Tập Lái
11/9/14
20
5.104
78
Cần tư vấn va chạm giao thông!
Kính chào các bác, các chú, và các anh chị! Em đang có vấn đề khúc mắc mong các bác tư vấn giúp ạ :
Lái xe Công ty em do không giữ khoảng các với xe đằng trước. Xe đằng trước phanh gấp, nên lái xe bên em đã tông vào đuôi xe đằng trước.[pagebreak][/pagebreak]

Loại xe bị tông : (COROLLA) ZRE143L-GEXVKH.
Cả hai xe đểu bị hư.
Hai bên đểu tham gia bảo hiểm vật chất. bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
Cùng nhau nên Công an giải quyết và để xe lại tại trụ sở Công an.
Khi xảy xa tai nạn, bảo hiểm vật chất và bảo hiểm TNDS bên em đã đến hiện trường để kiểm tra.
Nhưng do, bên bị hại đòi đền bù mức quá cao.
Đòi bên em đưa tiền mặt để bên đó tự đi sửa.
( Cơ sở xác định số tiền bồi thường, bên bị đâm mang xe ra gara ô tô của hãng.
Lấy báo giá theo các thiết bị thay mới)
Như vậy, sẽ rất khó cho bên em để giải quyết bảo hiểm với bên em
Bên em không đồng ý, dó đó chưa thống nhất được hướng giải quyết.

Xe bên em vẫn để ở trụ sở công an.
Và bên bị đâm đã được công an cho mang xe về tự sửa.

Em rất gà và không hiểu biết về lĩnh vực này.
Em có hỏi ngu thì các bác đừng tức nhé!

Mong các bác tư vấn giúp em:
1. Công an cho bên kia tự mang xe về mà không hề báo cho bên em như vậy có đúng pháp luật không?
2. Bên em cần làm gì để giải quyết ổn thỏa nhất?
3. Bên bị đâm cũng được bảo hiểm ( bảo hiểm bên đâm mua) đền bù 100%. Vậy bên em có phải đền bù 100 % theo ( thay toàn bộ thiết bị mới)
 
  • Like
Reactions: namhvvn and vu360
Hạng D
17/4/06
2.743
787
113
51
Tư vấn bác chủ:

Việc công an cho xe kia về không vi phạm pháp luật vì xe kia không phải là xe gây ra tai nạn, nếu công an đã lập biên bản và có chữ ký của các bên thì phải giải phóng cho xe bị hại sớm để họ còn tiếp tục sử dụng là việc làm đúng ( trừ trường hợp tai nạn nghiêm trọng hoặc vi phạm hình sự), xe vi phạm phải bị giữ lại để đảm bảo việc bồi thường.

Xe kia muốn lấy tiền mặt để tự sửa còn xe của bác thì muốn bảo hiểm đền:
- nguyên tắc của bảo hiểm là đền cho xe nào có lỗi, vì vậy xe bác có lỗi do đâm từ sau nên bảo hiểm xe bác phải đền cho xe kia, xe kia sẽ không thể đòi bảo hiểm của họ bồi thường được vì tai nạn gây ra không do lỗi của họ, trừ trường hợp họ nhận tiền mặt từ bác rồi khai khống với bảo hiểm của họ là do lùi xe vào tường, tuy nhiên khả năng này khó vì xe đã có biên bản của công an và bảo hiểm bên bác đã tham gia vào vụ việc rồi ( hệ thống BH thường thông tin liên kết nhau), nếu họ bằng cách lừa bịp nào thanh toán đc thì sẽ vi phạm quy tắc "trục lợi bảo hiểm" có thể bị truy tố.
- việc xe kia đòi tiền hay mình sửa cho họ: một khi xe bác đã mua bảo hiểm vật chất thì bác có quyền ủy quyền cho bảo hiểm bên bác làm việc với bên bị hại, họ sẽ thay mặt bác đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường ( tiền hoặc phí sửa chữa), bác không cần phải lo về vấn đề đó, hãy nói bảo hiểm lo vụ này, đó là trách nhiệm của họ, khi bảo hiểm cam kết bồi thường với C.A, hoặc bên bị hại ký đồng ý thỏa thuận bồi thường với bên bác thì xe bác sẽ được giải phóng
Và một nguyên tắc bất di bất dịch, dù xe bị hại hay xe vi phạm trước khi được mang về đều tốn bánh mì.
 
