Chủ đề tương tự
RE: Cho em hỏi về nguyên lí làm việc của Máy bắn tốc độ!
Cái này là do phần mềm bác ạ, máy bắn tốc độ sẽ chụp liên tục trong khoảng thời gian rất ngắn vd 8 hình/s, máy sẽ ghi nhận vị trí của xe ở tấm hình đầu và tấm hình cuối, có thời gian và khoảng cách thì suy ra tốc độ thôi. Theo em về kỹ thuật là như vậy, còn cụ thể ntn thì phải nhờ các bác pro kỹ thuật giải đáp [8|]
Cái này là do phần mềm bác ạ, máy bắn tốc độ sẽ chụp liên tục trong khoảng thời gian rất ngắn vd 8 hình/s, máy sẽ ghi nhận vị trí của xe ở tấm hình đầu và tấm hình cuối, có thời gian và khoảng cách thì suy ra tốc độ thôi. Theo em về kỹ thuật là như vậy, còn cụ thể ntn thì phải nhờ các bác pro kỹ thuật giải đáp [8|]
RE: Cho em hỏi về nguyên lí làm việc của Máy bắn tốc độ!
Máy đo tốc độ đựa trên nguyên lý tính thời gian của chùm tia (đối với máy dùng công nghệ laser) hoặc sóng radio (đối với máy dùng công nghệ radar) đi ra khỏi máy đụng đối tượng cần đo tốc độ và quay về máy của CSGT bác à.
Bác này tưởng tượng giỏi thật, bác mà sinh sớm có khi thành 1 tiểu thuyết gia chuyên viết truyện khoa học viễn tưởng nổi tiếng luôn.Trích đoạn: AntonN
Cái này là do phần mềm bác ạ, máy bắn tốc độ sẽ chụp liên tục trong khoảng thời gian rất ngắn vd 8 hình/s, máy sẽ ghi nhận vị trí của xe ở tấm hình đầu và tấm hình cuối, có thời gian và khoảng cách thì suy ra tốc độ thôi. Theo em về kỹ thuật là như vậy, còn cụ thể ntn thì phải nhờ các bác pro kỹ thuật giải đáp [8|]
Máy đo tốc độ đựa trên nguyên lý tính thời gian của chùm tia (đối với máy dùng công nghệ laser) hoặc sóng radio (đối với máy dùng công nghệ radar) đi ra khỏi máy đụng đối tượng cần đo tốc độ và quay về máy của CSGT bác à.
RE: Cho em hỏi về nguyên lí làm việc của Máy bắn tốc độ!
Súng bắn tốc độ có chính xác?
11:14' 25/10/2003 (GMT+7)
Súng bắn tốc độ cần phải sử dụng đúng cách.
Loạt bài phóng sự về việc hạn chế tốc độ trên các quốc lộ có đề cập đến một thiết bị rất hiện đại: súng bắn tốc độ. Tuy nhiên qua loạt bài này, nhận thấy người sử dụng thiết bị dường như đã sử dụng không đúng qui cách, và vì vậy có thể súng bắn tốc độ nhưng tốc độ hiển thị lại không chính xác!
Súng bắn ra sao?
Súng bắn tốc độ căn cứ vào một đoạn đường nhất định và thời gian xe đi qua đoạn đường đó để tính tốc độ. Tuy nhiên để thấy được toàn bộ nguyên lý của súng bắn tốc độ, trước hết chúng ta xét qua nguyên lý đo khoảng cách bằng tia laser.
Ánh sáng nói chung khi gặp một vật cản nó sẽ phản xạ trở lại. Mức độ phản xạ trở lại ít hay nhiều tùy thuộc loại ánh sáng và vật cản nó. Ánh sáng thuộc dải hồng ngoại có tính chất là phần năng lượng phản xạ lại rất lớn khi gặp vật cản ở thể rắn. Các máy đo khoảng cách “không dây” sử dụng tính năng phản xạ của tia hồng ngoại để đo khoảng cách.
Vận tốc của ánh sáng (kể cả hồng ngoại) di chuyển trong không khí luôn xấp xỉ 300.000.000m/giây, tức mỗi 1 phần triệu giây (1 nano giây) ánh sáng đi được 30cm. Biết trước được điều này, vấn đề trở nên khá đơn giản.
Để đo khoảng cách từ máy đo đến một vật nào đó, máy sẽ phát một xung laser hồng ngoại, tia này đến vật cản sẽ phản xạ trở về, máy đo đã trang bị bộ thu sẽ nhận lại xung này. Từ đó máy kiểm tra từ lúc phát đến lúc nhận mất bao lâu và suy ra đoạn đường đi và về của tia sáng, sau đó chia hai để xác định được khoảng cách thật. Tất nhiên máy sẽ lập trình để tính toán tất cả. Người đo chỉ việc bấm nút và đọc kết quả trên màn hình là biết được khoảng cách cần đo.
Trở lại súng bắn tốc độ. Đây là một bộ đo khoảng cách “không dây” phức tạp hơn. Tức là súng sẽ đo khoảng cách từ súng đến xe tại hai thời điểm khác nhau. Ta thấy:
- Súng đã “biết” khoảng thời gian giữa hai lần đo (do nhà chế tạo đã định).
- Súng sẽ xác định được quãng đường trong khoảng thời gian giữa hai lần đo bằng cách lấy khoảng cách đo được lần một trừ cho khoảng cách đo được lần hai. Như vậy đã có đủ cơ sở để tính tốc độ.
Khoảng thời gian giữa hai lần đo (t) là rất ngắn, chỉ vài phần trăm của giây. Do đó, thực tế, không phải một cú bóp cò là máy chỉ đo tại hai thời điểm như trình bày ở trên mà là lặp lại qui trình “hai thời điểm” rất nhiều lần, tức liên tục cho ra các vận tốc. Cụ thể cứ mỗi giây giữ cò, súng đo đến vài trăm lần. Sau đó máy mới lấy trung bình để báo cáo lên màn hình. Có như vậy kết quả mới chính xác được.
Tuy nhiên thực tế kết quả có đúng hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào cách thức sử dụng nó.
“Vừa chạy vừa bắn”, “bắn từ cây trứng cá” có chính xác?
Một nguyên tắc cơ bản nhất của súng bắn tốc độ là súng phải được giữ cố định. Do đó, vừa chạy vừa bắn sẽ cho ra kết quả hoàn toàn sai với thực tế.
Từ nguyên lý trên ta thấy nếu xe cảnh sát chạy cùng chiều “bắn” xe trước thì vận tốc hiển thị sẽ là vận tốc xe bị bắn trừ cho vận tốc xe cảnh sát. Tức là vận tốc hiển thị sẽ nhỏ hơn vận tốc thực tế. Ví dụ: xe trước chạy 90km/h (quá tốc độ), xe sau chạy 60km/h. Kết quả hiển thị sẽ là 90-60 = 30km/h.
Trường hợp khác là xe cảnh sát chạy ngược chiều với xe kia. Đây mới là thảm họa cho tài xế vì kết quả hiển thị sẽ là vận tốc của hai xe cộng lại. Ví dụ: xe bị bắn chạy 60km/h (đúng luật), xe cảnh sát chỉ cần 30km/h thì kết quả sẽ là 90km/h (!).
Ở đây còn một vấn đề nữa là có thể cảnh sát giao thông đứng cố định bắn tốc độ, nhưng chỉ cần vừa bắn vừa di chuyển tay ngược với hướng xe chạy tới là cũng đủ tăng thêm vài chục km/h cho xe bị bắn!
Vì súng sử dụng ánh sáng hồng ngoại nên yêu cầu trên suốt đường đi của nó không được có một chướng ngại nào dù nhỏ. Do đó, nếu bắn từ trong lùm cây hoặc trên cây trứng cá thì có thể sẽ bị lá cây che khuất một phần. Như ta đã thấy, đúng ra súng phải trực diện với xe, tức góc bắn bằng 0o.
Tuy nhiên nhà sản xuất đã dự trù việc này vì cảnh sát giao thông không thể đứng đối diện với xe đang chạy để bắn được mà phải bắn từ trong lề đường. Do đó, nhà sản xuất sẽ định trước góc bắn và lập trình cho máy để khi tính toán máy sẽ “bù” lại nhằm cho ra kết quả chính xác. Một số súng hiện đại sẽ cho người dùng nhập góc bắn tùy tình hình thực tế.
Như vậy góc bắn cũng góp phần làm ảnh hưởng đến kết quả. Khi đã định góc bắn bao nhiêu (nhà sản xuất khuyến cáo hoặc người dùng nhập vào) thì phải tuân thủ như thế. Cụ thể nếu góc bắn nhỏ hơn góc bắn đã định thì tốc độ hiển thị sẽ lớn hơn tốc độ thực tế và ngược lại.
ttheo :http://www.vnn.vn/xahoi/2003/10/34086/
@: Có cách nào để biết kết quả bị bắn tốc độ là chính xác không các Bác? Hay mình chỉ biết chấp nhận kết quả khi xxx đưa hình ảnh ra và chịu đóng phạt,giam bằng lái,đến địa phương vi phạm học và thi lại luật....? mà điều kiện không có ?.....cách xa cã trăm km...?
Súng bắn tốc độ có chính xác?
11:14' 25/10/2003 (GMT+7)
Súng bắn tốc độ cần phải sử dụng đúng cách.
Loạt bài phóng sự về việc hạn chế tốc độ trên các quốc lộ có đề cập đến một thiết bị rất hiện đại: súng bắn tốc độ. Tuy nhiên qua loạt bài này, nhận thấy người sử dụng thiết bị dường như đã sử dụng không đúng qui cách, và vì vậy có thể súng bắn tốc độ nhưng tốc độ hiển thị lại không chính xác!
Súng bắn ra sao?
Súng bắn tốc độ căn cứ vào một đoạn đường nhất định và thời gian xe đi qua đoạn đường đó để tính tốc độ. Tuy nhiên để thấy được toàn bộ nguyên lý của súng bắn tốc độ, trước hết chúng ta xét qua nguyên lý đo khoảng cách bằng tia laser.
Ánh sáng nói chung khi gặp một vật cản nó sẽ phản xạ trở lại. Mức độ phản xạ trở lại ít hay nhiều tùy thuộc loại ánh sáng và vật cản nó. Ánh sáng thuộc dải hồng ngoại có tính chất là phần năng lượng phản xạ lại rất lớn khi gặp vật cản ở thể rắn. Các máy đo khoảng cách “không dây” sử dụng tính năng phản xạ của tia hồng ngoại để đo khoảng cách.
Vận tốc của ánh sáng (kể cả hồng ngoại) di chuyển trong không khí luôn xấp xỉ 300.000.000m/giây, tức mỗi 1 phần triệu giây (1 nano giây) ánh sáng đi được 30cm. Biết trước được điều này, vấn đề trở nên khá đơn giản.
Để đo khoảng cách từ máy đo đến một vật nào đó, máy sẽ phát một xung laser hồng ngoại, tia này đến vật cản sẽ phản xạ trở về, máy đo đã trang bị bộ thu sẽ nhận lại xung này. Từ đó máy kiểm tra từ lúc phát đến lúc nhận mất bao lâu và suy ra đoạn đường đi và về của tia sáng, sau đó chia hai để xác định được khoảng cách thật. Tất nhiên máy sẽ lập trình để tính toán tất cả. Người đo chỉ việc bấm nút và đọc kết quả trên màn hình là biết được khoảng cách cần đo.
Trở lại súng bắn tốc độ. Đây là một bộ đo khoảng cách “không dây” phức tạp hơn. Tức là súng sẽ đo khoảng cách từ súng đến xe tại hai thời điểm khác nhau. Ta thấy:
- Súng đã “biết” khoảng thời gian giữa hai lần đo (do nhà chế tạo đã định).
- Súng sẽ xác định được quãng đường trong khoảng thời gian giữa hai lần đo bằng cách lấy khoảng cách đo được lần một trừ cho khoảng cách đo được lần hai. Như vậy đã có đủ cơ sở để tính tốc độ.
Khoảng thời gian giữa hai lần đo (t) là rất ngắn, chỉ vài phần trăm của giây. Do đó, thực tế, không phải một cú bóp cò là máy chỉ đo tại hai thời điểm như trình bày ở trên mà là lặp lại qui trình “hai thời điểm” rất nhiều lần, tức liên tục cho ra các vận tốc. Cụ thể cứ mỗi giây giữ cò, súng đo đến vài trăm lần. Sau đó máy mới lấy trung bình để báo cáo lên màn hình. Có như vậy kết quả mới chính xác được.
Tuy nhiên thực tế kết quả có đúng hay không lại phụ thuộc rất nhiều vào cách thức sử dụng nó.
“Vừa chạy vừa bắn”, “bắn từ cây trứng cá” có chính xác?
Một nguyên tắc cơ bản nhất của súng bắn tốc độ là súng phải được giữ cố định. Do đó, vừa chạy vừa bắn sẽ cho ra kết quả hoàn toàn sai với thực tế.
Từ nguyên lý trên ta thấy nếu xe cảnh sát chạy cùng chiều “bắn” xe trước thì vận tốc hiển thị sẽ là vận tốc xe bị bắn trừ cho vận tốc xe cảnh sát. Tức là vận tốc hiển thị sẽ nhỏ hơn vận tốc thực tế. Ví dụ: xe trước chạy 90km/h (quá tốc độ), xe sau chạy 60km/h. Kết quả hiển thị sẽ là 90-60 = 30km/h.
Trường hợp khác là xe cảnh sát chạy ngược chiều với xe kia. Đây mới là thảm họa cho tài xế vì kết quả hiển thị sẽ là vận tốc của hai xe cộng lại. Ví dụ: xe bị bắn chạy 60km/h (đúng luật), xe cảnh sát chỉ cần 30km/h thì kết quả sẽ là 90km/h (!).
Ở đây còn một vấn đề nữa là có thể cảnh sát giao thông đứng cố định bắn tốc độ, nhưng chỉ cần vừa bắn vừa di chuyển tay ngược với hướng xe chạy tới là cũng đủ tăng thêm vài chục km/h cho xe bị bắn!
Vì súng sử dụng ánh sáng hồng ngoại nên yêu cầu trên suốt đường đi của nó không được có một chướng ngại nào dù nhỏ. Do đó, nếu bắn từ trong lùm cây hoặc trên cây trứng cá thì có thể sẽ bị lá cây che khuất một phần. Như ta đã thấy, đúng ra súng phải trực diện với xe, tức góc bắn bằng 0o.
Tuy nhiên nhà sản xuất đã dự trù việc này vì cảnh sát giao thông không thể đứng đối diện với xe đang chạy để bắn được mà phải bắn từ trong lề đường. Do đó, nhà sản xuất sẽ định trước góc bắn và lập trình cho máy để khi tính toán máy sẽ “bù” lại nhằm cho ra kết quả chính xác. Một số súng hiện đại sẽ cho người dùng nhập góc bắn tùy tình hình thực tế.
Như vậy góc bắn cũng góp phần làm ảnh hưởng đến kết quả. Khi đã định góc bắn bao nhiêu (nhà sản xuất khuyến cáo hoặc người dùng nhập vào) thì phải tuân thủ như thế. Cụ thể nếu góc bắn nhỏ hơn góc bắn đã định thì tốc độ hiển thị sẽ lớn hơn tốc độ thực tế và ngược lại.
ttheo :http://www.vnn.vn/xahoi/2003/10/34086/
@: Có cách nào để biết kết quả bị bắn tốc độ là chính xác không các Bác? Hay mình chỉ biết chấp nhận kết quả khi xxx đưa hình ảnh ra và chịu đóng phạt,giam bằng lái,đến địa phương vi phạm học và thi lại luật....? mà điều kiện không có ?.....cách xa cã trăm km...?
RE: Cho em hỏi về nguyên lí làm việc của Máy bắn tốc độ!
Các Bác cho em hỏi luôn là ở khoảng cách tối đa là bao nhiêu thì XXX bắn được để đề phòng. Lần trước em bị bắn ở Bà Rịa, khi em nhìn thấy XXX (cũng khá xa) và chạy chậm lại thì nó đã bắn xong rồi.
Theo nguyên tắc thì khi nó bắn thì hình phải đọc được bảng số để làm căn cứ. Vậy nếu trời nhá nhem tối thì chạy vô tư đúng không các Bác?
Các Bác cho em hỏi luôn là ở khoảng cách tối đa là bao nhiêu thì XXX bắn được để đề phòng. Lần trước em bị bắn ở Bà Rịa, khi em nhìn thấy XXX (cũng khá xa) và chạy chậm lại thì nó đã bắn xong rồi.
