Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
15/1/11
326
6
16
51
Cách đơn giản rẻ tiền bác có thể tự làm: bác tìm cửa hàng có bán chống thấm intoc-05. hoặc liên hệ công ty 533 Luỹ Bán Bích để mua. Bác để nguyên sân thượng như vậy chỉ cần chà sạch rong rêu, sau đó quét lên là xong.
 
3/7/10
699
20
18
53
TP/HCM
Wave_Alfa nói:
Em thành thật cám ơn sự tư vấn nhiệt tình của các bác, đặc biệt là bác Đinh Khắc Hùng đã tư vấn rất chi tiêt, em xin mời bác
033102beer_1_prv.gif
033102beer_1_prv.gif

Hy vọng với sự tư vấn của các bác em "xử' được vụ thấm này :)
Cám ơn Bác đã nhận xét.
Em thuộc loại thế hệ thợ già,tò mò và lắm mồm nhưng chẳng giấu dốt.Kinh nghiệm của mình là kiến thức của người khác mà.Biết gì thì cứ nói để các Bác tham khảo thôi.Trên OS đầy Bác giỏi và kinh nghiệm nhưng có thể ngại nói và mất thời gian.
Được nói ra cũng là cách để chúng ta biết mọi thứ xung quanh mình,những điều giản đơn nhất mà đôi khi quên nhìn thấy thôi.
Thập niên 90.Bọn Em mon men lập nghiệp ở SG.Lúc đấy nhận được vài cái nhà công sở thật to do Mỹ xây trước đây.Họ làm rất tốt,có cả lớp chống nóng vĩ đại nhưng do thời gian,chế độ duy tu không có nên hư hỏng.Để có kinh phí sửa chữa và công nghệ chống thấm như bây giờ chỉ là ước mơ vì ăn còn chả có lấy gì làm.Mày mò tìm kiếm mọi cách nhưng thất bại,mang băn khoăn ấy hỏi thầy (trước kia dạy ở Phú Thọ giờ là Bách khoa TP/HCM) thì được chỉ cách chống thấm đơn giản mà hiệu quả.Đó là chống thấm bằng sáp(nến/đèn cầy).Bọn Em đến các chùa xin nến cũ (mà nến cũ cũng có nhiều đâu mà xin)mang về cô lại và quét lên các vết nứt của sàn,đến giờ,gần 20 năm mà không vấn đề gì chỉ có Em già đi và toà nhà sắp đập vì nó là khu đất vàng.
Nó đơn giản mà mình không hề nghĩ ra vì bản chất nến là không thấm nước,nước rơi xuống và trượt đi.Cứ như cái mặt kính saphia của đồng hồ vậy.
Đấy,kiến thức vụn vặn nhưng vô cùng hiệu quả mà nó ở ngay xung quanh mình.
Bây giờ,quản lý cả chục toà nhà với hàng chục kỹ sư và công nhân học hành đàng hoàng nhưng có thằng nào làm cho Em vừa ý đâu.Đến cái cách nó cầm cái khoan một lỗ thông thường đã đủ cho Em ngứa mắt vì nó chưa biết cái poongtu là gì.Và nó làm cái này thì chưa bao giờ nghĩ ra cách để làm cái kia và cũng chẳng bao giờ tự hỏi : Họ đã làm điều ấy như thế nào.
Có những bạn kỹ sư,bằng giỏi.Tiếng Anh như gió,vi tính chẳng cần dùng chuột và không cần nhìn bàn phím.Thế mà cầm cái đồng hồ đo điện chẳng biết mình đang chuẩn bị đo cái gì.Chợt quặn lòng vì nền giáo dục của mình đang nằm ở vùng thật thấp với nhu cầu của xã hội và sự phát triển của công nghệ.
Những kiến thức lượm lặt (võ vặt),sự cần cù và ...biết đủ thứ giúp khách hàng giảm thiểu chi phí đã cho Em cuộc sống hôm nay bởi khách hàng khoái cái già nua mà chắc cú của mình.
 
