Trump mà thắng cử thì chắc sàn cả sàn luôn quá
Nói chung mình vẫn thấy diễn biến hơi thái quá và mang tính tâm lý, thao túng của các tay đầu cơ là chính, ngắn hạn ai làm tổng thống cũng không thay đổi nhiều đến vậy. Nước Mỹ vẫn là nước Mỹ vẫn vậy bao đời tổng thống nay rồi.
11h05 09/11/2016 ....ai thắng cũng là cơ hội mua hàng ngon giá thấp, nhưng phải chọn kỹ nhé các bác
Thị trường ngày 9/11/2016:
Sau Brexit thì không có gì là không thể xảy ra và các loại thăm dò đều là không chính xác, chỉ mang tính định hướng dư luận mà thôi. Bị ru ngủ bởi các con số mà không sẵn sàng cho kịch bản xấu thường đem lại thiệt hại rất lớn.
Phiên hôm nay khá giống phiên Brexit, có hoảng loạn, có bắt đáy, có phục hồi, có hồ hởi và có tiếc nuối cắt đúng đáy. Thật ra một ngày giao dịch chẳng có ý nghĩa gì nhiều cho cả hai bên: người bắt đáy chưa chắc đã đúng, người cắt lỗ chưa chắc đã sai. Thị trường Mỹ đêm nay mới đem lại cái nhìn rõ ràng hơn một chút.
Có khả năng là tình hình không đến nỗi tệ. Nhìn Futures và thị trường châu Âu, diễn biến có thể không giống như các kịch bản kinh hoàng được vẽ ra. Tuy nhiên, biến động này khác với Brexit ở sự khó đoán và thiếu ổn định.
Brexit dễ được tính toán hơn vì có một thời gian rất dài để thực thi, trong khi các thay đổi chính sách ở Mỹ có thể diễn ra sớm hơn và thị trường sẽ phản ánh nhanh hơn những thay đổi đó vì quá trình phân bổ lại tài sản và dòng vốn sẽ phải diễn ra sớm nếu cần thiết.
Lực cầu bắt đáy hôm nay là khá tốt, nhưng chủ yếu là áp lực bán không quá mạnh. Mức độ dao động phiên này yếu hơn nhiều so với hôm Brexit và cũng không có sàn hàng loạt. Có lẽ ngay cả người cầm cổ phiếu cũng có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn, đã không bán ra quá nhiều, dù mức lỗ tương đối lớn khi đã lỡ đánh cược sai vào 2 phiên trước.
Các yếu tố định lượng của phiên bắt đáy hôm nay yếu hơn khá nhiều so với phiên Brexit, có thể là do mức dao động kém hơn. Chẳng hạn HSX30 (cổ phiếu) hôm nay biến động trung bình 4,56%, hôm Brexit là 8,43%. Vốn nội thuần hôm nay 2.974 tỷ, hôm Brexit là 5.517 tỷ. Mức hồi giá trung bình trên cổ phiếu hôm nay là 3,5%, hôm Brexit là 5,73% (có hơi ảnh hưởng từ bước giá). Mức độ tập trung vốn hôm nay cực cao, gấp đôi phiên Brexit.
Nói chung hôm nay giao dịch thiên về ngắn hạn tích cực, còn bền hơn hay không phải chờ thị trường kiểm chứng. Dòng tiền bắt đáy không mạnh là điểm yếu. Nếu thị trường có đồng thuận tốt, sẽ sớm thấy các phiên tăng rõ ràng tới đây.
Điều bất lợi là thị trường nói chung sẽ không có được chính sách hỗ trợ nào mới hơn. Giảm tác động từ Brexit thì các ngân hàng trung ương bơm tiền mua tài sản ở quy mô khổng lồ. Bây giờ là câu chuyện riêng của nước Mỹ, trong khi các thay đổi chính sách, chẳng hạn các hiệp định thương mại, lại tác động lớn.
