Re:CAMRAVAN- Khám phá đất nước Chùa Tháp nhân dịp 30/4/2012
Thêm 1 bài thơ lượm lặt về nước bạn Cam. của 1 người đã từng chinh chiến ở bên đó:
"Dù đã đi suốt rộng dài Chùa Tháp
dành những năm tháng trẻ trai đời mình
sống ở chiến trường vì hòa bình và Campuchia hồi sinh
tôi cũng chưa thể hiểu hết đất nước này khi lại đứng trước đền Angkor Wat.
Những cơn gió dịu mát
kéo về từ cánh rừng vây quanh
-cái nền xanh tôn lên ngàn lần màu nâu của đá
tôn lên và tôn lên những đường nét công trình
tạo nên đế đô của một thời thịnh trị
bao nhiêu người thợ tài hoa đã âm thầm yên nghỉ
để bây giờ Angkor được công nhận là kỳ quan
Và để cho đền đài kia không còn là nơi tự do sinh sôi của dơi, của chuột
bao nhiêu đồng đội tôi đã ngã xuống giữa rừng
đã dừng lại
cho Campuchia đi tới
Hàng ngàn cô Apsara trong đền - những vệ binh bằng đá
muốn nói gì với hôm nay mà tha thiết cái nhìn
những người thợ già lầm lũi, tự tin
sắp xếp lại tượng thần bằng đôi tay cung kính
và tôi một người lính
chưa thể hiểu hết đất nước này khi lại đứng trước Angkor
Chắc đất nước Khmer từ ngàn xưa đã ấm no
nên hàng ngàn Apsara trong đền không có cô nào yếu ốm
bất chợt tôi nghĩ tới hàng ngàn nàng Ba, cô Tám
chỉ sống trên môi thôi, không được ở đền đài
chưa có phù điêu tạc dáng những chàng trai
đi giữ nước mà trong lòng nhớ nước
bao thế hệ hành quân ra phía trước
có thế hệ nào giữ nước từ xa không ?
câu hỏi làm tôi thổn thức nỗi lòng
càng thổn thức khi đứng trước đền Angkor Wat
Người Khmer xưa hẳn đã từng vượt qua cơn khát
để đưa từng khối đá vô tri từ dãy Đangrêk về đây
và hôm nay đồng đội tôi lội ngược rừng miền Tây
đến Anglung Veng, hồ Ampil, Tà Xanh, Xầm lốt
đồng đội tôi đã đi cùng cơn khát
đã thấy hạt nước mùa khô Campuchia là giọt máu của đời
và dòng sông Siêm Riệp ơi
sông có biết những dòng sông chảy trên vai người lính - và những dòng sông không yên tĩnh
những dòng sông chiến chinh
những dòng sông như hơi ấm người tình
và cho tôi ngụp trong nước mát của bình tông một lít
tôi chưa thể nào hiểu hết
đất nước này khi lại đứng trước Angkor
Là con người ai cũng muốn sống tự do
sao hàng nghìn Apsara trong đền chỉ có hai cô cười
phô hàm răng rất đều và đẹp
những ánh mắt sắc như ánh thép
mà sao để Angkor lạc mất giữa rừng già
hơn nửa nghìn năm sau nhân loại mới tìm ra
Dẫu có dành hết cuộc đời sống ở Campuchia
tôi cũng chưa thể hiểu đất nước này khi lại đứng trước đền Angkor Wat
Preah Net Preah, 22.12.84
Phạm Sỹ Sáu"
Thêm 1 bài thơ lượm lặt về nước bạn Cam. của 1 người đã từng chinh chiến ở bên đó:
"Dù đã đi suốt rộng dài Chùa Tháp
dành những năm tháng trẻ trai đời mình
sống ở chiến trường vì hòa bình và Campuchia hồi sinh
tôi cũng chưa thể hiểu hết đất nước này khi lại đứng trước đền Angkor Wat.
Những cơn gió dịu mát
kéo về từ cánh rừng vây quanh
-cái nền xanh tôn lên ngàn lần màu nâu của đá
tôn lên và tôn lên những đường nét công trình
tạo nên đế đô của một thời thịnh trị
bao nhiêu người thợ tài hoa đã âm thầm yên nghỉ
để bây giờ Angkor được công nhận là kỳ quan
Và để cho đền đài kia không còn là nơi tự do sinh sôi của dơi, của chuột
bao nhiêu đồng đội tôi đã ngã xuống giữa rừng
đã dừng lại
cho Campuchia đi tới
Hàng ngàn cô Apsara trong đền - những vệ binh bằng đá
muốn nói gì với hôm nay mà tha thiết cái nhìn
những người thợ già lầm lũi, tự tin
sắp xếp lại tượng thần bằng đôi tay cung kính
và tôi một người lính
chưa thể hiểu hết đất nước này khi lại đứng trước Angkor
Chắc đất nước Khmer từ ngàn xưa đã ấm no
nên hàng ngàn Apsara trong đền không có cô nào yếu ốm
bất chợt tôi nghĩ tới hàng ngàn nàng Ba, cô Tám
chỉ sống trên môi thôi, không được ở đền đài
chưa có phù điêu tạc dáng những chàng trai
đi giữ nước mà trong lòng nhớ nước
bao thế hệ hành quân ra phía trước
có thế hệ nào giữ nước từ xa không ?
câu hỏi làm tôi thổn thức nỗi lòng
càng thổn thức khi đứng trước đền Angkor Wat
Người Khmer xưa hẳn đã từng vượt qua cơn khát
để đưa từng khối đá vô tri từ dãy Đangrêk về đây
và hôm nay đồng đội tôi lội ngược rừng miền Tây
đến Anglung Veng, hồ Ampil, Tà Xanh, Xầm lốt
đồng đội tôi đã đi cùng cơn khát
đã thấy hạt nước mùa khô Campuchia là giọt máu của đời
và dòng sông Siêm Riệp ơi
sông có biết những dòng sông chảy trên vai người lính - và những dòng sông không yên tĩnh
những dòng sông chiến chinh
những dòng sông như hơi ấm người tình
và cho tôi ngụp trong nước mát của bình tông một lít
tôi chưa thể nào hiểu hết
đất nước này khi lại đứng trước Angkor
Là con người ai cũng muốn sống tự do
sao hàng nghìn Apsara trong đền chỉ có hai cô cười
phô hàm răng rất đều và đẹp
những ánh mắt sắc như ánh thép
mà sao để Angkor lạc mất giữa rừng già
hơn nửa nghìn năm sau nhân loại mới tìm ra
Dẫu có dành hết cuộc đời sống ở Campuchia
tôi cũng chưa thể hiểu đất nước này khi lại đứng trước đền Angkor Wat
Preah Net Preah, 22.12.84
Phạm Sỹ Sáu"