Hạng D
11/1/11
2.356
2.413
113
Earth
Bác ghé qua địa chỉ này xem sao, em nghe nhiều người khen về vị lương y của nhà thuốc này
Nhà thuốc Bá Thảo Linh
138 Hải Thượng Lãng Ông, P.10, Quận 5
Đt: 3.8578.779
Chúc ông nhạc của bác nhanh chóng bình phục sức khoẻ.
 
Hạng C
29/8/11
724
296
63
Ở nghệ An có ông thầy Đông y chữa hàng ngàn người bị viêm gan c, xơ gan cổ trướng và ung thư giai đoạn cuối được chữa khỏi, Bác tìm trên báo hình như là An ninh thế giới thì phải (có đăng chi tiết và địa chỉ luôn). Chúc bác may mắn.
 
Hạng D
15/9/04
1.721
209
63
Hôm qua đi tái khám BS BVCR cho thuốc uống tiếp không nói gì cả cứ nói từ từ bệnh sẻ giảm. Có người quen cho địa chỉ BS Phan Hữu Danh ở Đường B khu ADC Phú Thạnh, Tân Phú. BS Danh thăm khám nhiệt tình và cho thuốc sắc uống trong 1 tháng, nếu không giảm BS sẻ chỉ định cần phải làm 1 số xét nghiệm.
 
MEP Vaccine Hero
22/5/12
10.079
81.895
113
cutit nói:
Ở nghệ An có ông thầy Đông y chữa hàng ngàn người bị viêm gan c, xơ gan cổ trướng và ung thư giai đoạn cuối được chữa khỏi, Bác tìm trên báo hình như là An ninh thế giới thì phải (có đăng chi tiết và địa chỉ luôn). Chúc bác may mắn.


Bài thuốc gia truyền chữa xơ gan cổ trướng của thầy lang Phùng
2:51, 23/09/2012
<hr/> Từ quốc lộ 15A, theo chỉ dẫn của dân bản xứ tôi tìm đến nhà Lương y Nguyễn Phùng ở xóm Trung Minh - Minh Sơn - Đô Lương - Nghệ An, người nổi tiếng với nghề khám và chữa bệnh gan từ thuốc gia truyền bốn đời nay. Ông cũng là người đã có công cứu chữa hàng ngàn người bệnh từ khắp trong Nam ngoài Bắc, cứu cuộc sống của hàng ngàn người bị những căn bệnh hiểm nghèo về gan.

Hơn 60 năm trong nghề với bài thuốc bí truyền 4 đời
Theo lời những người dân sinh sống lâu năm tại đây, đã có hàng ngàn người khắp mọi miền đất nước về miền đất nhỏ tại xóm Trung Minh, Minh Sơn, Đô Lương, Nghệ An để bốc thuốc chữa bệnh từ hàng chục năm nay. Một vị thuốc gia truyền chữa khỏi những bệnh lý nặng nhẹ liên quan đến gan, căn bệnh mà nhiều bài thuốc tây y ở nhiều bệnh viện lớn đã phải bó tay, nhưng người lang y tại xóm nhỏ này lại có thể chữa khỏi bằng một bài thuốc bí truyền bốn đời.
Luồn lách qua những dãy ghế chật người ngồi, tôi tìm gặp ông lang Phùng. Đã ở ngưỡng tuổi gần 80 nhưng ông Phùng vẫn nhanh nhẹn, khuôn mặt hồng hào, phúc hậu, giọng nói ấm áp đặc sệt âm sắc xứ Nghệ toát lên vẻ tự tin của một lương y đã có hàng chục năm trong nghề bốc thuốc cứu người.
Nhớ lại những ngày đầu được cha mình truyền nghề bắt mạch, bốc thuốc, kê đơn, ông Phùng kể lại: "Năm 18 tuổi tôi bắt đầu theo cha học nghề. Những ngày đầu tiên tôi chỉ đứng cạnh cha để ông hướng dẫn cách bắt mạch đoán biết bệnh tình của bệnh nhân. Dù là chữa bệnh gia truyền, song cũng phải có một cơ duyên với nghề mới được ông cụ truyền nghề lại.
