Quyết định "trốn" Hà nội của tui cách đây 5 năm lên với Sapa là một quyết định ngẫu hứng nhưng đã mang tính chất chiến lược quan trọng
Đó là một mùa hè nóng bỏng ở HN. Nhiệt độ lúc đó ở khu vực thủ đô và các tỉnh phía bắc VN lên tới 37*C và hơn nữa. Vốn không giỏi chịu nóng nên đó quả là một thử thách rất nặng nề. Không khí trong TP đầy nhà cửa và beton, thiếu bóng cây cũng như mặt nước (ao hồ bị lấp gần hết rồi) quả đã hầm hập hơi nước như đang ở trong một nồi súp-de. Hai lá phổi khò khè vì thiếu không khí trong lành, còn nhịp tim thì lên rất cao vì quả tim phải hoạt động quá sức để vẫn đủ bơm máu đi khắp cơ thể trong điều kiện nhiệt độ cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể đều bị lên cao hơn bình thường (ví như máy xe hơi bị thiếu nước làm mát nên nhiệt độ động cơ nay đã lên quá cao so với nhiệt độ tiêu chuẩn cho phép, còn nước làm mát thì cũng đang sôi lên sùng sục và không có nước lạnh bổ sung!).
Tình hình căng tới mức là các giác quan của cơ thể đã rung chuông báo động về nguy cơ đe dọa của một cú đột quỵ (collapse) thực sự. Làm gì đây, uống nhiều nước, chui vào phòng lạnh và ở lỳ đó suốt ngày cũng không phải là một lời giải tốt!
Thì may quá tối hôm đó telephone reng reng, đầu dây kia là lời mời dịu ngọt như đường Quảng ngãi của một người bạn cũ vang lên:
"-Tình hình thế nào, đang làm gì, liệu có chịu nổi "nhiệt" của HN không? Xem có bận không, hay cuối tuần lên Sapa chơi, trốn "Hỏa lò" Hà nội mấy bữa?"
"-Thế à, OK hay quá đi luôn, xem trên đó mát mẻ đến mức nào, đang nóng bức muốn xỉu rồi đây!".
Nói là làm, 22h tối thứ sáu tất cả nhảy tàu đêm rời Hà nội. Vất vả mấy tiếng đồng hồ chờ đợi ở ga Hà nội và vật lộn trên tàu để được tiêu chuẩn ngủ phòng máy lạnh đúng như vé đã mua, sau 8 tiếng ngủ chập chờn thì tàu tới thị xã Lào Cai (cách HN chỉ có 300km, tốc độ tàu đêm vậy là khiêm tốn quãng độ dưới 50kmh!).
Xuống sân ga Lào cai ngơ ngáo bần thần vì cái oi ả từ sáng tinh mơ 6-7h sáng, mà theo các bộ cảm nhiệt bên ngoài của cơ thể liên tục thông báo tình hình cập nhật về sở chỉ huy (hay bộ CPU trung tâm) thì cũng không thua gì không khí ngột ngạt ở HN ?! Ngán ngẩm nhìn bạn với đôi mắt hình viên đạn, đầy ý hờn dỗi trách móc, thế này mà đằng ấy cứ bảo là vùng cao mát mẻ à?
Nghỉ 1h ăn sáng thì có xe bus tới chở các nhóm khách DL lên TP Sapa. Chà chà, lúc này thì mới biết là sắp được lên thiên đường đây! Quãng đường Lào cai - Sapa chủ yếu là đường đèo độ ~30km. Xe cứ đi độ vài km lên cao thì phong cảnh lại càng trở nên hữu tình và đặc biệt là nhiệt độ không khí lại mát đi được tới 1, 2* C. Cứ như thế khi lên tới Sapa thì nhiệt độ không khí theo hàn thử biểu cũng chỉ còn có 20-22*C.
Toàn bộ các giác quan của cơ thể lúc này đều rung chuông cảm ơn quyết định sáng suốt của não bộ. Nhịp tim lại trở về bình thường, hai lá phổi lại căng nhựa sống, hệ thống hô hấp và tuần hoàn cùng hoạt động thơ thới nhịp nhàng trở lại, tranh thủ hút nhả từng luồng không khí trong lành của núi rừng Sapa. Đến lời nói lúc này cũng đã trở lại nguyên hình là lời của kẻ khôn, đang tỉnh táo, sáng suốt chứ không còn ú ớ mê sảng như mấy hôm còn ở dưới xuôi!