Chốt lại, các giao dịch nên chuẩn bị cho kịch bản ngắn hạn. Nếu thị trường chuyển động thiếu lực, không có quán tính, dòng tiền kém thì không nên nắm giữ lâu. Cần nhớ rằng thị trường không có điểm gì tốt hơn so với tuần trước hay tháng trước, mà chỉ có yếu tố hỗ trợ từ lực cầu phản ứng ngược. Trong khi đó bối cảnh chung lại phức tạp hơn và khó dự đoán hơn.
ITRADER
Sau Brexit thì không có gì là không thể xảy ra và các loại thăm dò đều là không chính xác, chỉ mang tính định hướng dư luận mà thôi. Bị ru ngủ bởi các con số mà không sẵn sàng cho kịch bản xấu thường đem lại thiệt hại rất lớn.
Phiên hôm nay khá giống phiên Brexit, có hoảng loạn, có bắt đáy, có phục hồi, có hồ hởi và có tiếc nuối cắt đúng đáy. Thật ra một ngày giao dịch chẳng có ý nghĩa gì nhiều cho cả hai bên: người bắt đáy chưa chắc đã đúng, người cắt lỗ chưa chắc đã sai. Thị trường Mỹ đêm nay mới đem lại cái nhìn rõ ràng hơn một chút.
Có khả năng là tình hình không đến nỗi tệ. Nhìn Futures và thị trường châu Âu, diễn biến có thể không giống như các kịch bản kinh hoàng được vẽ ra. Tuy nhiên, biến động này khác với Brexit ở sự khó đoán và thiếu ổn định.
Brexit dễ được tính toán hơn vì có một thời gian rất dài để thực thi, trong khi các thay đổi chính sách ở Mỹ có thể diễn ra sớm hơn và thị trường sẽ phản ánh nhanh hơn những thay đổi đó vì quá trình phân bổ lại tài sản và dòng vốn sẽ phải diễn ra sớm nếu cần thiết.
Lực cầu bắt đáy hôm nay là khá tốt, nhưng chủ yếu là áp lực bán không quá mạnh. Mức độ dao động phiên này yếu hơn nhiều so với hôm Brexit và cũng không có sàn hàng loạt. Có lẽ ngay cả người cầm cổ phiếu cũng có sự chuẩn bị tâm lý tốt hơn, đã không bán ra quá nhiều, dù mức lỗ tương đối lớn khi đã lỡ đánh cược sai vào 2 phiên trước.
Các yếu tố định lượng của phiên bắt đáy hôm nay yếu hơn khá nhiều so với phiên Brexit, có thể là do mức dao động kém hơn. Chẳng hạn HSX30 (cổ phiếu) hôm nay biến động trung bình 4,56%, hôm Brexit là 8,43%. Vốn nội thuần hôm nay 2.974 tỷ, hôm Brexit là 5.517 tỷ. Mức hồi giá trung bình trên cổ phiếu hôm nay là 3,5%, hôm Brexit là 5,73% (có hơi ảnh hưởng từ bước giá). Mức độ tập trung vốn hôm nay cực cao, gấp đôi phiên Brexit.
Nói chung hôm nay giao dịch thiên về ngắn hạn tích cực, còn bền hơn hay không phải chờ thị trường kiểm chứng. Dòng tiền bắt đáy không mạnh là điểm yếu. Nếu thị trường có đồng thuận tốt, sẽ sớm thấy các phiên tăng rõ ràng tới đây.
Điều bất lợi là thị trường nói chung sẽ không có được chính sách hỗ trợ nào mới hơn. Giảm tác động từ Brexit thì các ngân hàng trung ương bơm tiền mua tài sản ở quy mô khổng lồ. Bây giờ là câu chuyện riêng của nước Mỹ, trong khi các thay đổi chính sách, chẳng hạn các hiệp định thương mại, lại tác động lớn.
Chốt lại, các giao dịch nên chuẩn bị cho kịch bản ngắn hạn. Nếu thị trường chuyển động thiếu lực, không có quán tính, dòng tiền kém thì không nên nắm giữ lâu. Cần nhớ rằng thị trường không có điểm gì tốt hơn so với tuần trước hay tháng trước, mà chỉ có yếu tố hỗ trợ từ lực cầu phản ứng ngược. Trong khi đó bối cảnh chung lại phức tạp hơn và khó dự đoán hơn.
ITRADER
Thị trường ngày 10/11/2016:
Thị trường đang cho thấy một phản ứng khá tốt, một phần vì chứng khoán thế giới là phép thử nhạy cảm nhất còn tăng, huống chi Việt Nam?
Việc đa số cổ phiếu tăng giá là hợp logic. Cổ phiếu không tăng ào ạt mới là điều đáng ngại, còn tăng là bình thường, đơn giản vì bài học Brexit còn đó, mua sớm ngày nào có lợi ngày đó. Hôm nay có thể nhìn thấy sự đồng thuận tốt. Tuy nhiên việc thị trường có lặp lại diễn biến tương tự hay không thì phải chờ đợi.
Điều khả dĩ hỗ trợ thị trường vẫn chủ yếu là các biến động từ bên ngoài. Do ảnh hưởng đến từ bên ngoài, nên nếu thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt là Mỹ, còn tăng tốt thì trong nước khó giảm. Đây là câu chuyện chủ yếu của thị trường trong ngắn hạn.
Ngoài ra có thể quan sát sức mạnh của nhịp tăng này ở các khía cạnh định lượng độ rộng chứ không chỉ nhìn vào VN-Index. Lượng tiền tích lũy trong vòng quay phải tăng dần, tương tự nhịp tăng cuối tháng 6 đầu tháng 7. Yếu tố dẫn dắt phải thể hiện qua HSX30. Chỉ số này dẫn dắt và mạnh hơn VN-Index thời điểm hậu Brexit.
Hiện tại VN-Index đang bị méo đáng kể do có ROS tăng quá mạnh. Như hôm nay HSX30 biến động đuối hơn VN-Index. Đa số cổ phiếu trong HSX30 vẫn đang trong xu thế giảm ngắn hạn hoặc tích lũy, chưa có thay đổi lớn. Kịch bản tích lũy như trước có vẻ hiện thực hơn là kỳ vọng quá lớn vào lúc này.
Giá cổ phiếu tăng nhờ quán tính ngắn hạn thường không bị ép dao động theo hướng giảm intraday mà bị chặn ở vùng giá cao và giới hạn biên độ dao động. Đó là do người bán treo lệnh/vào lệnh tạo thành vùng tích lũy cung lớn mà cầu không thể xuyên phá được. Hoạt động phân phối ẩn thường diễn ra theo cách này, không khiến giá giảm, không ép giá xuống, nhưng giá như gặp cản vô hình không thể đi lên thêm được trong phiên.
Dòng tiền lớn có thể thay đổi tương quan nói trên ở thời điểm thị trường mạnh. Vì thế luôn cần tiền tăng lên theo chiều giá. Hôm nay khoảng 2.159 tỷ vốn nội vào là tốt. Tuy nhiên mức độ vẫn kém xa đợt Brexit. Thị trường mới cho thấy quán tính về giá, chưa thấy quán tính về tiền.
ITRADER
Thị trường đang cho thấy một phản ứng khá tốt, một phần vì chứng khoán thế giới là phép thử nhạy cảm nhất còn tăng, huống chi Việt Nam?
Việc đa số cổ phiếu tăng giá là hợp logic. Cổ phiếu không tăng ào ạt mới là điều đáng ngại, còn tăng là bình thường, đơn giản vì bài học Brexit còn đó, mua sớm ngày nào có lợi ngày đó. Hôm nay có thể nhìn thấy sự đồng thuận tốt. Tuy nhiên việc thị trường có lặp lại diễn biến tương tự hay không thì phải chờ đợi.
