Anh
@dauxanh, anh
@athos và các anh thân mến. Việc giới thiệu các nhà giày 400$ hay trong từng phân khúc từ 100$-1000$ hay thậm chí vài ngàn đô là một việc không hề khó. Internet ngày nay cho chúng ta rất nhiều thứ, cơ hội tiếp cận văn hóa toàn cầu, các anh chỉ cần google vài buổi là có thể giải đáp câu hỏi của anh
@dauxanh.
Nhưng nó sẽ chỉ dừng lại ở mức độ điểm danh chứ không hề giúp chúng ta giải quyết bài toán làm sao để mua 1 đôi giày "tốt", chứ chưa nói tới việc chọn mua 1 đôi giày "đẹp".
Em hơi lan man chút. Xin quay lại chủ đề chọn giày. Thay vì giới thiệu vài hãng giày tốt, em xin chia sẻ góc nhìn của em về cách nhìn nhận, đánh giá một đôi giày, một hãng giày. Dựa trên các yếu tố này, em tin các anh sẽ tự lựa chọn cho mình một sản phẩm ưng ý. Những điều này ắt hẳn các anh cũng đều đã biết, nghe qua, nếu có ý hay ý chưa tốt các anh cứ chỉ ra.
1. Cấu trúc đôi giày:
- Cấu trúc vừa tốt nhất vừa lâu đời nhất vừa phổ biến nhất để làm ra một đôi giày là khâu Welt. Nghĩa là khâu các thành phần của đôi giày thông qua một miếng da trung gian ở viền giày, nó gọi là Welt, dân trong nghề ở ta gọi Welt là Diễu. Nếu dùng máy thì tên gọi là Goodyear Welt, vì ông Goodyear là người phát minh ra cái máy đó. Nếu dùng tay thì tên gọi là Hand Welt. Bao gồm khoảng 10 công đoạn và vài trăm bước làm thành phần để tạo ra đôi giày.
- Cấu trúc phổ biến tiếp theo là khâu trực tiếp các thành phần của đôi giày với nhau, không cần qua trung gian như khâu Welt, gọi là Blake hay McKay. Blake là người phát minh ra cái máy khâu kiểu này, sau đó bán bản quyền cho ông McKay, nên gọi tên như nào cũng là 1. So với khâu Welt thì nhược điểm của khâu Blake-stitched là khó hoặc không thay được đế.
- Ngoài 2 cấu trúc trên thì còn một vài cấu trúc khác ít phổ biến hơn, nhưng áp dụng phần lớn các công đoạn và bước làm tương tự để tạo nên đôi giày, như Blake-Rapid, Bologna, Norwegian, Storm Welt, v.v... Thậm chí một số hãng tự "phát triển" cấu trúc riêng như Salvatore F dùng cấu trúc Tramezza, Baudoin & Lange dùng cấu trúc B&L, v.v...
- Nếu các anh có nghe qua thì thực chất những cách gọi này ko có gì là to tát cả, chỉ đơn giản là họ cải tiến, chỉnh sửa dựa trên việc khâu Welt, khâu chỉ, dùng máy hoặc dùng tay của 2 cấu trúc cơ bản nhất là Goodyear Welt (GYW) và Blake-stitched.
- 1 cấu trúc khác thuộc loại dễ làm nhất, phổ biến khủng khiếp đến mức trở thành công nghiệp hóa, tự động hóa, ứng dụng không chỉ trong sx giày tây mà tất cả các loại giày đó là cấu trúc dán keo, gọi là Cemented. Chỉ việc ghép cái upper và đế với nhau, dán keo roẹt cái là xong. Mấy đôi thể thao nike, das các anh hay đi là sử dụng phương pháp này.
* Những khái niệm trên các anh gúc thêm 1 lượt sẽ có nhiều thông tin cụ thể, hình minh họa dễ hiểu, em chỉ nêu sơ qua những từ khóa chính. Đây là cửa ngõ đầu tiên giúp ta hiểu về giá trị đôi giày.
- 1 đôi giày cấu trúc Cement rõ ràng không hề khó, rất dễ thực hiện với bất kỳ người thợ học việc nào. Tốn ít thời gian, công sức hơn khâu Welt, khâu chỉ rất nhiều. Ngta thừa sức sản xuất theo dây chuyền kiểu giày này với số lượng lớn. Giá thành ở mức thấp nhất trong tất cả các loại cấu trúc.
- 1 đôi giày cấu trúc Blake sẽ tốn công hơn Cemented, yêu cầu phải có máy khâu Blake. Cùng 1 người thợ, cùng 1 miếng da, 1 đôi Blake sẽ có giá cao hơn Cemented. Tuy nhiên, rất ít hãng trên thế giới đầu tư vào dòng giày này vì độ ưu việt khi so với GYW là thua hẳn. Chỉ có một số ít hãng sản xuất 1 lượng nhỏ giày Blake, bên cạnh các dòng giày GYW. Lí do ngta vẫn làm giày Blake là vì giày Blake có trọng lượng nhẹ hơn GYW một chút.
- 1 đôi giày cấu trúc GYW tốn chi phí, công sức, công đoạn hơn Blake và Cemented. Điểm đặc trưng của GYW là có khả năng chống nước và thay được đế. Trong 1 đôi giày GYW sẽ có 1 lớp bần để hút nước. Cộng thêm việc may Welt giúp tạo thành 1 lớp vỏ bọc cản trở phần nào sự thấm nước vào phía trong lòng giày. Quan trọng nhất, việc thay đế là sự khác biệt của GYW.
- Có những đôi giày bespoke tuổi thọ lên tới cả trăm năm là dễ hiểu, khi phần da mũ là miếng da quá tốt, quá đẹp, quá bền, lại ôm hoàn hảo theo chân người dùng theo thời gian. Những đôi giày đó như thể "fit like a second socks", thậm chí gắn với những kỉ niệm trong cuộc sống, nên những người trót yêu giày họ rất ít khi muốn bỏ, chỉ cần thay đế lại giúp họ tiếp tục 1 cuộc hành trình mới với đôi giày cũ thân thuộc.
- Đối với giày GYW sản xuất đại trà, sự khác biệt về cấu trúc giữa 1 đôi 100$ và 1000$ nằm ở vật liệu. Vẫn chỉ cùng là 1 phương pháp GYW, nhưng chất liệu da làm đế khác nhau, loại chỉ khâu cũng sẽ khác nhau, loại bần được sử dụng cũng khác nhau, loại Welt cũng sẽ khác nhau,... Và muốn biết cụ thể thì không cách nào phải bổ đôi giày ra để nhìn bên trong. Khi các anh vô các hiệu giày GYW, họ đều trưng các mẫu demo đã bổ sẵn để các anh nhìn rõ, sờ rõ, cảm nhận rõ các loại vật liệu họ dùng. Một số hãng cò con có thể trưng 1 đằng, làm 1 kiểu, nhưng thường với các hãng làm GYW tên tuổi, họ không bao giờ đánh đổi danh tiếng của mình chỉ vì mấy thứ phụ liệu đó. Họ luôn minh bạch, cặn kẽ, giải thích, chia sẻ cho khách hàng. Chỉ cần 1 chút dối trá với khách, các hãng giày GYW rất dễ lụn bại trong mắt người dùng.
P/S: em tạm dừng ở đây. em sẽ type tiếp về các giá trị khác của đôi giày là last, fit, material, v.v... ở bài viết sau. Sau khi nắm được ngọn ngành giá trị 1 đôi giày, các anh sẽ hiểu tại sao không nên đeo 1 đôi moccassin LV 1000$ bước ra phố ở London