Cái này là BH bắt buộc, còn cái BH tự nguyện thì sao nhỉ?Dear các Bác,
Em xin "nhiều chuyện" góp chút gió để cho diễn đàn thêm vui...như sau:
Theo như bài viết của bác "chienthang" thì có phần không phù hợp (đã được em tô đậm và gạch dưới). Em xin đính chính theo kinh nghiệm hiểu biết của em.
Xe của Bác chủ (gọi là xe A) đụng xe người khác (gọi là xe B). Thì theo nguyên tắc xe A sẽ chịu CSGT phạt lỗi không giữ khoảng cách an toàn khi lưu thông trên đường (trên 1 chai) và tạm giữ bằng lái 30 ngày. Việc tiếp theo là phải bồi thường thiệt hại cho xe B. Và trong trường hợp này thì xe A sẽ phải dùng Bảo hiểm TNDS (với bên thứ ba) chứ không phải dùng Bảo hiểm Vật chất thân xe như bác "chienthang" chia sẽ ở bài viết trên. Có lẽ các bác chưa hiểu thuật ngữ Bảo hiểm Vật Chất thân xe chỉ áp dụng cho những rủi ro bởi những nguyên nhân khách quan & chủ quan xảy ra với chính chiếc xe đã được mua Bảo hiểm, ngoại trừ những nguyên nhân bị loại trừ trong Luật Bảo hiểm (VD: Thiên tai, lũ lụt, sấm sét, chiến tranh, kể cả trường hợp lái xe trong tình trạng say xỉn, phê ma tuý...cũng bị loại trừ).
Trong trường hợp bác chủ là nguyên nhân do khg giữ khoảng cách an toàn cũng được xem là lỗi chủ quan của chính mình gây ra cho xe B (xe người ta) nên chắc chắn Bảo hiểm VCTX của xe A chỉ sử dụng để sửa chữa xe A, chứ không dùng cho sửa chữa xe B. Và chính lúc này là Bảo hiểm TNDS (bắt buộc) sẽ là đơn vị chịu trách nhiệm đền bù cho xe B (xe bị gây tai nạn).
Và chiếu theo nguyên tắc của Luật Bảo hiểm thì giá trị đền bù tối đa của Bảo hiểm TNDS bắt buộc sẽ là:
- 70,000,000 / người/ vụ việc (với người)
- 70,000,000 / vụ (tài sản)
* Ngoại trừ trường hợp bác chủ có mua thêm Bảo hiểm trách nhiệm cao với bên thứ ba (một hình thức Bảo hiểm bổ sung) thì mới có thể được đền bù mức tối đa cao hơn mức bắt buộc của Luật bảo hiểm ban hành theo qui định của Bộ Tài Chính.
Nếu xe B hư hỏng với mức sửa chữa cao hơn mức đền bù tối đa của Bảo hiểm TNDS bắt buộc (70,000,000/ vụ) thì xe A sẽ phải bỏ tiền túi ra thêm cho đến khi xe B đồng ý ký cam kết thoả thuận bồi thường thiệt hại thì xe A mới được giải phóng phương tiện. Trong trường hợp xe B đòi vào chính hãng để lấy báo giá cũng là quyền của xe B, chứ bản thân Bảo hiểm TNDS của xe A hoặc chính chủ xe A khó mà không công nhận báo giá đó. Chỉ có nước đi năn nỉ xe B mà thôi...hix hix..
Một trường hợp mà Cty em đã từng vướng vào: Đó là chiếc xe Captiva của Cty bị tuột thắng tay do lái xe bất cẩn không gài thắng tay khi dừng, đậu xe và va chạm với 1 chiếc Lexus LS600 Hybrid đang đậu ở phía sau, làm cho xe Lexus LS600 đó bị bể cái vỏ đèn pha. Chủ xe lấy báo giá nhập hàng từ NN về tổng cộng 151,000,000 cho 1 cái đèn pha . Bảo hiểm TNDS của xe Captiva chỉ đền tối đa 70,000,000 và phần còn lại do Lái xe phụ trách phải bỏ tiền túi ra đền khoảng chênh lệch đó. Chỉ là bể cái vỏ đèn (bằng đầu đũa) mà phải nhập cả cụm đèn từ Mỹ về mất đến trên trăm chai...