Sau cái cơ duyên ấy, là cả một sự nỗ lực học tập từ cái nhỏ nhất là việc làm quen với các loại cây thuốc bằng cách bôn ba khắp nơi, trong Nam ngoài Bắc sang Lào để tìm cây thuốc mang về, mỗi chuyến đi kéo dài cả tháng trời đằng đẵng. Sau đó, tôi đã xuống Tỉnh Hội Đông y Nghệ Tĩnh học thêm về Đông y do thầy Từ Hữu Đề (người Xuân Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) dạy. Học xong có giấy chứng nhận của Tỉnh Hội để chữa các bệnh lý về gan. Đến năm 1968, năm tôi 35 tuổi, cụ thân sinh tôi mất, kể từ đó tôi bắt đầu kế thừa bài thuốc gia truyền của gia đình".
Tôi hỏi ông Phùng: "Nếu không có điều gì bí mật thì ông có thể chia sẻ đôi chút về bài thuốc gia truyền bốn đời của gia đình ông?". Ông Phùng lặng im trong chốc lát rồi chia sẻ: "Một bài thuốc gia truyền chỉ phát huy được tác dụng khi người thầy thuốc bốc thuốc chữa bệnh có cái tài bắt bệnh để biết được thực trạng của người bệnh để có những vị thuốc, thang thuốc phù hợp với từng loại bệnh cũng như để điều hòa khí huyết của lục phủ ngũ tạng. Muốn vậy, song hành với việc truyền nghề là phải học qua trường lớp đầy đủ, có thầy giáo kèm cặp, cùng với việc đọc sách kim cổ. Trong thang thuốc gia truyền chữa bệnh gan của chúng tôi có hơn 20 vị thuốc như: May tiên, chút chít, qua lâu, mộc tặc, bòn bọt, tò ho, tho nan, xuyên khung, đẳng sâm, xuyên đá…
Nguyên liệu thuốc phải nhập hàng ngày từ khắp các vùng từ Quảng Bình đến Hưng Yên rồi các vùng lân cận như Hà Tĩnh, các huyện miền núi Quế Phong (Nghệ An)… về rửa sạch, sao tẩm và đóng gói cẩn thận. Khách hàng về chỉ việc sắc uống theo đơn. Dĩ nhiên, để thuốc phát huy được tác dụng của nó một cách tối đa thì bệnh nhân phải thực hiện đúng cả những kiêng khem bắt buộc (kèm theo đơn chỉ dẫn có sẵn của chúng tôi) khi dùng thuốc đông y.
Mỗi khách hàng khi đến khám phải mang đầy đủ các giấy tờ tây y như xét nghiệm máu, xét nghiệm men gan, siêu âm tổng quát ổ bụng, nội soi tiêu hóa của các bệnh viện TW… để cùng với việc bắt mạch của người bệnh tại thời điểm chúng tôi khám sẽ biết được cấp độ nặng nhẹ và cho vào những vị thuốc phù hợp với các bệnh lý về gan khác nhau.
8_benh125-450.jpg
Bệnh nhân đến khám bệnh. Và dù thế nào đi nữa chúng tôi chỉ cung cấp một lượng thuốc vừa đủ dùng trong vòng một tháng, nếu ở quá xa thì cho thuốc trong vòng ba tháng, sau đó bắt buộc bệnh nhân phải đi xét nghiệm lại tại các cơ sở tây y để biết những chuyển biến của bệnh tình và nhất thiết người bệnh phải tới khám lại tại cơ sở để chúng tôi bắt mạch và biết được chuyển biến của bệnh tình để tiếp tục bốc thuốc trị bệnh trong thời gian tiếp theo".
Tôi hỏi tiếp ông Phùng: "Liệu cho đến nay, ông có còn nhớ mình đã khám bệnh, bốc thuốc cho bao nhiêu bệnh nhân. Và có bao nhiêu người đã khỏi hẳn căn bệnh xơ gan nan y mà trước đó tây y từng bó tay?".
Ông Phùng lắc đầu: "Chịu thôi, hỏi tôi có bao nhiêu quyển sổ ghi tên bệnh nhân tôi còn không nhớ nổi nữa là bao nhiêu người, có khi phải đến hàng nghìn người. Cô tính mỗi một ngày trung bình gia đình tôi tiếp đón từ 100 - 200 bệnh nhân, con số này nhân lên cho 60 năm thì là mấy? Nếu tôi còn giữ những quyển sổ ghi chép tên tuổi, địa chỉ, của bệnh nhân thì bây giờ cái kho phải to bằng cỡ nào mới chứa nổi? Trong thời gian xây sửa lại nhà cửa, di chuyển đồ đạc không giữ gìn nên mối mọt, thời gian cũng làm cho hỏng hóc, chữ viết mờ dần… Có lúc tôi phải bảo các con mang ra đốt bớt cho nó đỡ lây sang những cuốn sách khác. Trong số những người đến khám, có những người bệnh quá nặng (như ung thư giai đoạn cuối) thì chúng tôi chỉ có thể giúp họ kéo dài thời gian sống, chứ không thể khỏi được. Có nhiều bệnh nhân bị chẩn đoán nhầm là bị ung thư ở các bệnh viện lớn hoặc những bệnh nhân bị viêm gan A,B,C hay xơ gan cổ trướng thì đã có rất nhiều người đã khỏi hẳn và tên tuổi, danh sách, điện thoại của họ chúng tôi còn lưu giữ. Không ít trong số đó là những người nổi tiếng được nhiều người biết đến từ trong Nam ngoài Bắc".
9_anh125-450.jpg
Anh Nguyễn Trọng Chung (con trai út ông Phùng) được cha truyền nghề đang khám cho bệnh nhân.
Ông Phùng chia sẻ, hơn 60 năm hành nghề chưa bao giờ ông từ chối một bệnh nhân nào. Trước đây, khi cuộc sống còn nhiều khó khăn, người tìm đến ông khám bệnh ai cũng mang theo gạo trong túi, cứ 1 chén thuốc người ta lại trả cho ông 1 cân gạo. Mãi sau này ông mới định giá những thang thuốc từ 3.000 đồng, rồi lên 5.000 đồng, 10.000 đồng… và cho đến nay bệnh nhân cắt thuốc chỉ mất 20 nghìn đồng tiền khám cộng với 60.000đồng/1thang thuốc cho bệnh viêm gan B, 80.000đ/1thang cho bệnh xơ gan cổ trướng.
Định giá tiền thuốc rẻ như thế nhưng có những người giàu, đưa tiền thừa (và cố tình đưa thừa) dù một nghìn, mười nghìn hay dăm chục, một trăm nghìn gia đình ông cũng không lấy thêm, nhưng có trường hợp với những bệnh nhân nghèo từ xa tới, ông vẫn không nỡ lấy tiền thuốc, tiền khám của người bệnh. Với ông cứu người vẫn là trên hết. Và chính bằng bài thuốc này, ông lang Phùng đã có công cứu giúp hàng trăm, hàng ngàn người bị bệnh gan trên khắp cả nước đã vô phương cứu chữa trước những bài thuốc tây y nhưng lại thoát khỏi căn bệnh hiểm nghèo ấy khi gặp thầy gặp thuốc, gặp được ông Phùng với bài thuốc quý trong cơn bĩ cực tưởng chừng đã đến với cuộc đời mình.
Trọng chữ tâm đức dẫn truyền cho con
Bây giờ, tuổi cao đã cao nên ông Phùng đã không còn thường xuyên ngồi tại bàn để thăm khám cho bệnh nhân. Ông truyền nghề lại cho hai anh con trai là là anh Nguyễn Trọng Tạo (con trai thứ 2) và anh Nguyễn Trọng Chung (con trai út). Cả hai người đều đã tốt nghiệp các trường Y khoa chuyên ngành Y học cổ truyền, có giấy phép mở phòng khám bắt mạch, kê đơn, gìn giữ nghề gia truyền.
Còn lại các con cháu dâu rể phụ giúp ông trong việc nhập thuốc thang, tiếp đón bệnh nhân, coi sóc nhà cửa. Mỗi người một việc, cả đại gia đình sum tụ, vui vầy bên nhau. Cũng do số lượng khách ngày càng đông nên không chỉ việc bắt mạch kê đơn vất vả mà việc nhập nguyên liệu làm thuốc cũng gặp không ít khó khăn. Chính vì thế, tuy không trực tiếp khám bệnh nhưng ông vẫn luôn có mặt ở phòng khám thăm hỏi bệnh nhân, quan sát các con mình làm việc.
