Không có công thức chung đâu các bác ơi, vì mỗi ngành hàng nó mỗi khác, chỉ có nguyên tắc chung thôi. Em trình bày nôm na nó như thế này:
Bước 1: xác định chi phí, có thể phân ra vài loại chi phí chính
- Chi phí sản phẩm: là chi phí đầu vào để bác có được 1 sản phẩm, bao gồm giá mua/giá thành sản xuất + phí vận chuyển, kho bãi, thuế các loại. Dĩ nhiên là chi phí này thay đổi theo ngành hàng.
- Chi phí bán hàng: bao gồm nhân viên bán hàng, giao hàng, chiết khấu đại lý ...vv cái này tùy thuộc vào mô hình phân phối.
- Chi phí marketing: gồm quảng cáo, khuyến mãi, event, in catalog ...vv, cộng lương nhân viên marketing.
- Chi phí dự phòng: rủi ro hàng hỏng, hàng tồn, quá đát, thanh lý và vô vàn chi phí không tên khác.
- Chi phí gián tiếp: thuê văn phòng, thiết bị văn phòng, giấy mực, lương nhân viên gián tiếp như kế toán, văn thư, bảo vệ ...vv nói chung là những chi phí mà bác vẫn phải trả khi không bán được sản phẩm nào.
Bước 2: xác định giá bán.
- Nguyên tắc chung là bán rẻ thì doanh số cao, % lợi nhuận trên từng sản phẩm thấp. Bán giá cao thì % lời trên 1 sp nhiều, nhưng doanh thu thấp.
- Tổng lợi nhuận (chưa trừ chi phí) = doanh thu x % lợi nhuận. Cái này dĩ nhiên phải cao hơn tổng chi phí thì cty mới có lời.
- Cần xác định 1 mức giá tối ưu, tức mức giá mà tổng lời là cao nhất. Xác định cái này không hề dễ dàng. Nó tùy thuộc rất nhiều về sự hiểu biết về khách hàng và thị trường. Nôm na là nó thuộc trình của người lãnh đạo.
Giả sử thế này:
1/- Bán giá 1000đ, lời 20%, doanh số dự kiến 100 sp. Tổng doanh thu 100.000. Lời 20.000.
2/- Bán giá 1200đ, lời 33%, doanh số dự kiến 50 sp. Tổng doanh thu 60.000. Lời 20.000.
3/ Bán giá 900đ, lời 11%, doanh số dự kiến 250 sp. Tổng doanh thu 225.000. Lời 25.000
Phân tích:
- Phương án 2 lời bằng pa 1, nhưng phần chi phí sẽ thấp hơn (do kho bãi, vận chuyển, nhân viên, hàng tồn kho ...vv để bán 50 sp thì tốn ít hơn là 100 sp) ==> lợi nhuận sau khi trừ chi phí sẽ lớn hơn pa 1.
- Phương án 3 lời nhiều hơn, nhưng chi phí tăng cao, cũng chưa chắc đã lời bằng pa 1 hay 2.
- Tất cả dự kiến doanh thu đều dựa trên mức hiểu biết về thị trường, hiểu chưa đúng thì dự đoán sai => lỗ.
Nói chung là chẳng có công thức chung nào cả. Có thể thử và sai, và làm lại. Kinh doanh nó luôn rủi ro, vì mọi thứ nó đâu có công thức, có công thức thì ai cũng làm ông chủ được.