Hạng D
16/11/10
1.422
2.813
113
Bình Thạnh, Tp HCM
Đường không cấm đậu thì mắc mớ gì đậu mà phải bật cảnh báo. Ăn nhậu chạy ẩu rồi đổ thừa hoàn cảnh à. Cái thói quen ẩu mà không sửa, hôm nào xui thì về đoàn tụ ông bà. Tiếc gì.
Đường có biển chỗ đậu xe mới không phải đặt biển cảnh báo, còn đường không cấm đậu xe theo luật khi đậu xe phải đặt biển cảnh báo trước và sau xe nha bác.
Nếu đọan đường này có biển cho đậu xe thì ok chứ không là xe tải này mệt rồi.
 
Hạng B1
22/10/15
91
53
18
43
Chắc xe máy vội quá nên không có time dừng xe lại để nghe điện thoại.
Mình gặp xe máy vừa chạy vừa nhắn tin nữa kìa.
Không hiểu mấy người này suy nghĩ gì.
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Đỗ xe trên lòng đường, nơi không có biển cấm dừng đỗ vẫn phải có cảnh báo bác à.

d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;
đ) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;

Nếu đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm mà gây tai nạn như TH này thì có tình tiết tăng nặng, nhưng e ko biết là tăng cỡ nào, hóng các bác.

Xe là nguồn nguy hiểm cao độ. Dừng đậu ở đâu kể cả trong Gara cũng nguy hiểm huống chi còn chiếm 1 phần đường xe chạy như trường hợp này. Ngoài việc bác tài chịu trách nhiệm dân sự về bồi thường hậu quả do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra (ít nhất do thiếu tín hiệu cảnh báo), còn có thể bị truy cứu hình sự do vi phạm về dk ptgtdb:
Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
 
  • Like
Reactions: ntt61
Hạng D
15/7/11
1.056
2.646
113
Đợt em cũng bị, vì gấp quá nên ngu, vừa đi xe máy vừa móc đt ra bấm gọi, kết quả...
Cám ơn ông trời đã không để em chết vì ngu.
 
Hạng D
29/11/06
4.074
11.661
113
Tài xe tải thấy tai nạn cái ra bật đèn hazard liền nhể?
 
Hạng D
11/12/10
3.008
8.052
113
View attachment 439084

Clip được cắt từ camera cố định nhà dân ngày 17/03/2016 tại Cần Giuộc, Long An. TNGT do người đang chạy xe máy sử dụng điện thoại tông mạnh vào phía sau xe tải.[pagebreak][/pagebreak] Thấy gì từ clip này:
- Xe tải đậu tại khu vực đường tối không có đèn báo hiệu, sau khi TNGT xảy ra mới có.
- Người đi xe máy vừa lái xe vừa dùng điện thoại và không hề có phản ứng gì khi đụng phải xe tải.
- Sau tai nạn, tình hình giao thông trở nên phức tạp do người dân tò mò gây cản trở giao thông; tiềm ẩn một TNGT khác... Nguyên tắc trên đường giao thông: Khi có một vật dừng lại thì đó là vật cản trở và gây nguy hiểm cho các phương tiện đang giao thông, tai nạn là điều dễ xảy ra!


Tại điểm c, Khoản 3, điều 30, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định rõ: “Người điều khiển xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy không được sử dụng ô, điện thoại di động, thiết bị âm thanh, trừ thiết bị trợ thính” và theo Nghị định 171/NĐ-CP, ngày 13/11/2013 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định: đối với người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy sử dụng điện thoại di động (trừ thiết bị trợ thính) sẽ bị phạt từ 60.000 - 80.000 đồng (điểm h Khoản 1 Điều 6).

Một mức phạt quá nhẹ mang tính răn đe hành động gây nguy hiểm chết người và có thể chết nhiều người. Và tình trạng vi phạm vẫn khá phổ biến và chưa được lực lượng CSGT nhắc nhở, xử phạt triệt để và kịp thời...

HÃY DỪNG VIỆC SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI KHI ĐANG LÁI XE... ĐIỀU ĐÓ CÓ THỂ CƯỚP ĐI MẠNG SỐNG CỦA CHÍNH BẠN, NHỮNG NGƯỜI NGỒI TRÊN XE CỦA BẠN VÀ NHIỀU NGƯỜI KHÁC NỮA!
May mà 2b không ủi trúng người vô tội khác!
Chạy tốc độ cao mà không chú ý phía trước, coi thường tính mạng mình và người khác như vậy thì chỉ có cột điện, xe tải (xui cho xe) cản được thôi!!!
 
  • Like
Reactions: HangXanh@2006