Điều khả dĩ hỗ trợ thị trường vẫn chủ yếu là các biến động từ bên ngoài. Do ảnh hưởng đến từ bên ngoài, nên nếu thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt là Mỹ, còn tăng tốt thì trong nước khó giảm. Đây là câu chuyện chủ yếu của thị trường trong ngắn hạn.
Ngoài ra có thể quan sát sức mạnh của nhịp tăng này ở các khía cạnh định lượng độ rộng chứ không chỉ nhìn vào VN-Index. Lượng tiền tích lũy trong vòng quay phải tăng dần, tương tự nhịp tăng cuối tháng 6 đầu tháng 7. Yếu tố dẫn dắt phải thể hiện qua HSX30. Chỉ số này dẫn dắt và mạnh hơn VN-Index thời điểm hậu Brexit.
Hiện tại VN-Index đang bị méo đáng kể do có ROS tăng quá mạnh. Như hôm nay HSX30 biến động đuối hơn VN-Index. Đa số cổ phiếu trong HSX30 vẫn đang trong xu thế giảm ngắn hạn hoặc tích lũy, chưa có thay đổi lớn. Kịch bản tích lũy như trước có vẻ hiện thực hơn là kỳ vọng quá lớn vào lúc này.
Giá cổ phiếu tăng nhờ quán tính ngắn hạn thường không bị ép dao động theo hướng giảm intraday mà bị chặn ở vùng giá cao và giới hạn biên độ dao động. Đó là do người bán treo lệnh/vào lệnh tạo thành vùng tích lũy cung lớn mà cầu không thể xuyên phá được. Hoạt động phân phối ẩn thường diễn ra theo cách này, không khiến giá giảm, không ép giá xuống, nhưng giá như gặp cản vô hình không thể đi lên thêm được trong phiên.
Dòng tiền lớn có thể thay đổi tương quan nói trên ở thời điểm thị trường mạnh. Vì thế luôn cần tiền tăng lên theo chiều giá. Hôm nay khoảng 2.159 tỷ vốn nội vào là tốt. Tuy nhiên mức độ vẫn kém xa đợt Brexit. Thị trường mới cho thấy quán tính về giá, chưa thấy quán tính về tiền.
ITRADER
ĐƯỢC 1 CHÚ TĂNG TRẦN ĐÓNG CỬA HÔM NAY 28.35
VIC bắt đầu chạy?
Cập nhật VIC, giá hiện tại 42,750 VNĐ, theo dõi cân nhắc mua vào dần, gia tăng số lượng nếu giá dịch chuyển theo chiều tăng dần và bám dải BB trên, chốt lãi tại 46-50, cắt lỗ nếu thủng 41.9
View attachment 564054
TLH chạy chưa các bác?
Ngành thép hiện nay có TLH có mấy điểm cũng hấp dẫn đáng chú ý sau
1. vốn 846 tỷ nhưng 6 tháng đã lãi sau thuế 253 tỷ, với tình hình LN khả quan của các công ty ngành thép trong thời gian qua và sắp tới, dự là hết quý 3 này TLH đã hoàn thành xong kế hoạch 300 tỷ LN sau thuế của 2016. Dự phóng năm nay đạt tầm 350 tỷ LN sau thuế, EPS ước tính 4100 đồng. Tính ra giá 10.x mà EPS hơn 4000 thì PE=2.5 là quá rẻ. Chỉ cần kỳ vọng PE=5 thôi thì TLH cũng phải có giá 20 rồi.
Xem thêm thông số tại :
http://s.cafef.vn/hose/TLH-cong-ty-co-phan-tap-doan-thep-tien-len.chn
2. Giá trị sổ sách của TLH hiện nay là 13010, tức đang cao hơn giá trên sàn hiện nay 25%
3. Đường giá TLH tích lũy quanh vùng 10.x cũng khá lâu rồi.
