Hạng D
2/12/03
1.934
4.576
113
Vietnam
Tại dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất bổ sung loạt hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt.

Chạy xe tốc độ thấp hơn xe cùng chiều ở làn bên trái có thể bị xử phạt

Cảnh sát kiểm soát tài xế trên đường ở Hà Nội - Ảnh: HỒNG QUANG

Dự thảo nghị định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đang được cơ quan chức năng lấy ý kiến.

Đây là một trong những nghị định được xây dựng để chuẩn bị cho việc thực thi Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, có hiệu lực ngày 1-1-2025.

Sau hơn 4 năm nghị định 100/2019 có hiệu lực, dự thảo nghị định mới đã bổ sung nhiều nội dung nhằm quản lý người điều khiển phương tiện. Theo Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an), những nội dung này xuất phát từ thực tế triển khai, với mục tiêu cao nhất là kéo giảm tai nạn, đảm bảo trật tự an toàn giao thông.

Bấm còi trong khu dân cư sau 22h cũng bị xử phạt

Thông tin với Tuổi Trẻ Online, đại tá Nguyễn Quang Nhật (trưởng Phòng hướng dẫn, tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông) cho biết quá trình thực thi công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông phát sinh nhiều yếu tố mới phức tạp.

Do vậy dự thảo thông tư mới đã bổ sung nhiều hành vi, nhóm hành vi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, cơ quan chức năng cũng quy định cụ thể, rõ ràng hơn một số vi phạm so với trước đây.

Những điểm mới được nêu ra gồm:

- Chuyển làn đường không đúng nơi cho phép hoặc không có tín hiệu báo trước hoặc chuyển làn đường không đúng quy định: mỗi lần chuyển làn đường chỉ được phép chuyển sang một làn đường liền kề.

- Lái xe chạy tốc độ thấp hơn các xe khác đi cùng chiều mà không đi về làn đường bên phải chiều đi của mình, trừ trường hợp các xe khác đi cùng chiều chạy quá tốc độ quy định.

- Chở trẻ em dưới 10 tuổi và chiều cao dưới 1,35 mét trên xe ô tô (trừ loại xe ô tô chỉ có một hàng ghế) ngồi cùng hàng ghế với người lái xe, hoặc không sử dụng thiết bị an toàn phù hợp cho trẻ em theo quy định.

- Điều khiển vật thể bay, tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ hoạt động trong phạm vi khổ giới hạn đường bộ, gây cản trở hoặc nguy cơ mất an toàn cho người, xe cộ, trừ tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ được cấp phép bay.

- Hành vi xúc phạm, đe dọa, cản trở, chống đối hoặc không chấp hành hiệu lệnh, hướng dẫn, yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

- Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không báo hiệu bằng đèn khẩn cấp hoặc đặt biển cảnh báo theo quy định.

- Bấm còi trong thời gian từ 22h ngày hôm trước đến 5h ngày hôm sau trong khu đông dân cư hoặc trong khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

- Lái xe không quan sát, giảm tốc độ hay dừng lại để bảo đảm an toàn theo quy định mà gây tai nạn giao thông.

- Lùi xe không quan sát hai bên và phía sau xe, hoặc không có tín hiệu lùi xe.

- Người đang lái xe sử dụng ô (dù), thiết bị âm thanh (trừ thiết bị trợ thính), dùng tay cầm và sử dụng điện thoại hoặc các thiết bị điện tử khác.

- Không có tín hiệu trước khi vượt, hoặc tín hiệu vượt xe không sử dụng trong suốt quá trình vượt xe.

"Mỗi lần trừ điểm bằng lái là một tiếng chuông cảnh báo tài xế"

Theo đại tá Nguyễn Quang Nhật, dự thảo nghị định mới cũng quy định về hình thức trừ điểm giấy phép lái xe, thay vì chỉ có một biện pháp là tước quyền sử dụng như hiện hành.

Giấy phép lái xe sẽ có 12 điểm. Mỗi lần vi phạm, tài xế sẽ bị trừ số điểm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi. Dữ liệu về trừ điểm giấy phép lái xe sẽ được cập nhật trên cơ sở dữ liệu ngay sau khi quyết định có hiệu lực.

Nếu bị trừ hết điểm, ít nhất 6 tháng, người vi phạm phải học lại kiến thức pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường bộ.

"Thậm chí đối với người có bằng lái xe ô tô mà bị trừ hết điểm, ngoài kiểm tra kiến thức về lý thuyết thì còn phải kiểm tra qua các tình huống mô phỏng, giống như thi sát hạch giấy phép lái xe", ông Nhật thông tin.

Sau khi kiểm tra có kết quả đạt yêu cầu, tài xế sẽ được phục hồi đủ 12 điểm. Đây được nhận định là một biện pháp để người vi phạm có nhận thức đầy đủ về các quy định pháp luật.

"Đối với các vi phạm bị trừ điểm sẽ không áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng bằng lái", ông nói.