Kỳ diệu thật, thiên nhiên lại có những tác động tích cực đến như thế tới cơ thể, tâm trạng và sức khỏe của con người, mà đặc biệt là ở một nơi cũng chỉ cách thủ đô ngàn năm văn hiến có 300km?! Khoái quá, tại sao lại có thiên đường trên trái đất sung sướng đến như thế này, giữa xứ nhiệt đới nóng bức mà lai có phong cảnh núi non lại hùng vĩ như dãy Alpen và không khí thì trong lành, với nhiệt độ chuẩn của châu Âu Địa trung Hải là 20*C quanh năm!
Ở Sapa chúng ta sẽ không thấy phòng nào có trang bị máy lạnh, mà cùng lắm là chỉ có quạt trần. Bù lại thì các phòng sẽ có lò sưởi, vì nhiệt độ các tháng mùa đông sẽ xuống tới 5-10*C! Từ căn phòng KS bước ra ngoài là view lên đỉnh Phăng-xi-păng hùng vĩ, đỉnh núi cao nhất VN ở độ cao trên 3000 mét so với mực nước biển. Nếu tới vào mùa đông thì nghe nói buổi sáng ra mở cửa là sương khói sẽ vào tận nhà. Đi chơi thăm Sapa lại vô cùng thú vị, thiên nhiên intact, như đã từ ngàn năm qua sinh ra thế nào nay vẫn thế, hoa trái cây cỏ lại phong phú và muôn màu ...
Về ẩm thực thì các món ăn, món nướng ở khắp phố phường Sapa nói chung đều hợp miệng với các quý bà quý cô sành miệng nổi tiếng từ hồi còn ở dưới xuôi, với các quý ông thì gượu ngon uống vào lúc trời đất mát mẻ, tinh thần thơ thới, phát tiết thì cũng sẽ rất tốt cho sức khỏe, như liều thuốc tăng lực màu nhiệm cho các quý ông, hay nói theo ngôn ngữ chuyên môn là như chất phụ gia thêm vào xăng xe, đẩy cỗ xe Mẹc-xê-đét già nua tiếp tục tự tin trên con đường tới đích!
Trên hết là con người bản xứ hiền lành, thân thiện ở TP Sapa cũng như khi đi về các làng bản. Đi tới đâu chúng ta cũng gặp những con người thiểu số bản xứ hiền lành thân thiện, mùa này tuy sống nhờ khách du lịch nhưng cũng rất lịch sự và phải chăng. Họ không bám riết theo người DL để mời chào mua hàng nọ hàng kia. Đi vào các bản làng bạn có thể vào các nhà dân hai bên đường xem những người thiểu số đan lát các quà lưu niệm. Bạn có thể mua những món thêu thùa mắc tiền, nhưng cũng có thể chỉ mua vài cái túi thổ cẩm như portmoney đơn giản, giá chỉ độ 10k VND về làm quà cho trẻ em. Mua gì thì mua, bạn vẫn được mời chào bởi những nụ cười và ánh mắt thân thiện của những người tuy nghèo về vật chất nhưng luôn sẵn lòng ban phát lòng thân thiện và những nụ cười:
Hết 3 ngày vui Sapa, xe bus lại tới KS chở xuống đèo về ga Lào cai để xuôi tàu HN. Sau mấy tiếng đồng hồ chờ đợi các cố gắng tuyệt vọng của hỏa xa VN ở ga Lào cai cho các đợt dồn toa tăng chuyến khủng khiếp, lý do vì cuối tuần quá đông khách DL lên Sapa nay đồng loạt trở về xuôi, thì cả đoàn cũng về được tới nhà trong trạng thái gần kiệt sức trở lại. May quá, đợt nắng nóng cũng đã bớt đi nhiều, HN chỉ còn độ 35*C, cái oi ả hầm hập trong không khí cũng đã qua, đêm lại có thể ngủ được nhờ máy lạnh! Thế nhưng so với khí hậu rừng núi thiên nhiên của Sapa thì tất cả cũng chỉ là một sự êm ả nhân tạo!
