Hạng D
31/10/14
2.038
4.416
113
Biên Hòa
Không trả khởi kiện thắng chắc.
Hợp đồng trái phát luật thì sẽ bị vô hiệu, bác mà khởi kiện NH thì bác chắc chắn sẽ thắng.
Có chắc thắng hay không hãy đọc kỹ lại hợp đồng vay tiền. Trong cái hợp đồng đấy có rất nhiều điều khoản mà ngân hàng nó nắm đàng cán hết. Xin nhắc lại, hãy đọc kỹ lại xem thử thắng hay không.
 
  • Like
Reactions: tommyngo
Hạng B2
23/5/17
230
227
43
44
Một cách hạn chế xe ôtô rất hữu hiệu! Số phận, Grab, Uber sẽ đi về đâu.... không dưới 80% xe Grab, Uber là đi vay! ;)
 
  • Like
Reactions: Kevin10126
Hạng B1
4/6/17
96
81
18
39
Thực ra NH không trả cavet bản chính là hợp lý. Nếu trả cho chủ sở hữu thì rủi ro cho bên NH rất lớn. Khi đó đem đi cầm, bán chẳng ai biết.

Còn về giao dịch đảm bảo thì chỉ khi nào mua bán xe phải qua 1 cơ quan trung gian kiểu như mua bán nhà qua phòng Tài nguyên & môi trường thì NH mới có thể trả cavet xe cho chủ sở hữu.

Bậy ở đây là mấy ông bên Bộ Công an. Nếu không chấp nhận bản sao đóng mộc NH thì có thể đòi bản sao có công chứng của UBND. Nếu bản sao có công chứng của UBND mà cũng không chấp nhận nữa thì chẳng khác nào không thừa nhận tính pháp lý của sao y công chứng.

P/s: thanks mod đã thêm hình minh hoạ và cho em lên tivi :)
Cái này do Ngân hàng bất chấp khó khăn của người vay thôi. Luật GTĐB đã quy định rõ giấy tờ phải mang theo khi phương tiện giao thông đường bộ lưu thông trên đường. Ngoài ra việc đăng ký giao dịch đảm bảo cũng được thông báo đến cơ quan quản lý đăng ký xe khi thực hiện đăng ký giao dịch đảm bảo nên nó cũng đủ cơ sở pháp lý cho ngân hàng để thu giữ tài sản đảm bảo rồi.
 
  • Like
Reactions: dawmgoodman
Hạng D
31/10/14
2.038
4.416
113
Biên Hòa
Đang khổ sở với thằng Techcombank, giờ nó nói HĐ bảo hiểm với Liberty không có ý nghĩa với nó nữa, bắt mình phải mua của PVI nó mới cấp bản sao cà vẹt hằng tháng. Móa tháng nào cũng gọi điện năn nỉ nó phát hành cái giấy photo chết tiệt đó, rồi lên tận trụ sở của nó nhận mà lần nào cũng phải ngồi chờ cả buổi, lúc thì nó quên, lúc thì giám đốc chi nhánh đi vắng, lúc thì tìm bản chính cà vẹt không ra, lúc thì NV giữ cả vẹt nghỉ phép. Giờ nó nói không cấp nữa nếu không chuyển qua bên bảo hiểm mà nó chỉ định, thiệt là ép người quá đáng. Mình đang tức điên vụ này, để rảnh lên gặp giám đốc chi nhánh của nó làm cho ra nhẽ chứ cứ để nó lấy cái giấy photo chết tiệt đó chèn ép mình hoài như vậy tức lắm rồi. Tiền vốn, lãi nó automatic trừ thẳng vào tài khoản đúng ngày, đúng tháng không hề sai vậy mà cái giấy đó nó bắt mình phải gọi điện "xin" nó hằng tháng, rồi phải chính chủ doanh nghiệp + giấy giới thiệu đến tận nơi để lấy, chưa thấy cái ngân hàng nào dịch vụ chuối và hành khách hàng như thằng này. Khách hàng vay tiền của nó tức là đem lại doanh thu, trả lãi hằng tháng để tạo ra lợi nhuận cho chính nó, bọn nhân viên ngân hàng cũng lãnh lương, lãnh hoa hồng doanh số từ chính số dư cho vay đó vậy mà nó hành khách hàng như vậy đó. Sau này cái Techcombank mà có làm ăn lụn bại thì cũng không khó hiểu
Khổ cái là không riêng gì techcombank mà ngân hàng nào cũng vậy cả. Đi vay NH là 1 giao dịch 2 bên cùng có lợi, giống như mua bán ngoài chợ, mà còn phải quỳ lụy van xin nó mới xét cho vay. Thế éo nào mà cũng đầy người quỳ xuống xin nó?
Bây giờ, kể cả nó có cấp cho bác cái bản sao, thì cũng vô giá trị khi lưu thông trên đường.
 
Hạng D
31/10/14
2.038
4.416
113
Biên Hòa
Thực ra NH không trả cavet bản chính là hợp lý. Nếu trả cho chủ sở hữu thì rủi ro cho bên NH rất lớn. Khi đó đem đi cầm, bán chẳng ai biết.