Thị trường ngày 14/11/2016:
Phép thử hôm nay không được tốt. Vấn đề không phải là giảm giá, mà là cách giảm và dòng tiền.
Cổ phiếu giảm giá hôm nay không có gì khó đoán. Khả năng rất cao là phiên T+3 này giá sẽ giảm trên diện rộng do áp lực chốt lời ngắn hạn. Thị trường giảm mới là điều bình thường, nếu tốt sẽ có đợt đẩy giá phục hồi chút nào đó cuối phiên và dòng tiền lan tỏa tốt.
Nếu thật sự tin tưởng vào triển vọng tăng cao hơn, các nhịp giảm là cơ hội để dòng tiền chậm nhập cuộc. Hãy nhìn vào phiên T+3 ở thời điểm Brexit, thị trường có động lực cực mạnh. Áp lực chốt lời ngắn hạn không lớn, thể hiện ở thanh khoản không cao do người bắt đáy giữ hàng lại nhiều hơn để ăn dày hơn. Người mua nhảy vào đẩy giá giúp VNI tăng 1,3%, hay nhìn qua VNAllshares – chỉ số bớt ảnh hưởng vốn hóa – cũng tăng 1,3%. Phiên T+4 kế tiếp bị chốt nhiều hơn, nhưng cầu vẫn cuốn phăng và đẩy thị trường lên cao hơn.
Tâm lý thị trường tốt luôn thể hiện ra ở quán tính giao dịch và cách thức vào lệnh hơn là câu chuyện thanh khoản. Hôm nay thị trường đuối hơn nhiều dù quy mô bắt đáy hôm 9/11 không phải là quá lớn. VNI tuy được đỡ bởi ROS nhưng các chỉ số khác rơi rất sâu, mạnh hơn mức chờ đợi: HSX30 giảm 1,23%, VNAllshares giảm 1,02%.
Điểm đáng chú ý hôm nay là nước ngoài bán ra quá nhiều. Vốn ngoại nhảy vào mua hai ngày sau phiên Brexit khá tốt và bán ra ngày T+3 (lướt sóng) rất nhỏ (-0,9 tỷ), sau đó lại mua tiếp. Hôm nay nước ngoài bán ròng quá mạnh, không chỉ riêng VNM mà còn ở nhiều cổ phiếu khác.
Nước ngoài xả lớn là dấu hiệu cần chú ý vì có khả năng là dấu vết của sự dịch chuyển dòng tiền. Nếu như các chính sách mới được dự kiến thay đổi thì sự dịch chuyển dòng tiền sẽ phải diễn ra sớm hơn. Một sự hấp dẫn hơn ở thị trường Mỹ có thể khiến dòng vốn đầu tư thay đổi ở các thị trường khác.
Vốn nội thuần vào thị trường hôm nay tương đối cao, khoảng 2.362 tỷ đồng. Tuy nhiên mức độ tập trung vốn lại quá lớn. Dòng tiền không có sự lan tỏa trong ngày T+3 khi lực chốt ngắn hạn làm giá giảm là điều cũng cần quan sát.
Nói tóm lại, nhìn tổng thể cách dòng tiền vận động trong cú sốc bầu cử Mỹ đã không tạo được ấn tượng mạnh mẽ về sự tham lam cũng như niềm tin cần có. Cũng cần nói lại là bối cảnh chung không có gì tốt hơn so với thời điểm trước đó, trong khi khả năng bất ổn lại cao hơn. Thời điểm thị trường không có sự đồng thuận thì rất khó để đi cao hơn.
Vấn đề chính để hạn chế rủi ro ở mỗi vị thế giao dịch là thuận theo xu thế thị trường, tham gia lúc xu thế rõ ràng và ổn định vì đó là lúc xác suất thành công cao hơn. Một bối cảnh thuận lợi chưa hẳn đã đủ để đảm bảo cho một xu thế rõ ràng, chứ chưa nói đến một bối cảnh bất ổn và khó đoán.
