Lý luận này đã bị sụp hầm ít nhất 2 lần khá nặng, theo như mình nhớ......... trước đó, chuỗi cung ứng bán dẫn vẫn luôn hoạt động "dựa trên giả định rằng nó đủ linh hoạt để không cần dự trữ"
1. Lần đầu là do hậu quả của trận động đất bên Kobe năm 1995 phá hủy hoàn toàn 1 hay vài nhà máy sản xuất chip nhớ máy tính, thời điểm đó ngoài chợ máy tính Bùi Thị Xuân, RAM máy tính là mặt hàng cực kỳ khan hiếm, thậm chí còn là lời hỏi thăm mỗi sáng của mấy ông bà bán cà phê lề đường khi thợ tới tiệm và ngồi lề đường uống cà phê chờ chủ tới mở cửa, ổng bả hỏi một cách rất tự nhiên "RAM bữa nay nhắm xuống hông bay ?" Giống như mấy bà đi chợ hỏi nhau bữa nay ba rọi, cốt lết lên hay xuống vậy.
2. Lần 2 không nhớ năm, nhưng cũng gần đây thôi, hồi bên Bankok bị lụt, lần này mặt hàng bị ảnh hưởng là ổ cứng máy tính, nhớ mang máng lần đó hình như nạn nhân là nhà máy lắp ráp của Quantum thì phải, và nguồn cung cho ổ cứng hoàn toàn lệ thuộc và nhà máy bên Malaysia, vốn có công suất thấp hơn nhiều.
Nhưng theo như nội dung mà bạn sưu tầm:
suy nghĩ này giống như của một bà nội trợ hóng được tin sắp sửa cách ly theo TT16, đi mua xe mì ăn liền về nhà tích trữ như hồi năm ngoái, chứ cỡ chủ tịch của Huawei mà nghĩ vầy thì hơi kỳ, nhu cầu mỗi tháng của mình là 1,000 con chip chẳng hạn, giờ phải lo đi tìm mặt bằng để trữ vày chục triệu con, đủ xài cho 10 năm nữa, trong khi kinh nghiệm trong ngành mặt hàng công nghệ cao, chừng 1 năm thôi là thiết kế nó lạc hậu ráo trọi rồi, mấy con mình trữ đâu có cắm vô đâu được, mà chips thì đâu có giống như thau nhôm mủ bể, đồ không xài nữa bỏ vô nồi nấu lại rồi đổ vô cái khuôn khác, đúc con khác mà xài.Theo ông Eric Xu, Chủ tịch luân phiên của Huawei chia sẻ:"Lệnh cấm của Mỹ là lý do chính khiến các công ty lớn trên thế giới hoảng loạn tích trữ. Một số chưa bao giờ tích trữ bất cứ thứ gì, nhưng do lo ngại những tác động về sau của lệnh trừng phạt, họ đã phải dự trữ hàng cho 3 hoặc 6 tháng"