Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.817
18.808
113
Lâm Đồng
Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 2)
Cùng nghe Carlos Ghosn kể về tiểu sử của chính mình với những thăng trầm trong sự nghiệp, để biết được điều gì làm nên 1 trong những CEO hàng đầu thế giới hiện nay.[pagebreak][/pagebreak]

Xem Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 1)

Chương 2: Sự nghiệp lúc trẻ

Gắn bó với Michelin

Vào 1 ngày tháng 5/1978, khoảng 8:30 sáng, tôi tỉnh dậy bởi tiếng chuông điện thoại. Người gọi cho tôi xưng danh là Hidalgo, nói là công ty Michelin tại Pháp đang muốn mở rộng việc kinh doanh ở Brazil và họ cần những kỹ sư Pháp quen thuộc với môi trường địa phương này. Nếu tôi cảm thấy hứng thú với công việc thì có thể đến Clermont-Ferrand để phỏng vấn.
Clermont-Ferrand là công ty địa phương đặt ở miền trung nước Pháp, quê nhà của hãng sản xuất lốp Michelin. Vào thời điểm được gợi ý, tôi chỉ 24 tuổi và đang học văn bằng 2 tại trường Ecole des Mines cũng như đang vạch hướng đi học cao học. Tuy nhiên từ "Brazil" văng vẳng bên tai tôi, thôi thúc tôi nắm lấy cơ hội này.

Tôi gia nhập dự án này của công ty với 100 người khác. Chúng tôi nhanh chóng thân thiết với nhau và cùng nhau phát triển kỹ năng cá nhân và sự chuyên nghiệp. Đáng ngạc nhiên là dù chỉ trong giai đoạn thực tập, chúng tôi được trao cho nhiều cơ hội để giải quyết các vấn đề của công ty. Michelin còn thường cho phép các nhân viên mới cơ hội đề xuất ý tưởng ở những vấn đề quan trọng, như là cách giúp cho quy trình sản xuất hiệu quả hơn hay quản lý nguyên liệu thô.

Đặc biệt, sau khóa huấn luyện chung, chúng tôi được chuyển đến nhà máy để tham gia huấn luyện kỹ thuật. Chúng tôi được cắt và vận chuyển cao su thô với 3 ca, kể cả ca tối. Điều này không chỉ giúp chúng tôi biết về quy trình sản xuất mà còn cách quản lý chất lượng và cách đặt kế hoạch thực tế.
Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 2)

Chỉ sau 3 năm làm việc, Carlos Ghosn đã trở thành giám đốc nhà máy ở Le Puy
Sau quá trình thực tập, chúng tôi được ký hợp đồng với 1 nhà máy. Le Puy, nhà máy nơi các lốp lớn được sản xuất là nơi đầu tiên tôi ký hợp đồng. Tôi đặc biệt có sở thích cải thiện việc sản xuất và thăm thú nhà máy mỗi ngày. Việc giao tiếp hiệu quả cũng trở thành kỹ năng mà tôi rèn luyện mỗi ngày. Điều này không được dạy tại trường nhưng nó là 1 trong những bài học quan trọng nhất mà tôi có được ở những ngày đầu đi làm.

Tôi được tiến cử làm giám đốc nhà máy ở Le Puy khi tôi 26 tuổi (sau 3 năm làm việc).

Michelin là 1 công ty truyền thống nhưng nó cũng rất hiện đại. Dù không phải người Pháp nhưng tôi vẫn được đề cử 1 chức vụ như vậy và chia sẻ trách nhiệm lớn như thế ở tuổi rất trẻ. Tư tưởng cởi mở này đến từ tính cách của cháu nhà sáng lập - Francois Michelin - 1 người có tiêu chuẩn cao và quan tâm tới mọi người.

Thử thách chính của tôi là xây dựng niềm tin và mối quan hệ với những cấp dưới lớn tuổi. Tôi dành nhiều thời gian để vun đắp đội và giải quyết vấn đề với nhau. Sau 2 năm làm giám đốc nhà máy với nhiều sự kiện, ngài Francois Michelin "bằng xương bằng thịt" xuất hiện và đem đến cơ hội mới cho tôi.

Khó khăn và thắng lợi ở Brazil

Francois Michelin trở thành đồng sở hữu hãng lốp Michelin vào năm 1955 và giữ chức vụ này hơn 44 năm. Ông quản lý công ty theo cách mà không ai nghĩ rằng đó là 1 công ty gia đình cả: Việc Michelin toàn cầu hóa chính là kết quả của sự nhạy bén và khả năng của ông ấy.

Khi gặp tôi, ông đề nghị 1 công việc ở trụ sở chính Michelin, dưới quyền giám đốc tài chính Behrouz Chahid-Nourai.
Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 2)
Vào năm 1985, tôi được Francois chuyển đến Brazil vì những khó khăn của công ty địa phương. Tình trạng chính trị không yên ổn, khủng hoảng tài chính, quân đội, mức siêu lạm phát 1.000%/năm và khoảng nợ khổng lồ khiến Michelin Brazil lao đao. Ngoại trừ những thử thách trên, tôi lại cho rằng đất nước này có thể trở thành kho tàng tiềm năng cho Michelin. Tài nguyên thiên nhiên của Brazil rất phong phú và thị trường tiềm năng khổng lồ của nó có thể so sánh với Trung Quốc, Nga và Ấn Độ. Tôi làm việc cật lực để chứng minh điều này.

Michelin mua 2 nhà máy cao su lớn tại Brazil. Việc kinh doanh vẫn bị ùn ứ vì các nguyên nhân bên ngoài, chủ yếu đến từ chính sách điều khiển giá của chính quyền. Tôi đã bắt đầu đàm phán với chính quyền để họ thông qua quyết định tăng giá. Đồng thời, chúng tôi cũng tập trung vào việc quản lý gắt gao và kiểm soát dòng tiền. Các biện pháp đều vô cùng cứng rắn. Và khi những người tại trụ sở chính của Michelin tại Clermont-Ferrand nản chí thì tôi vẫn kiên định với phương án của mình.

Kết quả thu lại được là việc tổ chức sản xuất tại Brazil vẫn được duy trì và chúng tôi dẫn đầu tại thị trường. Vào thời điểm đó, công đoàn lại trở nên gay gắt hơn, và các cuộc đình công của công nhân cũng diễn ra thường xuyên hơn.

Một ngày nọ, bất chấp sự cảnh báo của những quản lý xung quanh, tôi quyết định đi đến nhà máy 1 mình để lắng nghe mối lo lắng của công nhân. Nhưng tôi không hề nhận ra bất kỳ thái độ thù địch nào. Tất cả những gì họ làm chỉ là nói và nói.

Sau 3 năm hỗn loạn, cuối cùng việc kinh doanh ở Brazil cũng ổn định. Nhờ vào việc quản lý dòng tiền gắt gao mà chúng tôi đã thu nhận được thành quả rất tốt. Niềm tin từ trụ sở chính cũng tăng. Vào thời điểm đó, tôi 31 tuổi. Bây giờ khi nghĩ lại, tôi thấy những hành động của mình thể hiện sự cứng đầu của tuổi trẻ, nhưng tôi cũng tin rằng mình đã làm đúng khi giữ vững lập trường phát triển thị trường này.

Vào năm 1987, Francois Michelin nói rằng ông và vợ đã đến thăm Brazil. Điều này chứng tỏ rằng vị sếp mà tôi tin tưởng luôn quan sát công việc của tôi, khiến tôi thấy biết ơn. Tôi đã dành 10 ngày để cùng ông tham quan nhà máy và xưởng sản xuất trên khắp nước. Ông rất hứng thú với mọi thứ và đối xử với mọi người với sự tôn trọng - đúng là 1 vị lãnh đạo tuyệt vời của thời kỳ toàn cầu hóa.

Sau khi Francois trở lại Pháp, tôi được nhận 1 thử thách mới - thử thách sẽ định hình lại sự nghiệp của tôi. Francois Michelin muốn tôi đến và tiếp quản công việc tại Mỹ - thị trường đầy cạnh tranh và là thị trường nước ngoài lớn nhất của Michelin.

Sau ngày lễ Giáng sinh, tôi và gia đình nhỏ của mình lại 1 lần nữa rời quê hương.
Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 2)

Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 2) Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 2) Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 2) Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 2)
>>> Xem thêm:
Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 1)
Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 3)
Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 4)
Carlos Ghosn: Hành trình trở thành CEO hàng đầu thế giới (Phần 5)


Theo Nissan​
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
15/3/12
387
434
63
Quá tuyệt với. Một CEO có thể vực dậy Renault và Nissan quả là xuất chúng.
 
Hạng D
1/1/15
2.350
10.312
113
45
Bake Central Park
www.bake.vn
Như em thấy, CEO của một hãng xe chỉ là nhân tố đủ. Nếu một Quốc gia có thể chế Chính trị được đông đảo Cử tri ủng hộ, Cơ chế điều hành nền kinh tế thích hợp và toàn dân được miễn tất cả các Thuế liên quan đến Xe hơi thì ngươi dân có thể tự sáng lập ra các hãng xe hơi để sản xuất xe hơi phục vụ tiêu dùng và xuất khẩu.
 
  • Like
Reactions: 4everMAYTRANG
Hạng D
1/1/15
2.350
10.312
113
45
Bake Central Park
www.bake.vn
Hiện nay, các Phát minh, Sáng tạo và Công nghệ sản xuất xe hơi đã trở nên quá bình thường so với bất cứ nền văn minh và dân trí của bất cứ Quốc gia nào trên Thế giới. Nhiều cá nhân, Nhiều tổ chức ở các Quốc gia trên khắp Thế giới đều có thể tự lập để sản xuất xe hơi, vấn đề còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào Cơ chế ở từng Quốc gia.
 
Hạng B2
7/6/12
272
442
73
Hiện nay, các Phát minh, Sáng tạo và Công nghệ sản xuất xe hơi đã trở nên quá bình thường so với bất cứ nền văn minh và dân trí của bất cứ Quốc gia nào trên Thế giới. Nhiều cá nhân, Nhiều tổ chức ở các Quốc gia trên khắp Thế giới đều có thể tự lập để sản xuất xe hơi, vấn đề còn lại phụ thuộc hoàn toàn vào Cơ chế ở từng Quốc gia.
Chắc vì chúng ta ở thiên đường nên cơ chế cho rằng không cần ô tô, lái cá Chép là quá ok rồi :D
 
  • Like
Reactions: 4everMAYTRANG
Hạng D
10/6/16
2.514
1.878
113
Bài dịch rất hay và chính xác nhưng có 1 số chi tiết quan trọng liên quan đến kinh tế học bị bỏ qua. Mà nếu ko biết đc những vấn đề này thì sẽ ko thể nào hiểu đc tại sao Ghosn có thể đồng thời làm CEO của 2 hãng xe lớn thuộc về 2 nền văn hóa khác nhau hoàn toàn là Pháp và Nhật. Trước hết ko phải ngẫu nhiên mà Ghosn lại muốn sang Brazil và chấp nhận đương đầu với thử thách ở đây. Ông đc sinh ra ở Brazil. Bản thân bố ông và nhiều người thân vẫn sống ở đây nên nếu đc làm việc ở Brazil thì đây sẽ là 1 môi trường làm việc tuyệt vời đối với ông. Thứ 2 là những bài học về kinh tế đầy hiệu quả và bổ ích đối với Ghosn, 1 người rất giỏi toán em sẽ post sau nhé. Chính những bài học này đã hình thành nên phong cách quản lý của ông sau này và giúp ông có đc nickname Le Cost Killer :D
 
Hạng B1
27/5/16
96
193
63
facebook.com
Đọc mấy bài như vầy hay ghê, đó giờ mình cứ tưởng ông chủ Nissan là Japanese.
Thanks chủ thớt vì bài chất! ;)
 
Hạng D
10/6/16
2.514
1.878
113
Trong bài viết gốc bằng tiếng Anh em đọc đc trên Nissan Newsroom có 1 đoạn rất quan trọng về quãng thời gian Ghosn làm việc dưới trướng CFO Behrouz Chahid-Nourai mà ko thấy đc dịch trong bài viết này. Có 2 kinh nghiệm rất quan trọng Ghosn thu hoạch đc trong quãng thời gian này ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của ông sau này. Thứ nhất là quy tắc sản xuất chéo, tức là tận dụng tối đa dây chuyền sản xuất để sản xuất ra những mặt hàng khác nhau phục vụ cho những phân khúc thị trường khác nhau. Đó cũng chính là lý do vì sao mấy năm trước Nissan cho ra mắt thương hiệu xe bình dân giá rẻ Datsun. Như vậy chẳng hạn như cùng 1 dây chuyền sản xuất xe hạng B Nissan sẽ có thể tận dụng để lắp ráp xe cho cả Nissan, Infiniti lẫn Datsun. 1 điều hay nữa của liên minh Renault - Nissan - Mitsubishi là có thể lắp ráp xe của hãng này trên dây chuyền sản xuất của hãng kia. Chẳng hạn như ở EU Qashqai bán đắt hàng quá dẫn đến quá tải dây chuyền sản xuất của Nissan ở Sunderland thì Nissan có thể lắp ráp Qashqai ở dây chuyền sản xuất của Renault để tăng sản lượng lên, rút ngắn thời gian chờ đợi đc giao xe của khách hàng thì sẽ bán đc nhiều xe hơn. Cũng tương tự như thế là ở Mỹ, Nissan có thể lắp ráp Rogue trên dây chuyền sản xuất của Mitsubishi, tức là lắp ráp song song Rogue với Outlander Sport trên cùng 1 dây chuyền để tối ưu hóa sản lượng và dây chuyền sản xuất. Điều này sẽ giúp giảm thiểu chi phí rất nhiều.
Thứ 2 là các kinh nghiệm quản lý tài chính doanh nghiệp vô cùng hiệu quả, trong đó các kỹ thuật tối ưu hóa nguồn tài nguyên rất quan trọng. Có tối ưu hóa đc các nguồn tài nguyên thì doanh nghiệp mới quản lý hiệu quả đc chi phí và dòng tiền mặt, 2 vấn đề cốt lõi giúp Ghosn vực dậy thành công đc Nissan sau này. Nguồn tài nguyên ở đây phải đc hiểu ở nghĩa rộng nhất từ nguyên vật liệu đầu vào đến nhà xưởng, con người rồi đến mạng lưới logistics đầu ra. Ghosn đã quản lý rất hiệu quả những vấn đề này ở Nissan. Đó là lý do vì sao câu chuyện Ghosn giải cứu Nissan đã đc in thành sách và trở thành 1 case study tuyệt vời cho các khóa đào tạo MBA và CEOs :)
 
Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.817
18.808
113
Lâm Đồng
Trong bài viết gốc bằng tiếng Anh em đọc đc trên Nissan Newsroom có 1 đoạn rất quan trọng về quãng thời gian Ghosn làm việc dưới trướng CFO Behrouz Chahid-Nourai mà ko thấy đc dịch trong bài viết này. Có 2 kinh nghiệm rất quan trọng Ghosn thu hoạch đc trong quãng thời gian này ảnh hưởng trực tiếp đến thành công của ông sau này. Thứ nhất là quy tắc sản xuất chéo, tức là tận dụng tối đa dây chuyền sản xuất để sản xuất ra những mặt hàng khác nhau phục vụ cho những phân khúc thị trường khác nhau. Đó cũng chính là lý do vì sao mấy năm trước Nissan cho ra mắt thương hiệu xe bình dân giá rẻ Datsun. Như vậy chẳng hạn như cùng 1 dây chuyền sản xuất xe hạng B Nissan sẽ có thể tận dụng để lắp ráp xe cho cả Nissan, Infiniti lẫn Datsun. 1 điều hay nữa của liên minh Renault - Nissan - Mitsubishi là có thể lắp ráp xe của hãng này trên dây chuyền sản xuất của hãng kia. Chẳng hạn như ở EU Qashqai bán đắt hàng quá dẫn đến quá tải dây chuyền sản xuất của Nissan ở Sunderland thì Nissan có thể lắp ráp Qashqai ở dây chuyền sản xuất của Renault để tăng sản lượng lên, rút ngắn thời gian chờ đợi đc giao xe của khách hàng thì sẽ bán đc nhiều xe hơn. Cũng tương tự như thế là ở Mỹ, Nissan có thể lắp ráp Rogue trên dây chuyền sản xuất của Mitsubishi, tức là lắp ráp song song Rogue với Outlander Sport trên cùng 1 dây chuyền để tối ưu hóa sản lượng và dây chuyền sản xuất. Điều này sẽ giúp giảm thiểu chi phí rất nhiều.
Thứ 2 là các kinh nghiệm quản lý tài chính doanh nghiệp vô cùng hiệu quả, trong đó các kỹ thuật tối ưu hóa nguồn tài nguyên rất quan trọng. Có tối ưu hóa đc các nguồn tài nguyên thì doanh nghiệp mới quản lý hiệu quả đc chi phí và dòng tiền mặt, 2 vấn đề cốt lõi giúp Ghosn vực dậy thành công đc Nissan sau này. Nguồn tài nguyên ở đây phải đc hiểu ở nghĩa rộng nhất từ nguyên vật liệu đầu vào đến nhà xưởng, con người rồi đến mạng lưới logistics đầu ra. Ghosn đã quản lý rất hiệu quả những vấn đề này ở Nissan. Đó là lý do vì sao câu chuyện Ghosn giải cứu Nissan đã đc in thành sách và trở thành 1 case study tuyệt vời cho các khóa đào tạo MBA và CEOs :)

Cám ơn bác đã bổ sung ạ
 
  • Like
Reactions: 4everMAYTRANG