Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận sau gần 10 năm đình trệ với 2 lần thay đổi nhà đầu tư, 3 lần thay đổi tổng mức đầu tư, 4 lần lùi thời hạn hoàn thành thì hiện nay dự án đã hoàn thành tuyến chính và định lễ thông xe dự kiến sẽ diễn ra trong khoảng từ 21-1-2022 đến ngày 27-1-2022 theo lịch của Thủ tướng.
Trong văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ ngày 7/1/2022 mới đây của Bộ GTVT và UBND tỉnh Tiền Giang, Công ty BOT Trung Lương - Mỹ Thuận kiến nghị: “Rà soát lại các tiêu chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn nghiệm thu dự án để đề xuất điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện thực tế của Dự án, làm cơ sở cho việc thanh kiểm tra hoặc đánh giá sai phạm chính xác”.
Công ty BOT Trung Lương - Mỹ Thuận cũng đề nghị bộ GTVT và cơ quan có thẩm quyền báo cáo thủ tướng chính phủ được tổ chức lễ thông xe kĩ thuật, khánh thành tuyến chính cao tốc trước. Công ty mong muốn dự án sớm được khánh thành để kịp thời phục vụ người dân trong dịp Tết nguyên đán Nhâm Dần 2022, đáp ứng được mong mỏi và kỳ vọng của hơn 21 triệu dân đồng bằng sông Cửu Long.
Ông Nguyễn Tân Đông – Tổng giám đốc Công ty Cổ phần BOT Trung Lương – Mỹ Thuận cho biết, hiện nay cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận
đã hoàn thành tuyến chính, cơ bản hoàn thành các tuyến nối đảm bảo sẽ thông xe kỹ thuật trước Tết Nhâm Dần 2022. Dự kiến, tỉnh Tiền Giang đã mời thủ tướng chính phủ vào tham dự
lễ thông xe sẽ diễn ra trong khoảng từ ngày 21/1/2022 đến 27/1/2022 theo lịch của thủ tướng.
Cầu vượt, cầu dân sinh trên cao tốc đã hoàn thiện
“Rút kinh nghiệm từ các dự án xảy ra sai phạm trong thời gian qua như cao tốc Bến Lức - Long Thành, Đà Nẵng - Quảng Ngãi..., chúng tôi kiến nghị Bộ GTVT phối hợp tỉnh Tiền Giang mời Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03) hỗ trợ việc điều chỉnh, đánh giá góp ý kiểm soát chất lượng công trình trước khi đưa vào thu phí", ông Đông cho biết.
Dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận là tuyến cao tốc dài hơn 50 km đi qua vùng đầm lầy, sông nước thuộc tỉnh Tiền Giang. Đây là tuyến cao tốc đi qua 5 huyện của tỉnh Tiền Giang, nhằm giảm tải cho quốc lộ 1A, được coi là tuyến cao tốc để thúc đẩy kinh tế khu vực vì nó kết nối các tỉnh Tây Nam Bộ với TPHCM.
Như vậy sau gần 10 năm đình trệ với 2 lần thay đổi nhà đầu tư, 3 lần thay đổi tổng mức đầu tư, 4 lần lùi thời hạn hoàn thành dự án và chỉ đạt 10% khối lượng, thì tương lai tuyến cao tốc được thông xe phục vụ người dân chưa bao giờ xán lạn như hiện nay. Chúc mừng bà con miền Tây về quê mùa tết này đã bớt cực hơn.
Xem thêm: