Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B1
28/4/11
72
114
33
hix!
VND giờ có giá nên phải giữ chứ.
bash.gif

Em đang sợ các bác nhà mình chơi luôn đòn kết kim với kết hối để có cá lớn mần.
38.gif

Giờ em đi mua gạo và mắm để trữ luôn cho chắc.
16.gif

Có bác nào trữ món gì khác nữa không? Trao đổi hàng hoá cho gọn. Bó tay với quạt gió.
 
Hạng B2
23/9/10
474
217
43
vậy là họ dùng biện pháp mạnh, chấp nhận hoặc là bắt thị trường chấp nhận lãi suất huy động là thực âm để có cơ sở giảm lãi suất cho vay. Để cho dòng tiền không chạy sang G hoặc U thì họ sẽ dùng biện pháp hành chính bóp nghẹt thanh khoản của hai thị trường này, người dân chỉ còn cách chấp nhận gửi tk với ls thực âm mà thôi (để đỡ phần nào mất giá V do lạm phát). Lý thuyết thì thấy có vẻ hợp lý, nhưng thực tế có được như vậy hay không mới là quan trọng. Người dân có chấp nhận từ bỏ G và U để gửi tiết kiệm hay là càng sợ hãi mà mua G về chôn ở góc vườn. Nguồn vốn tín dụng với mức ls 17-19% có được cho vay đúng mục đích là sxkd hay không, hay lại là cơ hội để cứu mấy anh sắp chết. Chỉ biết hy vọng!
ps: Thị trường chứng khoán ngóc đầu mấy ngày hôm nay cũng vì cái vụ tăng cung tín dụng này! Đa số các của nợ đều tăng mà chưa biết hoạt động kinh doanh làm sao, thiếu nợ cổ tức, thiếu nợ báo cáo tài chính định kỳ tùm lum.
 
Hạng B2
25/3/11
409
22
18
Có 1 vấn đề các xxx & mọi người cũng 0 nhắc đến. Tại sao mấy năm nay các NH luôn thiếu VND dù nhà nước in ra 0 ít, trong khi VND 0 dc giao dịch quốc tế & cũng chả người dân hay DN nào yêu VND giữ lại trong két
30.gif
Vậy thì nó đi đâu ngoại trừ thằng hàng xóm có khối lượng mậu dịch lớn nhất với ta giữ lại. Mịa, giờ nó chả cần đánh nhau với VN mà chỉ cần tung ra 1, 200K tỷ vinadola là các bố xxx nhà mình thua ói máu
bash.gif
Haizzz giờ lại còn tiếp tục cung & in tiền ra nữa thì chả biết 1,2 năm nữa sẽ thế nào. Hôm qua mới đọc ấn bản Businessweek mới nhất cũng nói rất nhiều đến việc bọn DN Khựa cũng đói y chang VN do CP siết tín dụng. Vậy mà các đồng chí IQ cao nhà ta vốn luôn học anh Khựa lần này lại dũng cảm thế thì thật là bó toàn thân :p
 
Hạng F
12/9/10
6.651
45.330
113
48
Bà Tó
Thông tư 22 sửa đổi Thông tư 13 và 19: Đánh giá những ảnh hưởng đến dòng tín dụng

(Vietstock) – Nhận định ảnh hưởng đối với các dòng tín dụng theo sau những thay đổi trong Thông tư 22 vừa được NHNN ban hành.
* NHNN: Bỏ tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động tại Thông tư 13

Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư 22/2011/TT-NHNN ngày 30/08/2011 sửa đổi một số nội dung tại Thông tư 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010 và Thông tư 19/2010/TT-NHNN ngày 27/09/2010.

Thông tư 22 có hiệu lực ngay từ ngày 01/09/2011, với hai nội dung chính được thay đổi, gồm:

(1) Bãi bỏ Mục 5 “Tỷ lệ cấp tín dụng từ nguồn vốn huy động” quy định trong Thông tư 13 và 19

Trước đó, theo tinh thần tại Thông tư 19 thì tỷ lệ cấp tín dụng đối với ngân hàng là 80%, của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là 85% từ nguồn vốn huy động, tức được hiểu là so với nguồn vốn huy động và cộng thêm 100% từ vốn chủ sở hữu.

