có 1 cm trên net của 1 bạn khá rành rọt về tài chén ,các bác đọc chơi nhe:
“NHÀ NƯỚC BẢO HIỂM RỦI RO KHI HUY ĐỘNG VÀNG TRONG DÂN” !
Laị một trò mập mờ chữ nghĩa, do vô tình hay cố ý ?
Trò này lại tái diễn do phóng viên các báo không hiểu, nhưng những người có trách nhiệm tại Ngân hàng Nhà Nước thì lại làm ngơ không đính chính lại, vì sự hiểu nhầm này của đại đa số người dân xem ra lại có lợi cho chủ trương huy động vàng trong dân của nhà nước.
(nếu tra google cụm từ đầu đề trên, sẽ thấy hàng vài chục tờ báo đều đưa tin y chang như thế !)
Giống như mánh khóe mập mờ trước đây của Ngân hàng Nhà Nước và Công ty Bảo hiểm tiền gửi khi tuyên bố rằng Công ty Bảo Hiểm sẽ thanh toán đủ tiền gửi của dân theo qui định pháp luật nếu ngân hàng có sự cố như phá sản, không đủ thanh khoản…
Đến khi đưa ra dự thảo Luật BH tiền gửi thì dân mới biết rõ là qui định từ trước đến nay (và kể cả trong dự thảo Luật mới) chỉ bảo hiểm tiền đồng Việt nam và tối đa là 50 triệu , bất kể là gửi nhiều thế nào .
- Thực tế là cho đến nay, vẫn chưa (và có thể là không) có gì thay đổi lớn. Nghĩa là, dù có nhiều ý kiến đề nghị thay đổi của các đại biểu QH tầm cở (như Chủ tich Vietinbank Phạm Huy Hùng) thì dự thảo Luật BHTG chỉ đang xem xét nâng mức bảo hiểm tiền đồng lên trên 50 triệu (có thể là 100 triệu ?) và hoàn toàn không muốn bảo hiểm tiền gửi bằng ngoại tệ, hoặc là vàng.
- Vậy tại sao lại có thông tin trên hầu hết vài chục tờ báo mạng, báo giấy là Nhà Nước bảo hiểm rủi ro khi huy động vàng trong dân ?
Đó là vì các phóng viên trích lại và hiểu sai bài trả lời phỏng vấn đầu năm của ông Thống đốc Nguyễn văn Bình. Đoạn phỏng vấn và trả lời đó như sau :
PV: Thưa Thống đốc, cụ thể hơn trong đề án huy động vàng trong dân, NHNN có biện pháp gì để huy động được lượng vốn không nhỏ này?
Thống đốc NHNN: Theo quy định tại Nghị định mới thay thế Nghị định 174 về quản lý hoạt động sản xuất và kinh doanh vàng trên lãnh thổ Việt Nam, Nhà nước ta thừa nhận quyền sở hữu, quyền tích trữ, quyền mua bán vàng của người dân. Thực tế, các TCTD trước đây đã tiến hành huy động vàng và cho vay bằng vàng. Nhưng thời gian vừa qua, đặc biệt là trong năm 2010 và 2011, sự biến động quá lớn của giá vàng làm cho việc huy động và cho vay bằng vàng của các TCTD gặp nhiều rủi ro, do vậy, hoạt động này chưa phát huy được hiệu quả.
Trong đề án huy động vàng, thời gian tới, Nhà nước sẽ đứng ra huy động vàng thông qua các TCTD, hay nói khác, các TCTD sẽ làm đại lý cho NHNN trong việc huy động vàng. Với hình thức này, Nhà nước không can thiệp trực tiếp vào thị trường mà thông qua các tổ chức trung gian, ở đây là các TCTD.
