Cảm ơn pual-waker. Nhìn cái bản đồ thì thấy Úc là ngon lành. Chả trách nhiều ông chủ bự đều có đất dự phòng bên Úc. Khi chiến tranh xảy ra ở Mỹ, thì Úc mới là nơi tản cư an toàn.
Cảm ơn đóng góp của bác Pual-waker. TQ rất khó để giảm độ ô nhiễm vì họ xử dụng năng lượng từ than đá nhiều. Những nhà máy thì dùng công nghệ cũ cho chi phí rẻ. Phải đánh đổi giữa hàng giá rẻ với ô nhiễm môi trường.
Hình ảnh chụp từ vệ tinh của NASA, vùng đất TQ bị bao phủ bởi bụi.
Dòng sông nhìn cứ như lò nhuộm khổng lồ
Công nhân tại lò vôi
Những nhà máy thép
Khí hậu nóng và ô nhiễm làm cá chết hàng loạt
Tờ Guardian của Anh có bài viết về ô nhiễm ở TQ.
Theo nghiên cứu của OECD (tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển) theo yêu cầu của TQ, được WB và hội khoa học TQ tài trợ đã đưa ra những con số gây sốc không chỉ cho người TQ mà còn cho cả thế giới. Vì ô nhiễm ở TQ không có nghĩa các quốc gia lân cận không bị ảnh hưởng.
Nghiên cứu sau 18 cho thấy, 300 triệu người hiện đang phải xử dụng nước bị ô nhiễm để sinh hoạt. 190 triệu người đang chịu bệnh tật hành hạ, mà nguồn gốc căn bệnh là do nước ô nhiễm.
Ô nhiễm không khí thì không thể kiểm soát. Hàng năm có 600,000 trường hợp chết sớm ở vùng đô thị do ô nhiễm. Trong 15 năm trở lại, cứ 20 phút có 1 trường hợp bệnh đường hô hấp. (Không biết VN có nghiên cứu bài bản về chuyện này chưa?)
Chất lượng gnuồn nước là mối quan ngại cho TQ, 1/3 chiều dài những con sông toàn TQ đang ở tình trạng ô nhiễm nặng.
Dù kinh tế TQ thuộc hàng lớn nhất thế giới, nhưng tiêu chuẩn môi trường thuộc hạng bét của thế giới. Khoảng 17,000 đo thị lớn nhỏ không có hệ thống xử lý nước thải. Điều đo có nghĩa nước từ hộ dân, khu công nghiệp sẽ chảy trực tiếp ra sông hồ. Thống kê cho thấy 27% đất ở TQ dần trở nên hoang hóa. Càng tạo sức ép cho hơn 1 tỷ dân.