Hiển nhiên khi sử dụng xe máy thì không một ai trong chúng ta lại có thể khẳng định rằng mình chỉ chạy thẳng một lèo mà không bao giờ thực hiện một động tác quẹo cua cả. Thế và hầu hết các bạn nghĩ đơn giản một điều: Cua quẹo mà cần chi kỹ thuật! Thực chất cua quẹo cực kỳ quan trọng bởi nó được xác định là yếu tố quan trọng thứ nhì sau kỹ thuật phanh.
Trước tiên ta hãy hình dung sự khác biệt giữa xe ô tô và xe máy có gì khác nhau:
Đối với xe ô tô thì việc chuyển đổi hướng bạn sẽ thấy sự thay đổi ở bánh xe trước và hầu như không có việc kết hợp giữa người lái và phương tiện. Người lái bị nghiêng ngả bởi quán tính và lực ly tâm tác động.
Người điều khiển xe máy thì khác hoàn toàn, việc kết hợp giữa người lái và xe phải được hiểu rõ và thuần thục. Người và xe được chia ra làm 3 phần gồm: Đầu; Thân mình; và Xe. Ba phần này luôn phải phối hợp nhịp nhàng khi thực hiệc cua quẹo.
Tốc độ ảnh hưởng đến bán kính đường cua như thế nào?
Nếu bạn quẹo một góc cua cố định thì tốc độ càng nhanh thì góc cua càng lớn đó là kết quả của lực ly tâm đẩy xe bạn xa góc cua hơn.
Để thực hiện một đường cua an toàn!
1. Giảm động cơ trước khi vào khúc cua:
Sử dụng phanh để giảm tốc độ cho phù hợp trước khi vào khúc cua. Đối với xe số thì bạn cần phải trả số để phù hợp với tốc độ. Khi vào cua, hạn chế tối đa việc sử dụng phanh nếu có thể. Chắc chắn là đã giảm tốc độ trước khi vào khúc cua. tùy vào công suất động cơ, tốc độ bạn đang chạy, mà bạn có thể trả bớt số trước khi vào cua.
2. Quan sát:
Quan sát là yếu tố hết sức quan trọng cho việc thực hiện một cua quẹo an toàn. Trước khi quẹo cua trước hết đầu và mắt hướng về phía góc cua để quan sát và định hướng cho người và xe. bạn hình dung trong đầu đường đi của xe sao cho gọn và dứt khoát. Dù cho bạn đang chạy chậm hoặc nhanh. Hết sức tránh việc thay đổi hướng đi đột ngột bởi khi bạn thay đổi hướng đi đột ngột bạn sẽ không tránh được các xe đi cùng chiều và ngược chiều, Thiếu quan sát sẽ không thể giúp bạn giữ thăng bằng đồng thời không tránh được chướng ngại vật.
3. Không ngắt ly hợp:
Khi vào cua thường thì xe của bạn có góc hơi nghiên so với mặt đường do đó bạn cần phải tạo thêm độ bám đường tốt giúp bạn giữ thăng bằng tốt hơn bằng cách giữ cho động cơ ở trạng thái kéo. Một số bạn thường có thói quen ngắt ly hợp để ôm cua. Khi ngắt lý hợp, xe của bạn không còn chủ động kéo bánh sau do đó lực ma sát của xe đối với mặt đường giảm đi, khi xe bị mất thăng bằng bạn sẽ có nguy cơ ngã hoặc mất điều khiển.
4. Dùng thắng và không dùng thắng trong khi cua:
Không dùng thắng khi vào cua – Đúng! theo nguyên tắc thì trong khi vào cua bạn không nên dùng thắng dù có thắng nhẹ hay mạnh. Dùng thắng trong cua quẹo dễ gây ra tại nạn do trượt xe.
Dùng thắng khi vào cua quẹo – Đúng! Có thể các bạn ngạc nhiên khi tôi nói điều này tuy nhiên ở tốc độ tương đối thấp. bạn có thể tạo một áp một lực thắng rất nhẹ và tăng dần lên cần thắng để giảm tốc độ trong cua quẹo. Nhưng hết sức cẩn thận nếu bạn dùng thắng trong cua quẹo một cách đột ngột sẽ làm trượt xe của bạn.
Có bao nhiêu cách vào cua cơ bản nhất mà bạn cần biết!
1. Nghiêng cùng xe
Đây là kiểu quẹo mà cả người lái và xe nghiêng cùng chung một độ. Đây là kiểu quẹo tự nhiên, kiểu này giúp cho người lái xe có thể hoàn toàn điều khiển được xe trước bất cứ tình huống nào.
2. Nghiêng trong xe
Đây là kiểu quẹo mà thân của người lái xe nghiêng nhiều hơn so với xe. Như vậy xe có một độ nghiêng ít, do đó độ bám đường của xe tốt. Kiểu này đặc biệt hiệu quả trong lái xe dưới trời mưa hay đường dốc.
3. Nghiêng ngoài xe
Đây là kiểu quẹo mà xe nghiêng nhiều hơn so với người lái. Trong trường hợp này, góc nghiêng lớn, cho phép cua gấp.