Hạng D
13/1/11
2.424
37.927
113
  • đó thấy hông, giờ lòi ra ông B có thêm 1 đứa con chung không phải của bà A nữa.
  • dự là bà A chỉ muốn chia tài sản chung cho con bà A với ông B thôi.
  • con ông B không được chia tài sản.
  • bởi mình nói luật sư không đọc hồ sơ phán theo cảm tính thì chết.
  • các a thử nghĩ vợ không cho mình lấy tài sản của mình chia cho con mình mà chỉ muốn quyết định toàn bộ tài sản chung thì sẽ buồn thế nào.
Con ngoài giá thú sao được chia ts chung ????
 
Hạng D
15/3/12
2.402
17.778
113
Đồng Nai
B muốn ly hôn nên đệ đơn, lý do B ly hôn là gì??? A đưa chứng cứ ngoại tình của B ---> đây là lý do B muốn ly hôn với tôi. Tòa sẽ không cho ly hôn nếu A không muốn. Còn A muốn thì ok thôi.
Lý do A ly hôn là kg tìm thấy hp trong cuộc hôn nhân cũ nên mới ngoại tình nếu cuộc hn cũ duy trì càng làm cho 2 bên tổn thương, tồi tệ thêm thì tòa phải làm sao anh ?
 
Hạng D
13/8/14
2.547
30.647
113
Có một case này xin nhờ anh nào rành luật tư vấn giúp cho


A(nữ) đã già, là chủ doanh nghiệp tư nhân(thành lập sau khi kết hôn với B). B(nam) đã về hưu, trước khi về hưu là công chức nhà nước. Tài sản chung có 1 miếng đất nông nghiệp mua cách đây 20 năm gồm 3 sổ. 2 sổ mặt tiền đứng tên doanh nghiệp tư nhân của A, 1 miếng phía trong B đứng tên. Trong quá trình sống chung B chỉ ăn chơi, k đóng góp gì về kinh tế gia đình, tài sản đều do A tạo dựng. 2 năm trở lại đây, B mê gái và chống lại gia đình, đã dọn ra ở riêng(nhưng rất khôn, chỉ xoạc chứ k cho bồ ruột dọn vào ở chung để né bị A đập), đồng thời rút lõi đc một số tiền to của gia đình mang đi. Hiện tại miếng đất ở trên tự dưng rơi vào khi quy hoạch lên giá chóng mặt nên B giở quẻ, đã nộp đơn đòi li dị hòng chia 50% miếng đất để lấy vợ mới. A muốn trì hoãn ra toà, k muốn li dị hoặc có thể chiến đấu pháp lý càng lâu càng tốt để khi cả hai chết đi miếng đất còn đc để lại cho các con, hoặc chờ cho B cho gái hết tiền thì B sẽ chịu nằm yên vd thế. Số tiền B rút lõi mang ở nhà đi đủ cho B gửi tiết kiệm lấy lãi tiêu đến lúc chết(nếu k cho gái). Nếu cưa 50% thì B sẽ đốt sạch và cho gái hết, B đã tuyên bố k cho con 1 xu nào vì con cái đứng về phía A. Toà đã gửi giấy triệu tập 1 lần(nội dung giấy triệu tập là giải quyết vụ án tranh chấp tài sản) nhưng A k tới. Đã gửi giấy triệu tập lần 2.


Tôi có tìm hiểu qua thì thấy trường hợp duy nhất toà bác đơn đơn phương là người vợ có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng. Còn lại giải quyết hết.
Anh nào rành luật hoặc có kinh nghiệm xin chỉ giúp cho ca này hòng giữ đc tài sản ở lại với gia đình với. A là bà con, thân nhân của tôi. Xin cảm ơn trước
Bao nhiêu con chung? Con bao nhiêu tuổi? Con có khả năng lao động hay không?
Tui ko có đủ info nên nói gọn trên nguyên tắc vầy:
VC khi chia tay thì có 3 quan hệ cần giải quyết:
1. Quan hệ hôn nhân: Thuận tình Ly hôn hoặc Đơn phương Ly hôn
a. Ko được ủy quyền cho người khác gq quan hệ này, nghĩa là cả 2 phải lên Tòa để gq quan hệ hôn nhân. LS chỉ là người tư vấn hỗ trợ, bảo vệ quyền lợi mà thôi.
b. Thuận tình ly hôn thì giải quyết nhanh hơn Đơn phương ly hôn.

2. Quan hệ Tài sản chung:
a. Bên nào cũng có thể yc Tòa gq chia Tài sản chung bất kỳ lúc nào: trước khi ly hôn, ngay khi ly hôn hoặc sau khi ly hôn.
A @the kid nói là cứ ly hôn nhưng ko chia tài sản ngay lúc đó và sau đó cù nhây thì có vẻ chưa đúng!
Quan hệ hôn nhân (Tòa cho ly hôn hay bác) là mất time gq nhìu nhứt chứ việc chia tài sản thì nhanh thôi, miễn là có đơn yc chia. Nếu có dính tới bên thứ 3 (cùng là sở hữu chung, bên đang thuê, bên đang cho vay, bên đang nhận thế chấp, bên đang tranh chấp,...) thì lâu hơn.