Thế nên cũng không có gì lạ là lượng khách quốc tế tới HN giảm tới hơn 7% từ đầu năm tới nay, bởi thời tiết "khó khăn", cũng như bầu không khí du lịch khá khiêm tốn mà HN có thể offer cho các khách du lịch tới thăm, mặc các chương trình quảng bá 1000 năm TL rầm rộ từ nhiều năm qua mà nay đang gấp gáp đi vào giai đoạn nước rút cuối cùng, với mục đích cụ thể đã được đặt ra từ đầu năm là một năm thu hoạch cho ngành DL VN bằng mọi giá với 1000 năm TL ?!
Tuy nhiên một quyết định sẽ về chơi với HN năm nay, để vui đúng dịp với đại lễ 1000 năm TL vẫn cứ lơ lửng treo trong không trung như là câu hỏi "bao giờ cho tới tháng 10"? Trở về thăm HN thủ đô của nước VN, thăm nơi chôn rau cắt rốn mà sao thấy khó khăn? Lỗi của khách giang hồ đã lỡ cất bước ra đi, hay của một HN ngày càng trở nên xa lạ và kém thân thiện với khách thập phương ?
Đó là một mùa hè nóng bỏng ở HN. Nhiệt độ lúc đó ở khu vực thủ đô và các tỉnh phía bắc VN lên tới 37*C và hơn nữa. Vốn không giỏi chịu nóng nên đó quả là một thử thách rất nặng nề. Không khí trong TP đầy nhà cửa và beton, thiếu bóng cây cũng như mặt nước (ao hồ bị lấp gần hết rồi) quả đã hầm hập hơi nước như đang ở trong một nồi súp-de. Hai lá phổi khò khè vì thiếu không khí trong lành, còn nhịp tim thì lên rất cao vì quả tim phải hoạt động quá sức để vẫn đủ bơm máu đi khắp cơ thể trong điều kiện nhiệt độ cả bên trong lẫn bên ngoài cơ thể đều bị lên cao hơn bình thường (ví như máy xe hơi bị thiếu nước làm mát nên nhiệt độ động cơ nay đã lên quá cao so với nhiệt độ tiêu chuẩn cho phép, còn nước làm mát thì cũng đang sôi lên sùng sục và không có nước lạnh bổ sung!).
Tình hình căng tới mức là các giác quan của cơ thể đã rung chuông báo động về nguy cơ đe dọa của một cú đột quỵ (collapse) thực sự. Làm gì đây, uống nhiều nước, chui vào phòng lạnh và ở lỳ đó suốt ngày cũng không phải là một lời giải tốt!
Thì may quá tối hôm đó telephone reng reng, đầu dây kia là lời mời dịu ngọt như đường Quảng ngãi của một người bạn cũ vang lên:
"-Tình hình thế nào, đang làm gì, liệu có chịu nổi "nhiệt" của HN không? Xem có bận không, hay cuối tuần lên Sapa chơi, trốn "Hỏa lò" Hà nội mấy bữa?"
"-Thế à, OK hay quá đi luôn, xem trên đó mát mẻ đến mức nào, đang nóng bức muốn xỉu rồi đây!".
Nói là làm, 22h tối thứ sáu tất cả nhảy tàu đêm rời Hà nội. Vất vả mấy tiếng đồng hồ chờ đợi ở ga Hà nội và vật lộn trên tàu để được tiêu chuẩn ngủ phòng máy lạnh đúng như vé đã mua, sau 8 tiếng ngủ chập chờn thì tàu tới thị xã Lào Cai (cách HN chỉ có 300km, tốc độ tàu đêm vậy là khiêm tốn quãng độ dưới 50kmh!).