Còn về giao dịch đảm bảo thì chỉ khi nào mua bán xe phải qua 1 cơ quan trung gian kiểu như mua bán nhà qua phòng Tài nguyên & môi trường thì NH mới có thể trả cavet xe cho chủ sở hữu.

Bậy ở đây là mấy ông bên Bộ Công an. Nếu không chấp nhận bản sao đóng mộc NH thì có thể đòi bản sao có công chứng của UBND. Nếu bản sao có công chứng của UBND mà cũng không chấp nhận nữa thì chẳng khác nào không thừa nhận tính pháp lý của sao y công chứng.

P/s: thanks mod đã thêm hình minh hoạ và cho em lên tivi :)
Bậy hay không bậy, nghị định đã ra dân phải chấp hành. Khổ dân chỗ đó.
 
  • Like
Reactions: oainguyen
Tập Lái
23/10/15
1
1
3
36
Một cách hạn chế xe ôtô rất hữu hiệu! Số phận, Grab, Uber sẽ đi về đâu.... không dưới 80% xe Grab, Uber là đi vay! ;)
Bác nói thế thì khác gì taxi truyền thống 100% chết hết. Vì hầu như các hãng taxi lớn như anh Sun anh Linh điều mua xe thông qua ngân hàng...
 
Hạng F
30/7/06
12.514
4.297
113
Vungtau, HCMC, HN, BD, OTC, MSFC...
Có chắc thắng hay không hãy đọc kỹ lại hợp đồng vay tiền. Trong cái hợp đồng đấy có rất nhiều điều khoản mà ngân hàng nó nắm đàng cán hết. Xin nhắc lại, hãy đọc kỹ lại xem thử thắng hay không.
Hợp đồng của Bank to hay Nghị định to hở bác? trừ phi cái Luật các tổ chức tín dụng nó yêu cầu giữ bản chính thôi.
 
  • Like
Reactions: oainguyen
Hạng D
31/10/14
2.038
4.416
113
Biên Hòa
Nếu bác rảnh, mỗi tháng gọi điện năn nỉ con nhỏ phụ trách bên đó để nó cho bác cái hẹn lên lấy giấy. Sau đó bác theo đúng ngày hẹn của nó lên nhưng hóa ra nó quên làm, rồi nói bác ngồi chờ nó lục tìm cái cà vẹt của bác, nếu tìm hoài không ra thì mời bác về cho hôm khác lại lên hoặc giả như giám đốc nó đi vắng thì bác cũng về dùm hôm khác đến lấy và thông cảm cho nó. Trong thời gian chưa lấy được giấy mà bị công an làm khó thì mong bác thông cảm dùm nó, chứ nó không thông cảm cho số tiền bác chi cho công an.
Mà đều đặn tháng nào cũng phải làm cái trò đó, mình đã làm suốt 3 năm nay rồi, nản lắm rồi chỉ còn vài tháng nữa là hết hợp đồng vay nên mình cố nhịn chứ thật sự rất muốn thanh lý HĐ với nó cho rồi. Giờ nó tuyên bố không cấp giấy photo nữa nếu mình không chuyển qua PVI, trong khi hợp đồng với Liberty vẫn còn vài tháng nữa, bác coi có tức mình không, nói thiệt mình thà đóng phạt cho công an chứ không để Techcombank chèn ép mình như vậy, con người phải có tự trọng chứ không vì vài trăm cúng cho XXX mà hạ mình để cho Techcombank xỏ mũi bắt làm gì thì làm theo nó như vậy đâu.
Chỉ còn vài tháng thì tất toán trước hạn luôn chứ việc gì phải khổ nhỉ?
 
  • Like
Reactions: oainguyen
Hạng D
31/10/14
2.038
4.416
113
Biên Hòa
Hợp đồng của Bank to hay Nghị định to hở bác? trừ phi cái Luật các tổ chức tín dụng nó yêu cầu giữ bản chính thôi.
Biết là nghị định to, nhưng thông thường sẽ có điều khoản khi gặp khó khăn kiểu này (kiểu luật thay đổi) thì ngân hàng sẽ toàn quyền quyết định tiếp theo, bao gồm quyền yêu cầu khách thế chấp bằng tài sản khác, quyền phát mãi tài sản để thanh lý hợp đồng,..v.v... và rất nhiều quyền khác, mà bác đã ký HĐ thì giờ phải chịu.
Ngân hàng nó không ngồi trên nghị định đâu bác, mà nó ngồi trên đầu người vay đấy. Ai bảo chịu ký. Nhắc lại bác thử đọc cái hợp đồng vay tiền NH bác sẽ thấy nhiều điều khoản ghê gớm hơn nữa.

Nếu không tìm được tiếng nói chung giữa người vay và Ngân Hàng, khả năng cao sẽ bắt buột thanh lý hợp đồng, NH định giá tài sản (rẻ bèo), người vay hầu như thua trắng, chỉ còn cách vay nóng đắp vô thanh lý hoặc bán đổ bán tháo.
 
Chỉnh sửa cuối: