Hạng B2
5/12/15
476
1.052
93
Thủ Đức
www.beeteamvn.com
Xe đứng tên công ty là nói về quyền sở hữu tài sản, không liên quan đến luật giao thông đường bộ.

Khi bị phạt nếu là tổ chức hoặc cá nhân thuê người làm công/ tài xế lái xe kinh doanh vận tải vi phạm luật gt thì áp dụng mức tăng nặng. Nghĩa là lúc này đang KINH DOANH VẬN TẢI mới bị tăng nặng, còn nếu xe công ty bác sử dụng bác tự lái hoặc thuê tài xế đưa đón bác hoặc nhân viên không kinh doanh vận tải thì vô tư đi bác.
 
  • Like
Reactions: uocmo4banh
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
:1) khi bị vi phạm giao thông nếu bị phạt thì luật phạt tổ chức và công ty gấp đôi thậm chí gấp 3 lần so với mức phạt xe mang tên cá nhân có phải vậy ko các bác.
Chế tài (phạt tiền) vi phạm hành chính giữa cá nhân và tổ chức (Công ty, ...) quy định theo luật XLVPHC tại :
- Khoản 1 điều 23 : " Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức,.."
- Khoản 1 điều 24 : "Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:...."
- Khoản 2 điều 24 :
"Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân".
==> không có gấp 3 như tin đồn nha bác, riêng phạt trong vi phạm GT mức phạt gấp 2 lần được cụ thể qua các điều khoản xử lý từng hành vi tại NĐ46.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
14/6/09
2.580
2.959
113
Chế tài (phạt tiền) vi phạm hành chính giữa cá nhân và tổ chức (Công ty, ...) quy định theo luật XLVPHC tại :
- Khoản 1 điều 23 : " Mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 100.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức,.."
- Khoản 1 điều 24 : "Mức phạt tiền tối đa trong các lĩnh vực quản lý nhà nước đối với cá nhân được quy định như sau:...."
- Khoản 2 điều 24 :
"Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quản lý nhà nước quy định tại khoản 1 Điều này đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân".
==> không có gấp 3 như tin đồn nha bác, riêng phạt trong vi phạm GT mức phạt gấp 2 lần được cụ thể qua các điều khoản xử lý từng hành vi tại NĐ46.
Thường chỉ có khác khi phạt xe kinh doanh vận tải/chở khách thôi bác ạ ! Còn vượt đèn đỏ hay đè vạch (xe 4-7 chỗ) thì không phân biệt
 
  • Like
Reactions: uocmo4banh
Hạng D
15/5/13
1.882
2.009
113
Trời, anh phải phân biệt xe kinh doanh và không kinh doanh, còn nếu xe con, không kinh doanh thì cứ vô tư, bình thường mà.
 
  • Like
Reactions: uocmo4banh
Hạng B2
6/12/14
464
2.120
93
Những lỗi nào mà liên quan đến phạt chủ xe thì mới nhân đôi tiền phạt so với cá nhân.
 
Hạng C
31/10/15
613
703
93
48
Cứ in cái NĐ 46 ra
1. Họ quy định rõ lắm
- Vi phạm quy tắc GTĐB
+ Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe oto (điều 5)
+ Xử phạt người điều khiển, người được chở trên xe moto xe gắn máy (điều 6)
+ Xử phạt các hành vi vi phạm khác về quy tắc giao thông (điều 11)
- Vi phạm quy định về phương tiện GTĐB
+ Xử phạt người điều khiển oto vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia GT (điều 16)
+ Xử phạt người điều khiển moto vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia GT (điều 17)
- Vi phạm quy định về người điều khiển phương tiện tham gia GTĐB
+ Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều khiện của người điều khiển xe cơ giới (điều 21)
- Vi phạm quy định về vận tải ĐB
+ Xử phạt người điều khiển oto chở khách, oto chở người vi phạm quy định về vận tải đường bộ (điều 23)
+ Xử phạt người điều khiển oto tải vi phạm quy định về vận tải đường bộ (điều 24)
+ Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về vận tải đường bộ (điều 28)
- Các vi phạm khác liên quan đến GTĐB
+ Xử phạt chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến GTĐB (điều 30)
- Thẩm quyền xử phạt (điều 70,71,72)
- Thủ tục xử phạt (điều 76)
- Tước quyền sử dụng giấy phép (điều 77)
- Tạm giữ phương tiện, giấy tờ liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm (điều 78)
- Sử dụng kết quả thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ.. (điều 79)
- Điều khoản thi hành (điều 80)

Em đang làm tài liệu, tiện chia sẻ cho bác luôn đó
 
Hạng D
8/6/12
1.193
1.762
113
Thường chỉ có khác khi phạt xe kinh doanh vận tải/chở khách thôi bác ạ ! Còn vượt đèn đỏ hay đè vạch (xe 4-7 chỗ) thì không phân biệt
- Bác trích dẫn giúp quy định nào nói : " ...chỉ có khác khi phạt xe kinh doanh vận tải/chở khách...".
- Còn theo quy định hiện hành về chế tài đối với cá nhay và tổ chức khi xử lý vi phạm hành chính nói chung và vi phạm GT nói riêng được xác định như nội dung luật XLVPHC đã trích dẫn.
- Hành vi vượt đèn đỏ là hành vi của người đang điều khiển xe chứ không phải hành vi của chủ xe (nếu chủ xe là tổ chức vì tổ chức không thể điều khiển xe trên đường) --> phạt vượt đèn đỏ là phạt người đang điều khiển xe chứ không phạt chủ xe (kể cả cá nhân cũng như tổ chức)
- Trong NĐ 46 quy định hai mức phạt đối với tổ chức và cá nhân cho cùng hành vi vi phạm chứ không phải có kinh doanh hay không kinh doanh, ví dụ :
+ Hành vi không thực hiện đăng ký lại xe môtô sau khi chuyển nhượng (điểm b khoản 1 điều 30) --> tổ chức có mức phạt gấp đôi cá nhân, không phân biệt xe kinh doanh hay không.
+ Hành vi không thực hiện đăng ký lại xe ôtô sau khi chuyển nhượng (khoản 5 điều 30) --> tổ chức có mức phạt gấp đôi cá nhân, không phân biệt xe kinh doanh hay không kinh doanh.
+ Hành vi không thực hiện đăng kiểm xe đúng thời hạn (điểm b khoản 8 điều 30) --> tổ chức có mức phạt gấp đôi cá nhân, không phân biệt xe kinh doanh hay không kinh doanh.
...
==> mức phạt với tổ chức vi phạm theo quy định tại một sồ điều của NĐ46 chứ không phải tất cả điều.