Hạng D
5/8/06
2.079
32.239
113
Như các bạn đã biết. Tình trạng nổ vỏ xe ngày càng nhiều và dẫn đến nhiều tai nạn giao thông đáng tiếc. Mình có vài kinh nghiệm viết lên đây cho anh em tham khảo. Anh em nào có ý kiến nào khác cứ bổ sung cho anh em học hỏi.

1/ Giá trị của vỏ xe không đắt lắm so với giá trị của chiếc xe và quan trọng hơn nữa là an toàn cho mình và mọi người. Vì vậy nên mua vỏ xe tốt và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật xe.

2/ Vỏ xe đi trong điều kiện đường nóng (chạy lúc trưa nắng) hoặc nhựa đường quá nhám (kiểu như cao tốc TL) sẽ làm vỏ dễ hư và dẫn đến nổ vỏ. Mình để ý mỗi lần đi trời nắng buổi trưa áp suất và nhiệt độ trong vỏ đều tăng lên rất cao. Bình thường xe mình bơm 2.2 kg/cm3 nhiệt độ khoảng hơn 30oC. Vậy mà chạy lúc trưa nắng nhiệt độ trong vỏ xe lên đến 60oC và áp suất tăng lên đến 2.6kg/cm3. Thậm chí lúc test trên cao tốc TL lúc 2h trưa nhiệt độ lên đến gần 70oC và áp suất lốp lên trên 2.7kg/cm3. Chính vì vỏ xe cũ hoặc không tốt + bơm xe quá căng + đường xấu dẫn đến chiếc vỏ xe bị nổ.

3/ Các bạn bơm xe nhớ để ý là ngoài đường người ta luôn bơm dư hơi và thậm chí còn dư rất nhiều kể cả những tiệm lớn ở LTT như HC và .... Tiêu chuẩn chỉ có 2.2 kg/cm3 mà người ta bơm lên đến 4.0kg/cm3 thậm chí còn hơn. Tốt nhất là các bạn nên mua một đồ đo áp suất lốp có bán đầy ở các tiệm bán đồ xe hơi. Mỗi khi đi xa các bạn nên đo lại và bơm 4 bánh cho đều. Làm như vậy sẽ hạn chế nổ lốp xe dẫn đến tai nạn.

4/ Nếu muốn hiện đại tí nữa các bạn mua Hệ thống cảm biến áp suất lốp xe. Nguyên tắc hoạt động như link dưới. Vừa an toàn vừa bảo vệ vỏ xe của bạn. Nếu bị lủng bất ngờ áp suất vỏ xe giảm, hoặc xe đi nóng quá áp suất và nhiệt độ tăng hệ thống sẽ báo ngay cho chúng ta biết để xử lí ngay. Nhiều lúc vỏ xe xẹp mà chúng ta không biết dừng lại dẫn đến hư vỏ xe và bạn sẽ phải tốn tiền mua 1 cái vỏ mới.

http://www.the3rdeye.com.my/tire_flash.html

1309P0611-1.jpg


51.jpg
 
Hạng C
15/1/07
944
260
63
TPHCM
www.giaymarco.vn
Em bổ sung ti tí:
Bác Giuvung nói rất đúng. Áp suất lốp xe thì bác nên coi ở thành cửa xe bao nhiêu là chuẩn thì bác bơm ít hơn khoảng trên dưới 0.2kg/cm3. Chẳng hạn bánh xe em có chuẩn bánh trước là 2.4kg/cm3, bánh sau 2.8kg/cm3 nhưng em không bao giờ bơm đúng. Em toàn bơm bánh trước 2.2kg/cm3, bánh sau 2.5kg/cm3. Khi chạy, lực ma sát sẽ làm vỏ xe nóng lên, không khí giãn nỡ tăng áp suất trong vỏ xe lên cũng vừa. Đặc biệt trong trường hợp chạy đường cao tốc vào giữa trưa mà bác biết mình thuộc dạng tay đua có hạng thì nên xì bớt tí xíu cho chắc ăn. Tuy nhiên sau thời gian chạy trên đường cao tốc thì bác nên bom lại đúng để xe chạy ngọt hơn, không bị quá nhiều ma sát làm ì. Muốn thế thì 1 cái đo áp suất lốp + 1 cái bơm điện là không thể thiếu.
Tốt nhất trước khi đi đường xa phải kiểm tra vỏ, lốp. Khi chạy thì nên tránh ổ gà hết mức có thể, hạn chế leo vỉa hè vì những việc này có thể làm tức vỏ xe, đứt dây đai từ đó nguy cơ nổ vỏ tăng lên cực cao. Khi phát hiện vỏ xe có cục u thì thay vỏ mới hoặc bỏ làm sơ-cua liền, nếu trong trường hợp bất khả kháng phải chạy với vỏ có cục u thì hạn chế chạy tốc độ cao.
Cao su thì hay bị chai, bị phá hoại dưới tia UV của mặt trời do đó các bác nên xịt thuốc bảo vệ+ làm bóng vỏ xe ít nhất 3 tuần 1 lần. Sắp tới mùa mưa, đường hay ngập, em thấy có nhiều bác chơi đậu xe ở chỗ có vũng nước ngập tương đối trong thời gian dài, như vậy là không nên, nước có thể thấm vào lớp cao su làm ảnh hưởng những sợi đai kim loại bên trong, khi mấy sợi này bị sét sẽ dễ bị đứt gây cục u cho vỏ xe.
 