Theo nguyên tắc thì khi nó bắn thì hình phải đọc được bảng số để làm căn cứ. Vậy nếu trời nhá nhem tối thì chạy vô tư đúng không các Bác?
Nói đến vấn đề này thì chỉ có thể nói hên xui thôi các bác ạ. Nếu không bắn thì thôi, bắn thì bị dính chắc. Không biết có văn bản nào qui định việc bắn tốc độ không nhỉ ( VD: khỏang cách từ vị trí bắn đến xe vi phạm, phải có giá đỡ thiết bị bắn tốc độ, hình ảnh thế nào là hợp lệ v.v...). Nói vậy thôi chứ thật ra các *** nhà ta cũng đã căn cứ vào đó để lách rồi. .
Nói thật các bác trong đầu em có ý nghĩ thế này, những thiết bị đó bây giờ về VN chẳng qua như máy chụp hình thôi, sau khi đưa ra sử dụng thì đã được điều chỉnh lại hệ thống rồi, có thể tự thiết lập số liệu, chỉnh cần chụp được hình phương tiện thì muốn chạy với vận tốc bao nhiêu cũng được mà. ( Mấy cái này thợ Nhật Tảo mình xử lý nhanh thôi mà). Còn về phía người vi phạm thì làm gì được quyền kiểm tra máy, chỉ được nhìn tấm hình, rồi in ra thôi, mà cái đó cứ như máy ảnh em chụp xong điền ngày tháng vào vậy.
Đành ngậm ngùi thôi. Em phắn đây, nếu không chắc lát nữa cũng bị bắn tốc độ đây .
Nói thật các bác trong đầu em có ý nghĩ thế này, những thiết bị đó bây giờ về VN chẳng qua như máy chụp hình thôi, sau khi đưa ra sử dụng thì đã được điều chỉnh lại hệ thống rồi, có thể tự thiết lập số liệu, chỉnh cần chụp được hình phương tiện thì muốn chạy với vận tốc bao nhiêu cũng được mà. ( Mấy cái này thợ Nhật Tảo mình xử lý nhanh thôi mà). Còn về phía người vi phạm thì làm gì được quyền kiểm tra máy, chỉ được nhìn tấm hình, rồi in ra thôi, mà cái đó cứ như máy ảnh em chụp xong điền ngày tháng vào vậy.
Đành ngậm ngùi thôi. Em phắn đây, nếu không chắc lát nữa cũng bị bắn tốc độ đây .
RE: Cho em hỏi về nguyên lí làm việc của Máy bắn tốc độ!
Đoạn này mà ông einsten đọc được thi bị cười chết
“Vừa chạy vừa bắn”, “bắn từ cây trứng cá” có chính xác?
Một nguyên tắc cơ bản nhất của súng bắn tốc độ là súng phải được giữ cố định. Do đó, vừa chạy vừa bắn sẽ cho ra kết quả hoàn toàn sai với thực tế.
Từ nguyên lý trên ta thấy nếu xe cảnh sát chạy cùng chiều “bắn” xe trước thì vận tốc hiển thị sẽ là vận tốc xe bị bắn trừ cho vận tốc xe cảnh sát. Tức là vận tốc hiển thị sẽ nhỏ hơn vận tốc thực tế. Ví dụ: xe trước chạy 90km/h (quá tốc độ), xe sau chạy 60km/h. Kết quả hiển thị sẽ là 90-60 = 30km/h.
Trường hợp khác là xe cảnh sát chạy ngược chiều với xe kia. Đây mới là thảm họa cho tài xế vì kết quả hiển thị sẽ là vận tốc của hai xe cộng lại. Ví dụ: xe bị bắn chạy 60km/h (đúng luật), xe cảnh sát chỉ cần 30km/h thì kết quả sẽ là 90km/h (!).
Ở đây còn một vấn đề nữa là có thể cảnh sát giao thông đứng cố định bắn tốc độ, nhưng chỉ cần vừa bắn vừa di chuyển tay ngược với hướng xe chạy tới là cũng đủ tăng thêm vài chục km/h cho xe bị bắn!
Đoạn này mà ông einsten đọc được thi bị cười chết