9_cuon125-450.jpg
Cuốn sổ ghi tên bệnh nhân đã úa màu thời gian.
Ông Phùng bảo rằng, 60 năm làm việc, cống hiến cho nghề bốc thuốc chữa bệnh, nhận bao nhiêu bằng khen, kỷ niệm chương, giấy chứng nhận của TW Hội Đông y Việt Nam cũng như Tỉnh hội Nghệ An và đặc biệt là hàng trăm bức thư, bài thơ khen ngợi y đức từ các bệnh nhân, nhưng vinh quang ấy ông chỉ để làm gương cho con cháu, đến giờ niềm vui nho nhỏ của bản thân ông là đọc sách.
Ông cười nhỏ nhẹ: "Tôi có một thú tiêu giao từ bé là đọc sách. Đọc sách là tôi không biết chán. Bởi vậy mà tôi vẫn dạy các con tôi rằng, gia truyền gì thì cũng phải học, phải đọc sách thánh hiền. Vô học, bất thuật. Tổ tiên tôi để lại một tủ sách cổ, những cuốn sách thuốc quý giá tôi đã thuộc làu làu từ những năm 20 tuổi, khi bắt đầu được cha tôi truyền nghề. Nghề bắt mạch phải chính xác, muốn vậy phải học, học một cách kiên trì. Tôi vẫn dạy các con tôi rằng làm thuốc chỉ để làm giàu là bất lương! Không được ăn xổi. Nghề gì qua loa được chứ nghề bốc thuốc thì phải bằng mọi giá cứu người trước đã. Chính vì thế, dù có thế nào, tôi vẫn phải khuyên các con phải giữ lấy chữ tín, chữ tâm đức để gìn giữ nghề gia truyền đã mấy đời tồn tại…".
Ông Nguyễn Duy Hòa - xã Thanh Liệt - huyện Thanh Trì Hà Nội:
Tôi đi khám và phát hiện mình bị bệnh xơ gan cổ trướng thể teo từ tháng 8/2009 và kể từ đó, tôi đã đi khắp tất cả các bệnh viện tây y lớn nhỏ trong Nam ngoài Bắc, làm hàng trăm cái xét nghiệm và uống không biết bao nhiêu là thuốc nhưng bệnh tình không thuyên giảm, thậm chí, sự mệt mỏi còn ngày một lớn hơn. Mỗi tuần ít nhất hai lần tôi phải đi hút dịch ổ bụng, và mỗi lần hút tới 10 lít dịch.
Vào tháng 4/2011, có một người quen biết mách cho cậu em trai của tôi về ông lang Phùng ở xóm Trung Minh, xã Minh Sơn, huyện Đô Lương, Nghệ An, người có nghề gia truyền chữa bệnh xơ gan cổ trướng. Có bệnh vái tứ phương. Ngay trong đêm, gia đình tôi đã thuê xe về Đô Lương để khám bệnh. Cầm các kết quả xét nghiệm của tôi đồng thời với việc bắt mạch, ông Phùng bảo rằng, vì bệnh của tôi để quá lâu nên ông không chắc đã chữa khỏi, nhưng chắc chắn sẽ đỡ đi phần nào.
Thầy cho 3 thang thuốc về sắc uống trong vòng một tháng thì tôi bắt đầu thấy bụng mình nhỏ lại, dịch cũng ít đi và số lần đi hút dịch đã giảm bớt. Kiên trì theo đuổi thang thuốc của thầy cho đến nay đã hơn một năm thì cơ thể tôi không còn phù nề, bụng nhỏ lại, đi lại thoải mái, ăn uống ngon miệng. Tôi chưa may mắn bằng nhiều người là căn bệnh khỏi hẳn nhưng nhờ những chén thuốc của thầy, tôi đã giảm được 70% tật bệnh.
Thực tình mà nói, tôi vô cùng biết ơn người thầy thuốc y đức Nguyễn Phùng, nếu không có ông, có lẽ giờ này, tôi đã không thể ngồi đây để kể lại câu chuyện về những tháng ngày khủng khiếp của đời mình. Bài thuốc gia truyền của gia đình ông thật đáng quý và đáng truyền bá cho nhân dân vì nó đã cứu vớt được nhiều số phận con người đứng bên bờ vực thẳm của tật bệnh.
reddot.gif