Chạy xe tốc độ thấp hơn xe cùng chiều ở làn bên trái có thể bị xử phạt

Đại tá Nguyễn Quang Nhật (trưởng Phòng hướng dẫn, tuyên truyền, điều tra giải quyết tai nạn giao thông, Cục Cảnh sát giao thông) - Ảnh: HỒNG QUANG

Cơ quan soạn thảo cũng đã quy định 189 hành vi và nhóm hành vi bị trừ điểm giấy phép lái xe. Trong đó có 28 hành vi và nhóm hành vi bị trừ điểm tuyệt đối là 12 điểm.
Đây được nhận định là những vi phạm có tính chất cố ý, nguy hiểm, nguy cơ cao xảy ra tai nạn có hậu quả từ nghiêm trọng trở lên. Việc cân nhắc tính chất vi phạm tương ứng với số điểm trừ đã được nghiên cứu từ thực tế và lấy ý kiến cơ quan chuyên môn.

Qua quá trình theo dõi, Cục Cảnh sát giao thông cho biết 80-90% số vụ tai nạn có nguyên nhân xuất phát từ lỗi của người lái xe.

Do đó cơ quan này nhận định ngăn chặn các hành vi vi phạm cũng có nghĩa là ngăn chặn các vụ tai nạn xảy ra. Trong đó, việc trừ điểm giấy phép lái xe là một biện pháp quản lý nhà nước, có tính chất răn đe, giáo dục, động viên người tham gia giao thông chấp hành pháp luật.

"Mỗi lần trừ điểm là một tiếng chuông cảnh báo người tham gia giao thông, thay vì tước ngay quyền điều khiển phương tiện của họ", đại tá Nhật nói đồng thời cho hay đây cũng là một biện pháp thể hiện tính nhân văn của pháp luật.
Các bác có thể xem tại đây:
>>>> Xem thêm:
Các bác thấy các đề xuất hợp lý không?
 
Hạng D
16/11/20
3.031
9.692
113
38
Với một xã hội mà có có giám sát mới thực hiện thì ngoại trừ luật quy định nên có những cách xử phạt răn đe và đề xuất những cách có thể giám sát và quản lý được trong thực tế chứ giờ đầy những trường hợp luật có quy định nhưng chỉ được thực hiện nghiêm khi có giám sát, còn không có giám sát thì mặc kệ thì tính răn đe cũng không cao.
 
Hạng F
24/2/20
5.228
9.025
113
38
Với một xã hội mà có có giám sát mới thực hiện thì ngoại trừ luật quy định nên có những cách xử phạt răn đe và đề xuất những cách có thể giám sát và quản lý được trong thực tế chứ giờ đầy những trường hợp luật có quy định nhưng chỉ được thực hiện nghiêm khi có giám sát, còn không có giám sát thì mặc kệ thì tính răn đe cũng không cao.
Em đề xuất khi cagt kiểm tra thì auto có camera trên đầu và gửi về trung tâm dữ liệu.
 
  • Like
Reactions: CuBiMi and PMH82
Hạng D
22/1/19
4.534
8.428
113
Sao phải phức tạp vậy, rồi bằng cách nào để xác định tài xế họ cố tình đi chậm chứ không phải là xe họ có sự cố?
Chỉ cần quy định xe tải, xe cồng kềnh phải đi về lane bên phải (nếu đường có từ 2 lane cùng chiều trở lên).
Trên cao tốc thì thêm quy định lane phải tốc độ tối thiểu 60km/h, nhưng lane trái cần tối thiểu 80km/h đối với cao tốc 90km/h và tối thiểu 90km/h đối với cao tốc >=100km/h.
Khi có 2 xe đi song song, phía trước/sau không có chướng ngại vật mà xe bên trái cặp nách xe bên phải quá 2km thì xe bên trái sẽ bị phạt.
 
Hạng C
14/1/15
513
3.368
93
Khi nào làm hệ thống biển báo dễ nhìn, ko bẫy lái xe thì ko bao giờ nói
 
  • Like
Reactions: mazda6.
Hạng F
28/8/19
6.878
11.829
113
Palm Beach, Florida, US
Mình toàn chơi ra Exit, là tăng tốc lên cho đồng bộ xe trên cao tốc, vừa hết vạch xương cá, nhìn sau thông thoáng là 1 phát chẻ trái 4 lanes, nhập ngay vào lane trái ngoài cùng. Tốc độ đồng bộ tầm 120-130km/h. Ở VN là bị phạt rồi :)
 
Hạng C
18/4/23
761
1.135
93
Quốc lộ 1A toàn cắm biển hạn chế tốc độ 60km/h, cao khoảng 2m. Ông đầu kéo, xe tải đi làn phải, xe con vượt làn trái thì bị che khuất, chắc dính tốc độ. Cái này dễ ăn đòn quá.
 
  • Like
Reactions: quangnguyen19