Bạn Wuyến kia lập luận vững vàng hơn
bạn Xuyến này nói chuyện vớ vẩn như mấy tay bần cố nông ngoài rẫy trên núi, nên mình cũng chẳng thèm reply cho mất thời gian và loãng diễn đàn anh em.
có vụ quốc gia mà không cần ai công nhận, thích chiếm lãnh thổ của nước khác rồi tuyên bố sát nhập là xong. Nghe rất ư là Vô Tri Vô Minh mọi rợ rừng rú =]]
còn dân bắc thì hay xưng anh+ tôi, khác dân SG là ông + tui, bạn + mình.. cái này bình thường
reply hay không là sở thích của anh, còn tôi viết ra không phải để mình anh đọc.
xưng hô sẽ tùy cảm xúc mà khác nhau, đối với anh khoi81 thì anh-tôi sẽ phù hợp, còn với người khác trong os mình thường xưng anh xxx- em, bất kể tuổi tác.
hoặc giả anh cố ý lờ đi - hoặc anh không muốn hiểu, nhưng tôi viết rõ ràng sự công nhận của lhq chỉ là điều kiện đủ, không phải điều kiện cần, nó khác rất nhiều với từ "không cần".
đi ngược về những thế kỷ trước, khi đội buôn châu âu chưa đi khắp thế giới, thì châu âu có công nhận chủ quyền của các quốc gia châu Mĩ ? dù vậy các quốc gia châu Mĩ này đã thừa nhận chủ quyền của nhau, và thực sự tồn tại dù châu âu chưa công nhận.
vậy thì chủ quyền của quốc gia là cái có trước, dù có được công nhận hay không thì nó cũng đã tồn tại.
và với trường hợp kosovo, một nửa lhq công nhận nó, một nửa nói không, vậy thì theo lập luận của anh, nó vừa tồn tại vừa không tồn tại ?
chiến tranh là phi nghĩa, cướp đoạt lãnh thổ quốc gia khác tất nhiên là kẻ xấu, nhưng xét về logic, khi anh đã cướp được, và nắm giữ tạm thời được lãnh thổ của quốc gia khác, thì anh có chủ quyền nhất định đối với lãnh thổ đó, bất kể anh là người tốt hay người xấu,
đừng lảng tránh sự thật này.
ví dụ israel thì anh bảo đó là hy hữu rồi dùng mĩ để phản biện.
ví dụ về kosovo thì anh bảo vớ vẩn.
dù cả 3 đều đang tồn tại.
và về câu chuyện Mĩ, việc tư hữu hóa đất đai không bắt nguồn từ hiến pháp, hay một tư tưởng xuất sắc nào đó, nó chỉ đơn thuần bắt nguồn từ việc khuyến khích khai phá bắc mĩ của thực dân châu âu. và suốt chiều dài lịch sử mĩ, tư hữu hóa là nền tảng của mọi hành vi: xung đột, lập quốc, nội chiến.... nên phải nói là tư hữu hóa tạo nên nước mĩ chứ không phải ngược lại.
dù sau này xuất hiện một hệ tư tưởng mới xuất sắc, một hệ thống chính quyền tối ưu hơn, hiệu quả hơn - nhưng chỉ cần trong hiến pháp không có dòng tư hữu hóa đất đai, thì dù tất cả các quốc gia trên thế giới này chuyển chế độ theo hệ thống mới, thì mĩ cũng không có thể thay đổi được.
nên câu chuyện ở đây là vấn đề lịch sử, anh không thể chống lại nó, dù anh là tổng thống mĩ đi nữa, dù 2 đảng hợp nhất thành 1, thì anh cũng chỉ có thể vận hành nước mĩ, mà không thể thay đổi bản chất của nó.
Anh không hề được lựa chọn cái gì tốt hay xấu cho người mĩ, anh chỉ được tạo dựng một nước mĩ tối ưu cho cái tốt/cái xấu đó.