Mặt khác, với nhiều công cụ khác nhau, ví dụ kinh doanh vàng trên thị trường quốc tế, Nhà nước sẽ bảo hiểm được rủi ro do biến động của giá vàng thế giới, do đó đảm bảo giá trị tài sản của người dân mà vẫn có thể sử dụng số vàng đó quy đổi thành ngoại tệ để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
(hết trích)
Các phóng viên tất cả đều trích lại đoạn cuối, và hiểu nhầm câu “Nhà nước sẽ bảo hiểm được rủi ro do biến động của giá vàng thế giới…”
Hoàn toàn ông Thống đốc không nói là sẽ bảo hiểm rủi ro (cho người dân) khi huy động vàng trong dân như tất cả các báo đều viết và suy diễn trật lất như thế.
THật ra, ông Thống đốc nên nói rõ ràng là “ Nhà nuớc sẽ hạn chế được rủi ro (cho mình, cho ngân hàng) do biến động của giá vàng thế giới khi thực hiện nghiệp vụ huy động vàng trong dân….”
Xem lại đoạn trả lời phía trên thì mới rõ thêm, khi ông Bình nói về rủi ro trước đây của các Ngân hàng khi huy động vàng trong dân và kinh doanh vàng, do biến động quá lớn của giá vàng thế giới.
Vì thế, nay ông vẫn để Ngân Hàng được thực hiện lại việc huy động vàng trong dân (sau thời gian cấm tạm ngưng vừa qua khoảng 6 tháng) bởi vì ông sẽ cho áp dụng một số công cụ han chế rủi ro cho ngân hàng khi huy động, kinh doanh vàng : trong chuyên ngành ta thường gọi là Hedge transaction, tạm dịch là nghiệp vụ hạn chế , bảo hiểm rủi ro. Nghiệp vụ Hedge này không phải chỉ được dùng cho kinh doanh vàng, mà còn chủ yếu cho kinh doanh ngoại tệ, và các mặt hàng quan trọng khác… để giảm bớt rủi ro cho người kinh doanh , mà ở đây là các ngân hàng.
Túm lại, ý của ông là hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi huy động và kinh doanh vàng, chứ hoàn toàn không phải là bảo hiểm rủi ro cho ngừoi dân gửi vàng !
Xin các bạn lưu ý ở điểm này. Cho đến khi nào dự thảo về quản lý và kinh doanh vàng được chính thức thông qua, và nếu có thay đổi gì mới về việc bảo hiểm số vàng gửi cho người dân, thì Nicecowboy sẽ nói tiếp để các bạn an tâm !?
(Gấp quá, còn nhiều ý muốn nói, nhưng phải tạm ngưng ở đây vậy, các bạn có thể đọc thêm đoạn trích sau đây :
việc ban hành thông tư 32 nhằm thu hẹp chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng quốc tế. Đồng thời, các nhà băng này sẽ được mở tài khoản vàng ở nước ngoài để cân bằng trạng thái nhằm bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng. Thông tư số 32 cũng quy định các điều khoản chặt chẽ để bảo đảm việc mở và sử dụng tài khoản vàng ở nước ngoài, chỉ nhằm mục đích bảo hiểm rủi ro biến động giá vàng cho các ngân hàng thương mại.
Với việc áp dụng cơ chế chuyển đổi một phần vàng tồn quỹ thành tiền và mở tài khoản vàng ở nước ngoài của các nhà băng, dự kiến mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới sẽ nhanh chóng được thu hẹp. Cơ chế này cũng sẽ hạn chế các tác động bất lợi của việc biến động giá vàng đối với thị trường ngoại tệ. Thông tư số 32 có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Trước đây, hoạt động kinh doanh vàng tài khoản quốc tế được xem là “tội đồ” gây bất ổn cho thị trường vàng và nền kinh tế. Do đó, bên cạnh quyết định đóng cửa sàn vàng, đầu năm 2010, Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các nhà băng chấm dứt nghiệp vụ kinh doanh vàng trên tài khoản quốc tế và tất toán tài khoản đến trước ngày 30/3/2010. Sau đó, gia hạn thêm 3 tháng và chính thức chấm dứt trạng thái vào ngày 30/6/2010. ( chăn bò dễ thương)