Xuống sân ga Lào cai ngơ ngáo bần thần vì cái oi ả từ sáng tinh mơ 6-7h sáng, mà theo các bộ cảm nhiệt bên ngoài của cơ thể liên tục thông báo tình hình cập nhật về sở chỉ huy (hay bộ CPU trung tâm) thì cũng không thua gì không khí ngột ngạt ở HN ?! Ngán ngẩm nhìn bạn với đôi mắt hình viên đạn, đầy ý hờn dỗi trách móc, thế này mà đằng ấy cứ bảo là vùng cao mát mẻ à?
Nghỉ 1h ăn sáng thì có xe bus tới chở các nhóm khách DL lên TP Sapa. Chà chà, lúc này thì mới biết là sắp được lên thiên đường đây! Quãng đường Lào cai - Sapa chủ yếu là đường đèo độ ~30km. Xe cứ đi độ vài km lên cao thì phong cảnh lại càng trở nên hữu tình và đặc biệt là nhiệt độ không khí lại mát đi được tới 1, 2* C. Cứ như thế khi lên tới Sapa thì nhiệt độ không khí theo hàn thử biểu cũng chỉ còn có 20-22*C.
Toàn bộ các giác quan của cơ thể lúc này đều rung chuông cảm ơn quyết định sáng suốt của não bộ. Nhịp tim lại trở về bình thường, hai lá phổi lại căng nhựa sống, hệ thống hô hấp và tuần hoàn cùng hoạt động thơ thới nhịp nhàng trở lại, tranh thủ hút nhả từng luồng không khí trong lành của núi rừng Sapa. Đến lời nói lúc này cũng đã trở lại nguyên hình là lời của kẻ khôn, đang tỉnh táo, sáng suốt chứ không còn ú ớ mê sảng như mấy hôm còn ở dưới xuôi!
Kỳ diệu thật, thiên nhiên lại có những tác động tích cực đến như thế tới cơ thể, tâm trạng và sức khỏe của con người, mà đặc biệt là ở một nơi cũng chỉ cách thủ đô ngàn năm văn hiến có 300km?! Khoái quá, tại sao lại có thiên đường trên trái đất sung sướng đến như thế này, giữa xứ nhiệt đới nóng bức mà lai có phong cảnh núi non lại hùng vĩ như dãy Alpen và không khí thì trong lành, với nhiệt độ chuẩn của châu Âu Địa trung Hải là 20*C quanh năm!
Về ẩm thực thì các món ăn, món nướng ở khắp phố phường Sapa nói chung đều hợp miệng với các quý bà quý cô sành miệng nổi tiếng từ hồi còn ở dưới xuôi, với các quý ông thì gượu ngon uống vào lúc trời đất mát mẻ, tinh thần thơ thới, phát tiết thì cũng sẽ rất tốt cho sức khỏe, như liều thuốc tăng lực màu nhiệm cho các quý ông, hay nói theo ngôn ngữ chuyên môn là như chất phụ gia thêm vào xăng xe, đẩy cỗ xe Mẹc-xê-đét già nua tiếp tục tự tin trên con đường tới đích!
Thế nên cũng không có gì lạ là lượng khách quốc tế tới HN giảm tới hơn 7% từ đầu năm tới nay, bởi thời tiết "khó khăn", cũng như bầu không khí du lịch khá khiêm tốn mà HN có thể offer cho các khách du lịch tới thăm, mặc các chương trình quảng bá 1000 năm TL rầm rộ từ nhiều năm qua mà nay đang gấp gáp đi vào giai đoạn nước rút cuối cùng, với mục đích cụ thể đã được đặt ra từ đầu năm là một năm thu hoạch cho ngành DL VN bằng mọi giá với 1000 năm TL ?!
Tuy nhiên một quyết định sẽ về chơi với HN năm nay, để vui đúng dịp với đại lễ 1000 năm TL vẫn cứ lơ lửng treo trong không trung như là câu hỏi "bao giờ cho tới tháng 10"? Trở về thăm HN thủ đô của nước VN, thăm nơi chôn rau cắt rốn mà sao thấy khó khăn? Lỗi của khách giang hồ đã lỡ cất bước ra đi, hay của một HN ngày càng trở nên xa lạ và kém thân thiện với khách thập phương ?
