giao thông đường bộ không quy định người điều khiển phương tiện giao thông được sử dụng giấy tờ photocopy (dù có chứng thực) khi tham gia giao thông. Do vậy, khi tham gia giao thông, bạn phải mang bản chính các giấy tờ theo quy định nêu trên.
Tại Điều 6 Thông tư 11/2013/TT-BCA ngày 1/3/2013 có quy định: "Tại thời điểm kiểm soát, người điều khiển phương tiện không xuất trình được Giấy đăng ký xe; Giấy phép lái xe; bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, mà người đó trình bày là có nhưng không mang theo thì lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy tờ theo quy định; tạm giữ phương tiện theo quy định”.
Khi tham gia giao thông nếu bạn không mang theo giấy tờ, khi bị kiểm soát, bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 34/2010/NĐ-CP (được sửa đổi theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP). Cụ thể, “người điều khiển xe ôtô, máy kéo không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định)” bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.
Trong trường hợp ôtô của bạn mua trả góp và trong thời gian trả nợ hoặc xe đang được thế chấp tại ngân hàng, ngân hàng sẽ cấp cho bạn bản sao (có chứng thực, xác nhận của ngân hàng) để sử dụng khi tham gia giao thông.
Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nộ
...
Điều 7. Xử phạt hành vi người điều khiển xe ô tô chở người vượt quá quy định được phép chở của phương tiện (Khoản 2, Khoản 4 Điều 26 Nghị định số 34)
1. Số người được phép chở quá đối với từng loại xe nhưng không bị xử phạt.
- Xe đến 9 chỗ ngồi: được phép chở quá 01 người;
- Xe từ 10 chỗ ngồi đến xe 15 chỗ ngồi: được phép chở quá 02 người;
- Xe từ 16 chỗ ngồi đến xe 30 chỗ ngồi: được phép chở quá 03 người;
- Xe trên 30 chỗ ngồi: được phép chở quá 04 người.
2. Cách tính số người chở vượt quá quy định để xử phạt (ký hiệu là X) như sau:
X = Tổng số người trên xe khi kiểm soát - (số chỗ ngồi ghi trong Giấy đăng ký xe + số người được phép chở quá đối với từng loại xe nhưng không bị xử phạt).
Ví dụ: Khi kiểm soát, phát hiện xe ô tô chở người loại xe 45 chỗ ngồi (ghi trong Giấy đăng ký xe), nhưng thực tế trên xe chở 50 người. Đây là loại xe chở người trên 30 chỗ ngồi; trường hợp này, cách tính số người chở vượt quá quy định để xử phạt như sau:
X = 50 người - (45 người + 04 người) = 01 người chở vượt quá quy định bị xử phạt.
http://vnexpress.net/gl/phap-luat/tu-van/2013/05/khong-mang-giay-to-oto-bi-phat-it-nhat-200-000-dong/
Theo Thông tư 11/2013 của Bộ Công an, xe đến 9 chỗ ngồi được phép chở quá một người. Tài xế không xuất trình được giấy tờ tại thời điểm kiểm tra sẽ bị phạt hành chính 200.000-400.000 đồng và tạm giữ phương tiện.
> Được phép mấy người trên xe 4 chỗ?Tại phần thông số kỹ thuật trong mẫu Giấy chứng nhận và tem kiểm định theo Thông tư số 56/2012/TT-BGTVT ngày 27/12/2012 quy định về kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có quy định cụ thể số người cho phép chở đối với ôtô (chỗ ngồi, chỗ đứng và chỗ nằm). Do đó, để biết chính xác xe ôtô của mình được chở bao nhiêu người, bạn cần xem phần thông số kỹ thuật trong Giấy chứng nhận kiểm định (trước đây là Sổ Đăng kiểm).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư số 11/2013/TT-BCA ngày 1/3/2013 quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 34/2010/NĐ-CP ngày 2/10/2010 và Nghị định số 71/2012/NĐ-CP ngày 19/2/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 34/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, “xe đến 9 chỗ ngồi được phép chở quá một người”.
Bếu “xe con do gia đình sử dụng” của bạn có đến 9 chỗ ngồi được phép chở quá 1 người (bao gồm cả người lái xe), ví dụ: xe bốn chỗ ngồi được chở 5 người, xe 7 chỗ ngồi được chở 8 người... Việc xe con chở quá số người quy định, về nguyên tắc cũng sẽ bị xử phạt như đối với xe chở khách.
Về giấy tờ mang theo khi tham gia giao thông, theo quy định tại khoản 2 Điều 58 Luật giao thông đường bộ, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xe cơ giới”
Như vậy, Luật Giao thông đường bộ không quy định người điều khiển phương tiện giao thông được sử dụng giấy tờ photocopy (dù có chứng thực) khi tham gia giao thông. Do vậy, khi tham gia giao thông, bạn phải mang bản chính các giấy tờ theo quy định nêu trên.
Tại Điều 6 Thông tư 11/2013/TT-BCA ngày 1/3/2013 có quy định: "Tại thời điểm kiểm soát, người điều khiển phương tiện không xuất trình được Giấy đăng ký xe; Giấy phép lái xe; bằng (hoặc chứng chỉ) điều khiển và chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường, mà người đó trình bày là có nhưng không mang theo thì lập biên bản vi phạm hành chính về hành vi không có giấy tờ theo quy định; tạm giữ phương tiện theo quy định”.
Khi tham gia giao thông nếu bạn không mang theo giấy tờ, khi bị kiểm soát, bạn sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 34/2010/NĐ-CP (được sửa đổi theo Nghị định 71/2012/NĐ-CP). Cụ thể, “người điều khiển xe ôtô, máy kéo không mang theo Giấy đăng ký xe, Giấy phép lái xe, Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (nếu có quy định phải kiểm định)” bị phạt tiền từ 200.000 đến 400.000 đồng.
Trong trường hợp ôtô của bạn mua trả góp và trong thời gian trả nợ hoặc xe đang được thế chấp tại ngân hàng, ngân hàng sẽ cấp cho bạn bản sao (có chứng thực, xác nhận của ngân hàng) để sử dụng khi tham gia giao thông.
Thạc sỹ, Luật sư Phạm Thanh Bình
Công ty Luật Bảo Ngọc, Hà Nộ
Last edited by a moderator:
Vâng! Em sẽ lưu ý đến thái độ lười biếng, không muốn "làm việc nhiều" của bác. "Cảnh sát giao thông" mà ăn hối lộ là "cá nục rau nhút lắm" đấy! Hãy tu dưỡng rèn luyện để làm việc với tinh thần "sống và chiến đấu và làm việc theo gương..." lãnh tụ nhé!Cảnh sát giao thông nói:Các anh nên tôn trọng Luật GT để chúng tôi đỡ phải làm việc nhiều.
Tôi mà bắt được quả tang ông ăn hối lộ là về đuổi gà ngay đấy!