Hạng B1
7/11/09
91
438
53
39
Nếu bơm khí Nito em nghĩ áp suất sẽ không tăng bao nhiêu đâu.
 
Hạng C
26/4/10
556
1
18
saigon
Re:Cách bảo quản và sử dụng vỏ xe hơi

giuvung nói:
Như các bạn đã biết. Tình trạng nổ vỏ xe ngày càng nhiều và dẫn đến nhiều tai nạn giao thông đáng tiếc. Mình có vài kinh nghiệm viết lên đây cho anh em tham khảo. Anh em nào có ý kiến nào khác cứ bổ sung cho anh em học hỏi.

1/ Giá trị của vỏ xe không đắt lắm so với giá trị của chiếc xe và quan trọng hơn nữa là an toàn cho mình và mọi người. Vì vậy nên mua vỏ xe tốt và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật xe.

2/ Vỏ xe đi trong điều kiện đường nóng (chạy lúc trưa nắng) hoặc nhựa đường quá nhám (kiểu như cao tốc TL) sẽ làm vỏ dễ hư và dẫn đến nổ vỏ. Mình để ý mỗi lần đi trời nắng buổi trưa áp suất và nhiệt độ trong vỏ đều tăng lên rất cao. Bình thường xe mình bơm 2.2 kg/cm3 nhiệt độ khoảng hơn 30oC. Vậy mà chạy lúc trưa nắng nhiệt độ trong vỏ xe lên đến 60oC và áp suất tăng lên đến 2.6kg/cm3. Thậm chí lúc test trên cao tốc TL lúc 2h trưa nhiệt độ lên đến gần 70oC và áp suất lốp lên trên 2.7kg/cm3. Chính vì vỏ xe cũ hoặc không tốt + bơm xe quá căng + đường xấu dẫn đến chiếc vỏ xe bị nổ.

3/ Các bạn bơm xe nhớ để ý là ngoài đường người ta luôn bơm dư hơi và thậm chí còn dư rất nhiều kể cả những tiệm lớn ở LTT như HC và .... Tiêu chuẩn chỉ có 2.2 kg/cm3 mà người ta bơm lên đến 4.0kg/cm3 thậm chí còn hơn. Tốt nhất là các bạn nên mua một đồ đo áp suất lốp có bán đầy ở các tiệm bán đồ xe hơi. Mỗi khi đi xa các bạn nên đo lại và bơm 4 bánh cho đều. Làm như vậy sẽ hạn chế nổ lốp xe dẫn đến tai nạn.

4/ Nếu muốn hiện đại tí nữa các bạn mua Hệ thống cảm biến áp suất lốp xe. Nguyên tắc hoạt động như link dưới. Vừa an toàn vừa bảo vệ vỏ xe của bạn. Nếu bị lủng bất ngờ áp suất vỏ xe giảm, hoặc xe đi nóng quá áp suất và nhiệt độ tăng hệ thống sẽ báo ngay cho chúng ta biết để xử lí ngay. Nhiều lúc vỏ xe xẹp mà chúng ta không biết dừng lại dẫn đến hư vỏ xe và bạn sẽ phải tốn tiền mua 1 cái vỏ mới.



1309P0611-1.jpg


51.jpg

cám ơn sư nhắc nhở rất hữu ích của chủ thớt!
Cách bảo quản và sử dụng vỏ xe hơi