ITRADER
Phép thử hôm nay không được tốt. Vấn đề không phải là giảm giá, mà là cách giảm và dòng tiền.
Cổ phiếu giảm giá hôm nay không có gì khó đoán. Khả năng rất cao là phiên T+3 này giá sẽ giảm trên diện rộng do áp lực chốt lời ngắn hạn. Thị trường giảm mới là điều bình thường, nếu tốt sẽ có đợt đẩy giá phục hồi chút nào đó cuối phiên và dòng tiền lan tỏa tốt.
Nếu thật sự tin tưởng vào triển vọng tăng cao hơn, các nhịp giảm là cơ hội để dòng tiền chậm nhập cuộc. Hãy nhìn vào phiên T+3 ở thời điểm Brexit, thị trường có động lực cực mạnh. Áp lực chốt lời ngắn hạn không lớn, thể hiện ở thanh khoản không cao do người bắt đáy giữ hàng lại nhiều hơn để ăn dày hơn. Người mua nhảy vào đẩy giá giúp VNI tăng 1,3%, hay nhìn qua VNAllshares – chỉ số bớt ảnh hưởng vốn hóa – cũng tăng 1,3%. Phiên T+4 kế tiếp bị chốt nhiều hơn, nhưng cầu vẫn cuốn phăng và đẩy thị trường lên cao hơn.
Tâm lý thị trường tốt luôn thể hiện ra ở quán tính giao dịch và cách thức vào lệnh hơn là câu chuyện thanh khoản. Hôm nay thị trường đuối hơn nhiều dù quy mô bắt đáy hôm 9/11 không phải là quá lớn. VNI tuy được đỡ bởi ROS nhưng các chỉ số khác rơi rất sâu, mạnh hơn mức chờ đợi: HSX30 giảm 1,23%, VNAllshares giảm 1,02%.
Điểm đáng chú ý hôm nay là nước ngoài bán ra quá nhiều. Vốn ngoại nhảy vào mua hai ngày sau phiên Brexit khá tốt và bán ra ngày T+3 (lướt sóng) rất nhỏ (-0,9 tỷ), sau đó lại mua tiếp. Hôm nay nước ngoài bán ròng quá mạnh, không chỉ riêng VNM mà còn ở nhiều cổ phiếu khác.
Nước ngoài xả lớn là dấu hiệu cần chú ý vì có khả năng là dấu vết của sự dịch chuyển dòng tiền. Nếu như các chính sách mới được dự kiến thay đổi thì sự dịch chuyển dòng tiền sẽ phải diễn ra sớm hơn. Một sự hấp dẫn hơn ở thị trường Mỹ có thể khiến dòng vốn đầu tư thay đổi ở các thị trường khác.
Vốn nội thuần vào thị trường hôm nay tương đối cao, khoảng 2.362 tỷ đồng. Tuy nhiên mức độ tập trung vốn lại quá lớn. Dòng tiền không có sự lan tỏa trong ngày T+3 khi lực chốt ngắn hạn làm giá giảm là điều cũng cần quan sát.
Nói tóm lại, nhìn tổng thể cách dòng tiền vận động trong cú sốc bầu cử Mỹ đã không tạo được ấn tượng mạnh mẽ về sự tham lam cũng như niềm tin cần có. Cũng cần nói lại là bối cảnh chung không có gì tốt hơn so với thời điểm trước đó, trong khi khả năng bất ổn lại cao hơn. Thời điểm thị trường không có sự đồng thuận thì rất khó để đi cao hơn.
Vấn đề chính để hạn chế rủi ro ở mỗi vị thế giao dịch là thuận theo xu thế thị trường, tham gia lúc xu thế rõ ràng và ổn định vì đó là lúc xác suất thành công cao hơn. Một bối cảnh thuận lợi chưa hẳn đã đủ để đảm bảo cho một xu thế rõ ràng, chứ chưa nói đến một bối cảnh bất ổn và khó đoán.
ITRADER