Hạng F
21/12/12
9.912
2.760
113
Tư vấn bác chủ:

Việc công an cho xe kia về không vi phạm pháp luật vì xe kia không phải là xe gây ra tai nạn, nếu công an đã lập biên bản và có chữ ký của các bên thì phải giải phóng cho xe bị hại sớm để họ còn tiếp tục sử dụng là việc làm đúng ( trừ trường hợp tai nạn nghiêm trọng hoặc vi phạm hình sự), xe vi phạm phải bị giữ lại để đảm bảo việc bồi thường.

Xe kia muốn lấy tiền mặt để tự sửa còn xe của bác thì muốn bảo hiểm đền:
- nguyên tắc của bảo hiểm là đền cho xe nào có lỗi, vì vậy xe bác có lỗi do đâm từ sau nên bảo hiểm xe bác phải đền cho xe kia, xe kia sẽ không thể đòi bảo hiểm của họ bồi thường được vì tai nạn gây ra không do lỗi của họ, trừ trường hợp họ nhận tiền mặt từ bác rồi khai khống với bảo hiểm của họ là do lùi xe vào tường, tuy nhiên khả năng này khó vì xe đã có biên bản của công an và bảo hiểm bên bác đã tham gia vào vụ việc rồi ( hệ thống BH thường thông tin liên kết nhau), nếu họ bằng cách lừa bịp nào thanh toán đc thì sẽ vi phạm quy tắc "trục lợi bảo hiểm" có thể bị truy tố.
- việc xe kia đòi tiền hay mình sửa cho họ: một khi xe bác đã mua bảo hiểm vật chất thì bác có quyền ủy quyền cho bảo hiểm bên bác làm việc với bên bị hại, họ sẽ thay mặt bác đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường ( tiền hoặc phí sửa chữa), bác không cần phải lo về vấn đề đó, hãy nói bảo hiểm lo vụ này, đó là trách nhiệm của họ, khi bảo hiểm cam kết bồi thường với C.A, hoặc bên bị hại ký đồng ý thỏa thuận bồi thường với bên bác thì xe bác sẽ được giải phóng
Và một nguyên tắc bất di bất dịch, dù xe bị hại hay xe vi phạm trước khi được mang về đều tốn bánh mì.
Khá rõ ràng và đầy đủ rồi.
Chỗ này chỉnh lại chút cho dễ hiểu:
"- nguyên tắc của bảo hiểm là đền (thay) cho (chủ) xe nào có lỗi, vì vậy xe bác có lỗi do đâm từ sau nên bảo hiểm xe bác phải (đứng ra) đền cho xe kia,.."
 
Hạng B1
9/8/14
73
103
33
46
Vậy trong thời gian bên bảo hiểm của xe gây tai nạn thương lượng thì xe của người gây tai nạn vẫn tiếp tục bị giữ.
Nếu bên bảo hiểm chơi cù nhầy thì thời gian bị giữ xe thế nào hả bác?
 
Hạng F
29/11/11
6.435
8.307
113
E cũng hóng vụ này

Af mà nếu xe mình mua bh , khi mình tông người ta ì bh cũng đền xe mình và xe người ta luôn hả bác ;)
 
  • Like
Reactions: vu360
Tư vấn bác chủ:

Việc công an cho xe kia về không vi phạm pháp luật vì xe kia không phải là xe gây ra tai nạn, nếu công an đã lập biên bản và có chữ ký của các bên thì phải giải phóng cho xe bị hại sớm để họ còn tiếp tục sử dụng là việc làm đúng ( trừ trường hợp tai nạn nghiêm trọng hoặc vi phạm hình sự), xe vi phạm phải bị giữ lại để đảm bảo việc bồi thường.