Hi vọng được chia sẽ kinh nghiệm với các OSer.
Em trích 1 đoạn của Liberty:Em cũng đọc đến đoạn ấy là hơi sựng
Bảo hiểm Tự Nguyện là một trong những thể loại Bảo hiểm KHÔNG BẮT BUỘC...hihihiCái này là BH bắt buộc, còn cái BH tự nguyện thì sao nhỉ?
VD: Bảo hiểm VCTX, Bảo hiểm trách nhiệm cao dành cho Bên thứ ba hoặc dành cho người ngồi trên xe...
Vậy khi mua BHTN (BHVC) thì BH sẽ có thể đứng ra thay mặt cho chủ xe làm việc với bên thứ 3 về yc đền bù của họ theo qđ trong hđ như trên đấy.Bảo hiểm Tự Nguyện là một trong những thể loại Bảo hiểm KHÔNG BẮT BUỘC...hihihi
VD: Bảo hiểm VCTX, Bảo hiểm trách nhiệm cao dành cho Bên thứ ba hoặc dành cho người ngồi trên xe...
Chỉnh sửa cuối:
các bác làm ơn cho em hỏi nếu xe đi đụng tai nạn dây chuyền ủi đít thì xe nào đền cho xe nào hả các bác??
em nghe nói xe cuối cùng phải đền tất cả cho các xe phía trước có đúng không vậy?
em nghe nói xe cuối cùng phải đền tất cả cho các xe phía trước có đúng không vậy?
Em k nghĩ như vậy vì mỗi xe đều có lỗi trừ xe đầu.các bác làm ơn cho em hỏi nếu xe đi đụng tai nạn dây chuyền ủi đít thì xe nào đền cho xe nào hả các bác??
em nghe nói xe cuối cùng phải đền tất cả cho các xe phía trước có đúng không vậy?
Nên nếu thiệt hại ngang nhau thì mấy xe giữa tự chịu, xe cuối đền xe đầu.
Nhưng nếu có xe "sang" chui vào giữa, thì ông nào ủn vào xe ""sang"" này sẽ chịu thêm phần ""trội"" lên đấy.
Ví dụ: 4 xe tông liên hoàn, xe sau cùng đền xe thứ 3 100tr, xe thứ 3 đền xe 2 100tr, xe 2 đền xe 1 100tr, thì coi như xe cuối đền xe đầu 100tr.
Nhưng cũng 4 xe đó, lọt vào 1 chiếc ""sang"" thứ 2 thì:
xe sau cùng đền xe thứ 3 100tr, xe thứ 3 đền xe 2 500tr, xe 2 đền xe 1 100tr, thì coi như xe cuối đền xe đầu 100tr, xe 3 đền xe 2 400tr.
vậy là mấy xe giữa là sui nhất phải tự sửa.tks bácEm k nghĩ như vậy vì mỗi xe đều có lỗi trừ xe đầu.
Nên nếu thiệt hại ngang nhau thì mấy xe giữa tự chịu, xe cuối đền xe đầu.
Nhưng nếu có xe "sang" chui vào giữa, thì ông nào ủn vào xe ""sang"" này sẽ chịu thêm phần ""trội"" lên đấy.
Ví dụ: 4 xe tông liên hoàn, xe sau cùng đền xe thứ 3 100tr, xe thứ 3 đền xe 2 100tr, xe 2 đền xe 1 100tr, thì coi như xe cuối đền xe đầu 100tr.
Nhưng cũng 4 xe đó, lọt vào 1 chiếc ""sang"" thứ 2 thì:
xe sau cùng đền xe thứ 3 100tr, xe thứ 3 đền xe 2 500tr, xe 2 đền xe 1 100tr, thì coi như xe cuối đền xe đầu 100tr, xe 3 đền xe 2 400tr.
thông thường thì tốn bn banh mì vậy bác? có khi nào bên kia đòi tiền tươi nói là tự sửa nhưng thật ra là làm BH rồi $ đó bỏ túi ko bác?Tư vấn bác chủ:
Và một nguyên tắc bất di bất dịch, dù xe bị hại hay xe vi phạm trước khi được mang về đều tốn bánh mì.