Ngành DL VN, cụ thể là Sở Du lịch các tỉnh có quan tâm xem khách DL đã nghĩ gì về địa phương của mình, ngoài chỉ tiêu tăng trưởng khách DL hàng năm tới địa phương mình? Xa hơn nữa là người Việt chúng ta cũng có nghĩ gì về cách nhìn của người nước ngoài về người VN mình thế nào? Nếu muốn biết sự thật thì các bác trong các ban ngành DL, cũng như những người bình thường muốn tìm hiểu có thể vào tham khảo các ý kiến mà khách nước ngoài đã đăng lên ở vô số các forum du lịch, cũng như đọc những cuốn sách và blog mà các khách du lịch đi thăm về đã ghi lại cảm tưởng.
Ngoài các khách "xấu bụng" hay bài khích nọ kia không bàn, có những người du lịch tuy đơn giản nhưng rất kinh nghiệm khi chọn các cung đường trên khắp TG cho mình. Họ đã đi qua rất nhiều nước trên TG, nên cách làm của họ hết sức đơn giản là cảm nhận và so sánh những địa điểm du lịch, môi trường sống và tính cách của người dân của các dân tộc đó với nhau. Từ trước tới nay chúng ta hầu như đã chỉ được uống nước cam pha đường, và nghe những lời tán dương ngọt ngào của khách nước ngoài ca ngợi VN tươi đẹp và con người VN thân thiệt vui vẻ (hay cười!), vậy nên chăng cũng thử tìm hiểu ý kiến của 2 người đã và còn đang đi vòng quanh TG về VN và HN xem sao nhỉ?
Hai bạn trẻ người Đức 29 và 26 tuổi tên là Kelvin và Marita đã quyết định khởi đầu chuyến du lịch ba lô vòng quanh TG từ tháng 12.2006. Một tấm hình của họ chụp gần đây ở Everest Base Camp:
Trải qua gần 4 năm miệt mài chinh phục TG bằng chính đôi chân của mình, quãng đường đi được của họ bằng đủ mọi phương tiện thật là ấn tượng. Họ đã để lại dấu ấn và những bước chân của mình ở khắp nơi trên quả địa cầu:
mà vẫn giành được thời gian để update liên tuch hành trình và những cảm nhận trên blog của họ bằng nhiều thứ tiếng [link]http://rucksacknomaden.blogspot.com/[/link]
Xem lại hành trình ấn tượng của hai bạn trẻ qua xuyên qua VN và Đông nam Á:
Và đây là cảm tưởng của họ khi đi từ thủ đô Viên chăn của Laos sang tới thủ đô HN của VN:
"- After a day in Vientiane, the capital of Laos, we took the cruelling 26 hour bus to Hanoi/Vietnam. Here reigns chaos!!! - and after the quiet Lao people we really have to get used to the loud Vietnamese ..."
"- Sau 1 ngày dừng ở Viên chăn, kiệt sức với 26 giờ ngồi trên xe buýt chúng tôi đến Hà nội (vào đêm). Ở đây thực sự là hỗn loạn!!! Và sau khi tiếp xúc với người Lào lặng lẽ, chúng tôi thực sự buộc phải làm quen với người Việt ầm ĩ ...
Chúng tôi đến chỗ trọ là một khách sạn gần trung tâm và sau đó lập tức đi kiếm đồ ăn. Chỉ sau vài phút chúng tôi đã cảm thấy mình hoàn toàn bất lực: mật độ giao thông quá dày đặc, xe máy lao đến từ tất cả các ngả, ồn ào ầm ỹ, những người bán hàng với thái độ ép khách, mùi khí thải và nhìn đâu cũng thấy vội vàng chen lấn. Từ Lào, một nơi êm đềm và tĩnh mịch, chuyển sang đây quả là một cú sốc thực sự. Sáng hôm sau ấn tượng về thành phố này cũng không hề được cải thiện hơn chút nào ...".
Nếu các bác quan tâm tới hai bạn này, tuy tuổi trẻ nhưng kinh nghiệm phượt đường trường là đẳng cấp siêu hạng đã có những cảm tưởng gì về HN và VN thì chúng ta tiếp tục. Còn nếu không thì thôi ta cũng dừng lại ở đây
Ngoài các khách "xấu bụng" hay bài khích nọ kia không bàn, có những người du lịch tuy đơn giản nhưng rất kinh nghiệm khi chọn các cung đường trên khắp TG cho mình. Họ đã đi qua rất nhiều nước trên TG, nên cách làm của họ hết sức đơn giản là cảm nhận và so sánh những địa điểm du lịch, môi trường sống và tính cách của người dân của các dân tộc đó với nhau. Từ trước tới nay chúng ta hầu như đã chỉ được uống nước cam pha đường, và nghe những lời tán dương ngọt ngào của khách nước ngoài ca ngợi VN tươi đẹp và con người VN thân thiệt vui vẻ (hay cười!), vậy nên chăng cũng thử tìm hiểu ý kiến của 2 người đã và còn đang đi vòng quanh TG về VN và HN xem sao nhỉ?
Hai bạn trẻ người Đức 29 và 26 tuổi tên là Kelvin và Marita đã quyết định khởi đầu chuyến du lịch ba lô vòng quanh TG từ tháng 12.2006. Một tấm hình của họ chụp gần đây ở Everest Base Camp:
Trải qua gần 4 năm miệt mài chinh phục TG bằng chính đôi chân của mình, quãng đường đi được của họ bằng đủ mọi phương tiện thật là ấn tượng. Họ đã để lại dấu ấn và những bước chân của mình ở khắp nơi trên quả địa cầu:
mà vẫn giành được thời gian để update liên tuch hành trình và những cảm nhận trên blog của họ bằng nhiều thứ tiếng [link]http://rucksacknomaden.blogspot.com/[/link]
Xem lại hành trình ấn tượng của hai bạn trẻ qua xuyên qua VN và Đông nam Á:
Và đây là cảm tưởng của họ khi đi từ thủ đô Viên chăn của Laos sang tới thủ đô HN của VN:
"- After a day in Vientiane, the capital of Laos, we took the cruelling 26 hour bus to Hanoi/Vietnam. Here reigns chaos!!! - and after the quiet Lao people we really have to get used to the loud Vietnamese ..."
"- Sau 1 ngày dừng ở Viên chăn, kiệt sức với 26 giờ ngồi trên xe buýt chúng tôi đến Hà nội (vào đêm). Ở đây thực sự là hỗn loạn!!! Và sau khi tiếp xúc với người Lào lặng lẽ, chúng tôi thực sự buộc phải làm quen với người Việt ầm ĩ ...
Chúng tôi đến chỗ trọ là một khách sạn gần trung tâm và sau đó lập tức đi kiếm đồ ăn. Chỉ sau vài phút chúng tôi đã cảm thấy mình hoàn toàn bất lực: mật độ giao thông quá dày đặc, xe máy lao đến từ tất cả các ngả, ồn ào ầm ỹ, những người bán hàng với thái độ ép khách, mùi khí thải và nhìn đâu cũng thấy vội vàng chen lấn. Từ Lào, một nơi êm đềm và tĩnh mịch, chuyển sang đây quả là một cú sốc thực sự. Sáng hôm sau ấn tượng về thành phố này cũng không hề được cải thiện hơn chút nào ...".
Nếu các bác quan tâm tới hai bạn này, tuy tuổi trẻ nhưng kinh nghiệm phượt đường trường là đẳng cấp siêu hạng đã có những cảm tưởng gì về HN và VN thì chúng ta tiếp tục. Còn nếu không thì thôi ta cũng dừng lại ở đây
Sau khi bị shock toàn phần ở HN như thế thì hai bạn trẻ này cũng đã dũng cảm tiếp tục hành trình tới các điểm khác ở VN, trong đó có tới SG theo lịch trình đã định của mình. Một sự so sánh giữa 2 mega cities lớn và sôi động nhất VN này của 2 bạn nước ngoài mới tới VN lần đầu tiên sẽ là một sự so sánh khá khách quan và thú vị đối với cả người Việt chúng ta, ở cả HN lẫn SG ?
Các bác quan tâm có thể vào đây đọc, tạm dùng Google để biên dịch từ tiếng Đức ra tiếng Việt: http://rucksacknomaden.bl...om/2010/01/saigon.html
Nói tóm lại của blog entry này là đối với họ thì tuy SG cũng đông đúc và ồn ào náo nhiệt không kém gì khi so với HN, nhưng họ đã có một sự ngạc nhiên thú vị hơn về SG ...
Tuy nhiên chúng ta cũng không khỏi ngậm ngùi về niềm vui cuối cùng không dấu giếm của 2 bạn này, khi "được" kết thúc chuyến thăm VN để lên chuyến xe đò chạy thẳng (không thương tiếc) rời SG và VN sang với Phnom Penh, Campuchia, đất nước của người dân với nền văn minh đền đài Angkovat hoành tráng có từ thế kỷ thứ 12 (mà hay bị dân VN chúng ta gọi xách mé là dân Miên!) .
Các bác quan tâm có thể vào đây đọc, tạm dùng Google để biên dịch từ tiếng Đức ra tiếng Việt: http://rucksacknomaden.bl...om/2010/01/saigon.html
Nói tóm lại của blog entry này là đối với họ thì tuy SG cũng đông đúc và ồn ào náo nhiệt không kém gì khi so với HN, nhưng họ đã có một sự ngạc nhiên thú vị hơn về SG ...
Tuy nhiên chúng ta cũng không khỏi ngậm ngùi về niềm vui cuối cùng không dấu giếm của 2 bạn này, khi "được" kết thúc chuyến thăm VN để lên chuyến xe đò chạy thẳng (không thương tiếc) rời SG và VN sang với Phnom Penh, Campuchia, đất nước của người dân với nền văn minh đền đài Angkovat hoành tráng có từ thế kỷ thứ 12 (mà hay bị dân VN chúng ta gọi xách mé là dân Miên!) .
Lào Cai trước kia nổ tiếng về chợ tình của người thiểu số, còn bây giờ thì chợ tình của người xuôi là nổi tiếng hơn nhiều. Khu chợ này nằm sát biên giới, thuộc thị trấn Hà Khẩu, các bác nào đã đi về có thể làm bài phóng sự
"Giá cả" ở đây là: "Hàng Tàu 400.000 đồng, hàng Việt 350.000 đồng". Hay nhỉ, chẳng nhẽ hàng nội lúc nào cũng thua hàng ngoại à? Thế nhưng theo bài báo thì hàng ngoại cũng là rổm, vì tới 80% hàng ngoại là chỉ có nhãn mác bề ngoài thế thôi, còn ruột gan lòng phèo thì vẫn là hàng nội
Các bác chưa đi thì vào xem tạm PS của báo DT hôm nay: http://dantri.com.vn/c20/s20-396910/tham-nhap-thien-duong-sung-suong-vung-bien.htm
"Giá cả" ở đây là: "Hàng Tàu 400.000 đồng, hàng Việt 350.000 đồng". Hay nhỉ, chẳng nhẽ hàng nội lúc nào cũng thua hàng ngoại à? Thế nhưng theo bài báo thì hàng ngoại cũng là rổm, vì tới 80% hàng ngoại là chỉ có nhãn mác bề ngoài thế thôi, còn ruột gan lòng phèo thì vẫn là hàng nội
Các bác chưa đi thì vào xem tạm PS của báo DT hôm nay: http://dantri.com.vn/c20/s20-396910/tham-nhap-thien-duong-sung-suong-vung-bien.htm
3down7up nói:thế là Em mua " mật ong rừng ", sau này về saigon có anh Bạn làm nghề nuôi ong ở Long khánh nghe Em kể chuyện xong cuời xằng xặc và sau khi xem " mật ong rừng" của Em thì khẳng địng đó là mật ong nuôi
thế mời biết , các Bác vùng cao bây giờ thật thà lắm ,biết áp dụng chiêu giương đông ( bán mèo ) kích tây ( bán mât ong dỏm" của binh pháp Tôn tử nữa..... Bái phục!
cái này gọi là " Thằng thổ mổ thằng Kinh " đó bác . Tây bắc thì em cũng lang thang kha khá nhưng chẳng bao giờ mua đặc sản gì - Đơn giản như Sapa , đồng bạc Đông Dương cuả mấy mế già người Mông bán nhưng toàn bạc dỏm thôi .