Xe kia muốn lấy tiền mặt để tự sửa còn xe của bác thì muốn bảo hiểm đền:
- nguyên tắc của bảo hiểm là đền cho xe nào có lỗi, vì vậy xe bác có lỗi do đâm từ sau nên bảo hiểm xe bác phải đền cho xe kia, xe kia sẽ không thể đòi bảo hiểm của họ bồi thường được vì tai nạn gây ra không do lỗi của họ, trừ trường hợp họ nhận tiền mặt từ bác rồi khai khống với bảo hiểm của họ là do lùi xe vào tường, tuy nhiên khả năng này khó vì xe đã có biên bản của công an và bảo hiểm bên bác đã tham gia vào vụ việc rồi ( hệ thống BH thường thông tin liên kết nhau), nếu họ bằng cách lừa bịp nào thanh toán đc thì sẽ vi phạm quy tắc "trục lợi bảo hiểm" có thể bị truy tố.
- việc xe kia đòi tiền hay mình sửa cho họ: một khi xe bác đã mua bảo hiểm vật chất thì bác có quyền ủy quyền cho bảo hiểm bên bác làm việc với bên bị hại, họ sẽ thay mặt bác đứng ra chịu trách nhiệm bồi thường ( tiền hoặc phí sửa chữa), bác không cần phải lo về vấn đề đó, hãy nói bảo hiểm lo vụ này, đó là trách nhiệm của họ, khi bảo hiểm cam kết bồi thường với C.A, hoặc bên bị hại ký đồng ý thỏa thuận bồi thường với bên bác thì xe bác sẽ được giải phóng
Và một nguyên tắc bất di bất dịch, dù xe bị hại hay xe vi phạm trước khi được mang về đều tốn bánh mì.

Dear các Bác,

Em xin "nhiều chuyện" góp chút gió để cho diễn đàn thêm vui...như sau:

Theo như bài viết của bác "chienthang" thì có phần không phù hợp (đã được em tô đậm và gạch dưới). Em xin đính chính theo kinh nghiệm hiểu biết của em.

Xe của Bác chủ (gọi là xe A) đụng xe người khác (gọi là xe B). Thì theo nguyên tắc xe A sẽ chịu CSGT phạt lỗi không giữ khoảng cách an toàn khi lưu thông trên đường (trên 1 chai) và tạm giữ bằng lái 30 ngày. Việc tiếp theo là phải bồi thường thiệt hại cho xe B. Và trong trường hợp này thì xe A sẽ phải dùng Bảo hiểm TNDS (với bên thứ ba) chứ không phải dùng Bảo hiểm Vật chất thân xe như bác "chienthang" chia sẽ ở bài viết trên. Có lẽ các bác chưa hiểu thuật ngữ Bảo hiểm Vật Chất thân xe chỉ áp dụng cho những rủi ro bởi những nguyên nhân khách quan & chủ quan xảy ra với chính chiếc xe đã được mua Bảo hiểm, ngoại trừ những nguyên nhân bị loại trừ trong Luật Bảo hiểm (VD: Thiên tai, lũ lụt, sấm sét, chiến tranh, kể cả trường hợp lái xe trong tình trạng say xỉn, phê ma tuý...cũng bị loại trừ).

Trong trường hợp bác chủ là nguyên nhân do khg giữ khoảng cách an toàn cũng được xem là lỗi chủ quan của chính mình gây ra cho xe B (xe người ta) nên chắc chắn Bảo hiểm VCTX của xe A chỉ sử dụng để sửa chữa xe A, chứ không dùng cho sửa chữa xe B. Và chính lúc này là Bảo hiểm TNDS (bắt buộc) sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm đền bù cho xe B (xe bị gây tai nạn).

Và chiếu theo nguyên tắc của Luật Bảo hiểm thì giá trị đền bù tối đa của Bảo hiểm TNDS bắt buộc sẽ là:
- 70,000,000 / người/ vụ việc (với người)
- 70,000,000 / vụ (tài sản)
* Ngoại trừ trường hợp bác chủ có mua thêm Bảo hiểm trách nhiệm cao với bên thứ ba (một hình thức Bảo hiểm bổ sung) thì mới có thể được đền bù mức tối đa cao hơn mức bắt buộc của Luật bảo hiểm ban hành theo qui định của Bộ Tài Chính.

Nếu xe B hư hỏng với mức sửa chữa cao hơn mức đền bù tối đa của Bảo hiểm TNDS bắt buộc (70,000,000/ vụ) thì xe A sẽ phải bỏ tiền túi ra thêm cho đến khi xe B đồng ý ký cam kết thoả thuận bồi thường thiệt hại thì xe A mới được giải phóng phương tiện. Trong trường hợp xe B đòi vào chính hãng để lấy báo giá cũng là quyền của xe B, chứ bản thân Bảo hiểm TNDS của xe A hoặc chính chủ xe A khó mà không công nhận báo giá đó. Chỉ có nước đi năn nỉ xe B mà thôi...hix hix..

Một trường hợp mà Cty em đã từng vướng vào: Đó là chiếc xe Captiva của Cty bị tuột thắng tay do lái xe bất cẩn không gài thắng tay khi dừng, đậu xe và va chạm với 1 chiếc Lexus LS600 Hybrid đang đậu ở phía sau, làm cho xe Lexus LS600 đó bị bể cái vỏ đèn pha. Chủ xe lấy báo giá nhập hàng từ NN về tổng cộng 151,000,000 cho 1 cái đèn pha . Bảo hiểm TNDS của xe Captiva chỉ đền tối đa 70,000,000 và phần còn lại do Lái xe phụ trách phải bỏ tiền túi ra đền khoảng chênh lệch đó. Chỉ là bể cái vỏ đèn (bằng đầu đũa) mà phải nhập cả cụm đèn từ Mỹ về mất đến trên trăm chai...

Hi vọng được chia sẽ kinh nghiệm với các OSer.
 
Hạng D
17/4/06
2.743
787
113
51
Dear các Bác,

Em xin "nhiều chuyện" góp chút gió để cho diễn đàn thêm vui...như sau:

Theo như bài viết của bác "chienthang" thì có phần không phù hợp (đã được em tô đậm và gạch dưới). Em xin đính chính theo kinh nghiệm hiểu biết của em.

Xe của Bác chủ (gọi là xe A) đụng xe người khác (gọi là xe B). Thì theo nguyên tắc xe A sẽ chịu CSGT phạt lỗi không giữ khoảng cách an toàn khi lưu thông trên đường (trên 1 chai) và tạm giữ bằng lái 30 ngày. Việc tiếp theo là phải bồi thường thiệt hại cho xe B. Và trong trường hợp này thì xe A sẽ phải dùng Bảo hiểm TNDS (với bên thứ ba) chứ không phải dùng Bảo hiểm Vật chất thân xe như bác "chienthang" chia sẽ ở bài viết trên. Có lẽ các bác chưa hiểu thuật ngữ Bảo hiểm Vật Chất thân xe chỉ áp dụng cho những rủi ro bởi những nguyên nhân khách quan & chủ quan xảy ra với chính chiếc xe đã được mua Bảo hiểm, ngoại trừ những nguyên nhân bị loại trừ trong Luật Bảo hiểm (VD: Thiên tai, lũ lụt, sấm sét, chiến tranh, kể cả trường hợp lái xe trong tình trạng say xỉn, phê ma tuý...cũng bị loại trừ).

Trong trường hợp bác chủ là nguyên nhân do khg giữ khoảng cách an toàn cũng được xem là lỗi chủ quan của chính mình gây ra cho xe B (xe người ta) nên chắc chắn Bảo hiểm VCTX của xe A chỉ sử dụng để sửa chữa xe A, chứ không dùng cho sửa chữa xe B. Và chính lúc này là Bảo hiểm TNDS (bắt buộc) sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm đền bù cho xe B (xe bị gây tai nạn).