Nội dung tại Thông tư 19 được sửa đổi sau khi có nhiều kiến nghị cần thay đổi định nghĩa “Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động” quy định tại Thông tư 13.

Dù đã thoáng hơn tại Thông tư 19, nhưng quy định giới hạn tỷ lệ LDR này cũng khiến cho dòng tín dụng tại các ngân hàng bị giới hạn đáng kể.

Nói cách khác, việc NHNN bãi bỏ quy định này đã phát đi tín hiệu rất mạnh mẽ về việc nới lỏng dòng tín dụng (nội tệ), như chúng tôi đã nhận định trước đây.

Động thái này cũng cho thấy NHNN đang cố gắng thực hiện cam kết sẽ chuyển dần từ các chính sách manh tính chất hành chính, sang các biện pháp kinh tế, kỹ thuật.

Cần để ý là Thông tư 22 được ban hành ngay sau khi NHNN vừa có quy định tăng dự trữ bắt buộc ngoại tệ thêm 1% vào ngày 29/08/2011, và trong Thông tư 22, NHNN cũng đã thay đổi hệ số rủi ro - thêm một động thái kỹ thuật - đối với một số Tài sản “Có” bằng ngoại tệ.

(2) Tăng mạnh hệ số rủi ro đối với một số Tài sản “Có” bằng ngoại tệ từ 20% lên 50%

Tài sản “Có” chịu sự thay đổi này là các khoản phải đòi bằng ngoại tệ đối với UBND các tỉnh thành, tổ chức tài chính nhà nước; khoản phải đòi bằng ngoại tệ đảm bảo bằng các giấy tờ có giá của các TCTD, tổ chức tài chính nhà nước.

Cùng với việc nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ngoại tệ, động thái này cho thấy NHNN đang rất cương quyết để nắn dòng tín dụng ngoại tệ. Một khi hệ số rủi ro được nâng cao thì các ngân hàng sẽ phải co hẹp cho vay ngoại tệ, và sẽ phải tích cực thu hồi các khoản cho vay ngoại tệ với các đối tượng trên; nếu không muốn bị ảnh hưởng đến chỉ tiêu tỷ lệ an toàn vốn CAR.

Hiện nay, các ngân hàng đang được yêu cầu phải duy trì tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR ở mức 9%.

Mặt khác, NHNN dường như cũng đang có ý định dùng các biện pháp kỹ thuật để phục vụ chính sách hạn chế đầu tư công của Chính phủ, khi một trong số các đối tượng bị ảnh hưởng là các UBND tỉnh thành và các tổ chức tài chính nhà nước.

Phòng Nghiên cứu Vietstock
 
Hạng F
5/3/10
6.015
36.341
113
cái anh in tiền polime coi thế mà điều hành NH cũng ngon lành phết ấy nhỉ
 
Hạng B1
28/4/11
72
114
33
scorp8x nói:
Có 1 vấn đề các xxx & mọi người cũng 0 nhắc đến. Tại sao mấy năm nay các NH luôn thiếu VND dù nhà nước in ra 0 ít, trong khi VND 0 dc giao dịch quốc tế & cũng chả người dân hay DN nào yêu VND giữ lại trong két
30.gif
Vậy thì nó đi đâu ngoại trừ thằng hàng xóm có khối lượng mậu dịch lớn nhất với ta giữ lại. Mịa, giờ nó chả cần đánh nhau với VN mà chỉ cần tung ra 1, 200K tỷ vinadola là các bố xxx nhà mình thua ói máu
bash.gif
Haizzz giờ lại còn tiếp tục cung & in tiền ra nữa thì chả biết 1,2 năm nữa sẽ thế nào. Hôm qua mới đọc ấn bản Businessweek mới nhất cũng nói rất nhiều đến việc bọn DN Khựa cũng đói y chang VN do CP siết tín dụng. Vậy mà các đồng chí IQ cao nhà ta vốn luôn học anh Khựa lần này lại dũng cảm thế thì thật là bó toàn thân :p
Hi bác!
Đọc kỹ comment của bác xong tự nhiên liên tưởng đến một chuyện đã cũ nhưng không biết nên nhờ mọi người cho giùm vài cục đá để thêm sáng mắt ra chút về khả năng tiền VND giả từ Trung Hoa vào Việt Nam. Tin này thật sự một thời âm ỉ (em cũng chỉ nghe qua khi cafe) nhưng không thể kiểm chứng nên nhờ bác hoặc bác nào rõ cho biết thêm.
 