Riêng phương án DNTN tự bán trước 2 Lô đất đứng tên DNTN thì vẫn có rủi ro:
(i) Do tài sản (TS) của DNTN là của Vợ - Chủ DN trong thời kỳ hôn nhân nên sẽ là TS chung VC. Vì vậy, Bên Mua và/hoặc Công chứng sẽ yc Bên Bán - Chủ DN cung cấp Giấy XN độc thân hoặc Giấy XN TS riêng của Vợ hoặc Giấy ủy quyền cho Vợ bán.
(ii) Nếu ko có các Giấy trên mà tự bán thì ông chồng có thể kiện dân sự hoặc thậm chí là tố cáo hình sự.
(iii) Khi ông chồng và LS nộp Đơn ra Tòa, thì có lẽ họ cũng yc Tòa áp dụng Biện pháp khẩn cấp tạm thời rồi.

b. Chia TS chung: Về nguyên tắc là chia 2, có tính tới công sức đóng góp của mỗi bên. Cái này thì tùy theo Lập luận kèm Chứng cứ của mỗi bên và Nhận định của Tòa. Như vụ Trung Nguyên, Vũ đòi Vũ 7, Thảo 3; Thảo đòi 5/5. Tòa xử 6/4

3. Quan hệ cấp dưỡng cho Con chung:
Chỉ đặt ra đối với Con chung dưới 18 tuổi, hoặc trên 18 tuổi nhưng không có khả năng lao động.
Nếu Con chung thuộc diện này và 2 bên thỏa thuận để vợ nuôi thì cố gắng yc Mức cấp dưỡng cao chút, tất nhiên chắc là không thể cao bằng Mức V TN tự nguyện cấp dưỡng.

Yc của Chủ thớt là làm cách nào kéo dài thì thật sự là tùy vô Thẩm phán thụ lý. Tuy nhiên, Thẩm phán mà để kéo dài thì Bên ông chồng có thể khiếu nại lên Chánh án hoặc phản ánh với VKS hay Tòa cấp cao hơn. Mùa Đại hội thì không nói ra chắc anh cũng biết là ai cũng sợ khiếu nại.

Còn kéo dài hợp pháp như xin hoãn dự buổi hòa giải, hoãn phiên Tòa thì cũng bị giới hạn số lần với lý do chính đáng. Vì vậy, cũng không kéo dài lâu.

Dành TS cho Con chung trong case này có thể là điều tốt. Tuy nhiên, đó là phạm trù đạo đức. Còn Tòa thì căn theo luật, tất nhiên là cũng có giảng đạo đức để các bên lắng nghe mà nhường nhau. Còn không nhường thì Tòa cũng phải xử theo luật.

Tui trước nay phần nhiều là tư vấn và quản lý vài SME cho Khách hàng, ít khi tham gia tố tụng. Nếu chủ thớt cần gì thì cứ pm, giúp được gì thì tui giúp.
 
Hạng B2
23/7/07
280
17.832
93
Thủ Dầu 1, Bình Dương
Lý do A ly hôn là kg tìm thấy hp trong cuộc hôn nhân cũ nên mới ngoại tình nếu cuộc hn cũ duy trì càng làm cho 2 bên tổn thương, tồi tệ thêm thì tòa phải làm sao anh ?
thì case này là A muốn tiếp tục hôn nhân, A chỉ cần chứng mình B mặc dù ngoại tình nhưng cuộc sống hiện tại vẫn bth (B vẫn sinh hoạt bình thường) và không có hành động nào gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của A.
Còn nếu ls tư vấn B quậy gây sức ép tinh thần lên A thì đương nhiên cho ly hôn rồi. Ở đây A muốn kéo dài đời sống hôn nhân thì A phải khéo léo thôi.
 
  • Like
Reactions: NVT0933
Hạng D
15/3/12
2.402
17.778
113
Đồng Nai
thì case này là A muốn tiếp tục hôn nhân, A chỉ cần chứng mình B mặc dù ngoại tình nhưng cuộc sống hiện tại vẫn bth (B vẫn sinh hoạt bình thường) và không có hành động nào gây ảnh hưởng đến tinh thần, sức khỏe của A.
Còn nếu ls tư vấn B quậy gây sức ép tinh thần lên A thì đương nhiên cho ly hôn rồi. Ở đây A muốn kéo dài đời sống hôn nhân thì A phải khéo léo thôi.
Em đang nhầm A qua B
 
  • Like
Reactions: catiung
Hạng D
15/3/12
2.402
17.778
113
Đồng Nai
  • Con dưới 18, khuyết tật thì B phải có trách nhiệm.
  • Trên 18 ko liên quan nếu ko muốn.
Ý em đang nhầm ông B qua bà A . Giống chính ủy nói vd em có con riêng giờ muốn mua cho nó cái xe đi làm mà vợ kg cho nên xảy ra chuyện á
 
  • Like
Reactions: catiung
HP confirmed
Hạng C
11/12/03
789
1.935
93
Đọc đoạn chiến đấu đến cả hai chết đi nghe não lòng quá, sự tham lam, nhỏ nhặt của con người có thể theo người ta đến chết, kinh khủng thật.
 
  • Like
Reactions: S09 and NVT0933