Và chiếu theo nguyên tắc của Luật Bảo hiểm thì giá trị đền bù tối đa của Bảo hiểm TNDS bắt buộc sẽ là:
- 70,000,000 / người/ vụ việc (với người)
- 70,000,000 / vụ (tài sản)
* Ngoại trừ trường hợp bác chủ có mua thêm Bảo hiểm trách nhiệm cao với bên thứ ba (một hình thức Bảo hiểm bổ sung) thì mới có thể được đền bù mức tối đa cao hơn mức bắt buộc của Luật bảo hiểm ban hành theo qui định của Bộ Tài Chính.

Nếu xe B hư hỏng với mức sửa chữa cao hơn mức đền bù tối đa của Bảo hiểm TNDS bắt buộc (70,000,000/ vụ) thì xe A sẽ phải bỏ tiền túi ra thêm cho đến khi xe B đồng ý ký cam kết thoả thuận bồi thường thiệt hại thì xe A mới được giải phóng phương tiện. Trong trường hợp xe B đòi vào chính hãng để lấy báo giá cũng là quyền của xe B, chứ bản thân Bảo hiểm TNDS của xe A hoặc chính chủ xe A khó mà không công nhận báo giá đó. Chỉ có nước đi năn nỉ xe B mà thôi...hix hix..

Một trường hợp mà Cty em đã từng vướng vào: Đó là chiếc xe Captiva của Cty bị tuột thắng tay do lái xe bất cẩn không gài thắng tay khi dừng, đậu xe và va chạm với 1 chiếc Lexus LS600 Hybrid đang đậu ở phía sau, làm cho xe Lexus LS600 đó bị bể cái vỏ đèn pha. Chủ xe lấy báo giá nhập hàng từ NN về tổng cộng 151,000,000 cho 1 cái đèn pha . Bảo hiểm TNDS của xe Captiva chỉ đền tối đa 70,000,000 và phần còn lại do Lái xe phụ trách phải bỏ tiền túi ra đền khoảng chênh lệch đó. Chỉ là bể cái vỏ đèn (bằng đầu đũa) mà phải nhập cả cụm đèn từ Mỹ về mất đến trên trăm chai...

Hi vọng được chia sẽ kinh nghiệm với các OSer.
Bác nói đúng, em nhầm lẫn đó là bh tnds của xe gây tai nạn, ngược lại xe bị hại cũng có thể ủy quyền cho bảo hiểm vật chất xe của mình đứng ra sửa và đòi bồi thường từ xe gây tai nạn hoặc đòi từ bên BH TNDS của xe gây tai nạn. Nói chung nếu hiểu biết và các cty BH làm đúng trách nhiệm thì chủ xe đỡ mệt đầu, ra đường có va chạm cũng hạn chế cảnh động chân tay
 
  • Like
Reactions: Gun512
Bác nói đúng, em nhầm lẫn đó là bh tnds của xe gây tai nạn, ngược lại xe bị hại cũng có thể ủy quyền cho bảo hiểm vật chất xe của mình đứng ra sửa và đòi bồi thường từ xe gây tai nạn hoặc đòi từ bên BH TNDS của xe gây tai nạn. Nói chung nếu hiểu biết và các cty BH làm đúng trách nhiệm thì chủ xe đỡ mệt đầu, ra đường có va chạm cũng hạn chế cảnh động chân tay
Dạ đúng rồi bác ạh. Chỉ mong sao cho cái báo giá của xe bị đụng thấp hơn mức đền bù của Bảo hiểm TNDS thì bác chủ sẽ khoẻ. Lúc đó chỉ lo việc đóng phạt cho tụi XXX thôi...

Dù sao cũng xin chia buồn cùng bác chủ.
 
  • Like
Reactions: namhvvn and Gun512
Hạng B2
5/8/12
464
346
63
39
Khá rõ ràng và đầy đủ rồi.
Chỗ này chỉnh lại chút cho dễ hiểu:
"- nguyên tắc của bảo hiểm là đền (thay) cho (chủ) xe nào có lỗi, vì vậy xe bác có lỗi do đâm từ sau nên bảo hiểm xe bác phải (đứng ra) đền cho xe kia,.."
Em cũng đọc đến đoạn ấy là hơi sựng :p