Hạng D
21/4/10
3.116
37.614
113
HCM city
Các bác mà ngồi ở vị trí xxx cũng phải làm thế thôi. Nếu không mở ra thì (DN) sẽ chết hàng loạt. Mà chết rồi thì còn làm được gì nữa, và hàng loạt vấn đề xã hội phát sinh (phá sản, vỡ nợ, sập cả hệ thống, thất nghiệp . . . ). Thà để nó thở thoi thóp rồi tìm cách khác cứu nó tiếp.
Thật ra muốn kiểm soát việc ngân hàng cho vay dành cho sản xuất, hoặc hỗ trợ lãi xuất dành cho DN sản xuất không khó. Vấn đề là BTC có muốn làm hay không thôi.
 
Hạng F
26/2/07
5.093
441
83
Xứ dừa Miền Tây
Liembk nói:
Các bác mà ngồi ở vị trí xxx cũng phải làm thế thôi. Nếu không mở ra thì (DN) sẽ chết hàng loạt. Mà chết rồi thì còn làm được gì nữa, và hàng loạt vấn đề xã hội phát sinh (phá sản, vỡ nợ, sập cả hệ thống, thất nghiệp . . . ). Thà để nó thở thoi thóp rồi tìm cách khác cứu nó tiếp.
Thật ra muốn kiểm soát việc ngân hàng cho vay dành cho sản xuất, hoặc hỗ trợ lãi xuất dành cho DN sản xuất không khó. Vấn đề là BTC có muốn làm hay không thôi.
Mision impossible khi yêu cầu vừa khống chế lạm phát dưới 18%, vừa hạ lãi suất vay xuống 17-19% .
 
Hạng D
15/2/08
1.552
65
48
54
em thì vẫn chờ mong 1 ngày tươi sáng khi mà chính phủ phải có bản báo cáo tài chính công khai hàng năm hoặc 6 tháng trước người dân. Để dân mở mắt coi tiền chảy vào đâu. Chứ cứ núp núp rồi lén cho mấy cái dự án công trình, hạng mục (lũ sâu khổng lồ). thì chết sớm là cái chắc.
 
Hạng B2
23/9/10
474
217
43
Reuters cho biết theo một nguồn tin thì trung bình mỗi ngày NHNN bán ra 15-35 triệu USD/ngày trong suốt 3 tuần qua.

Theo Reuters dẫn từ một số nguồn tin, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã bán USD cho ngân hàng trong những tuần gần đây để hỗ trợ cho tiền đồng. Từ đầu tháng 8/2011, tiền đồng đã chịu áp lực sau nhiều tháng bình ổn.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam nhiều khả năng đã bán ước khoảng 1,5 tỷ USD cho 5 hoặc 6 ngân hàng nhà nước và ngân hàng thương mại cổ phần từ giữa tháng 8/2011.
Nguồn tin khác không công bố tổng giá trị USD đã bán ra tuy nhiên khẳng định một số ngân hàng đã được bán khoảng 15 triệu USD cho đến 35 triệu USD/ngày trong khoảng 3 tuần qua.
Đây không phải lần đầu tiên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam can thiệp vào thị trường ngoại hối, tuy nhiên các biện pháp trước mới chỉ phát huy tác dụng hạn chế. Từ giữa năm 2008 đến nay, tiền đồng hạ giá khoảng hơn 20% so với đồng USD.
Đình Hảo​
Theo TTVN​
 
Status
Không mở trả lời sau này.