Hạng B2
16/12/10
197
8.825
93
Đinh Khắc Hùng nói:
Wave_Alfa nói:
Em thành thật cám ơn sự tư vấn nhiệt tình của các bác, đặc biệt là bác Đinh Khắc Hùng đã tư vấn rất chi tiêt, em xin mời bác
033102beer_1_prv.gif
033102beer_1_prv.gif

Hy vọng với sự tư vấn của các bác em "xử' được vụ thấm này :)
Cám ơn Bác đã nhận xét.
Em thuộc loại thế hệ thợ già,tò mò và lắm mồm nhưng chẳng giấu dốt.Kinh nghiệm của mình là kiến thức của người khác mà.Biết gì thì cứ nói để các Bác tham khảo thôi.Trên OS đầy Bác giỏi và kinh nghiệm nhưng có thể ngại nói và mất thời gian.
Được nói ra cũng là cách để chúng ta biết mọi thứ xung quanh mình,những điều giản đơn nhất mà đôi khi quên nhìn thấy thôi.
Thập niên 90.Bọn Em mon men lập nghiệp ở SG.Lúc đấy nhận được vài cái nhà công sở thật to do Mỹ xây trước đây.Họ làm rất tốt,có cả lớp chống nóng vĩ đại nhưng do thời gian,chế độ duy tu không có nên hư hỏng.Để có kinh phí sửa chữa và công nghệ chống thấm như bây giờ chỉ là ước mơ vì ăn còn chả có lấy gì làm.Mày mò tìm kiếm mọi cách nhưng thất bại,mang băn khoăn ấy hỏi thầy (trước kia dạy ở Phú Thọ giờ là Bách khoa TP/HCM) thì được chỉ cách chống thấm đơn giản mà hiệu quả.Đó là chống thấm bằng sáp(nến/đèn cầy).Bọn Em đến các chùa xin nến cũ (mà nến cũ cũng có nhiều đâu mà xin)mang về cô lại và quét lên các vết nứt của sàn,đến giờ,gần 20 năm mà không vấn đề gì chỉ có Em già đi và toà nhà sắp đập vì nó là khu đất vàng.
Nó đơn giản mà mình không hề nghĩ ra vì bản chất nến là không thấm nước,nước rơi xuống và trượt đi.Cứ như cái mặt kính saphia của đồng hồ vậy.
Đấy,kiến thức vụn vặn nhưng vô cùng hiệu quả mà nó ở ngay xung quanh mình.
Bây giờ,quản lý cả chục toà nhà với hàng chục kỹ sư và công nhân học hành đàng hoàng nhưng có thằng nào làm cho Em vừa ý đâu.Đến cái cách nó cầm cái khoan một lỗ thông thường đã đủ cho Em ngứa mắt vì nó chưa biết cái poongtu là gì.Và nó làm cái này thì chưa bao giờ nghĩ ra cách để làm cái kia và cũng chẳng bao giờ tự hỏi : Họ đã làm điều ấy như thế nào.
Có những bạn kỹ sư,bằng giỏi.Tiếng Anh như gió,vi tính chẳng cần dùng chuột và không cần nhìn bàn phím.Thế mà cầm cái đồng hồ đo điện chẳng biết mình đang chuẩn bị đo cái gì.Chợt quặn lòng vì nền giáo dục của mình đang nằm ở vùng thật thấp với nhu cầu của xã hội và sự phát triển của công nghệ.
Những kiến thức lượm lặt (võ vặt),sự cần cù và ...biết đủ thứ giúp khách hàng giảm thiểu chi phí đã cho Em cuộc sống hôm nay bởi khách hàng khoái cái già nua mà chắc cú của mình.
Vụ dùng nến của bác Hùng hay quá !
033102beer_1_prv.gif
Bác có thể cho anh em biết rõ hơn cách làm không ? Cảm ơn bác !
 
Hạng B2
14/2/11
209
449
83
tuansaigon nói:
Hồi mới ra trường em có làm cho cty chống thấm
cách của bác DKH ok đó bác chủ thớt, hoặc thay nhựa đường bằng rồng đen cũng được.

Rồng đen sài ko tốt đâu bác , Sika hay Kova pha xi tốt hơn .
 
3/7/10
699
20
18
53
TP/HCM
anhwip nói:
Vụ dùng nến của bác Hùng hay quá !
033102beer_1_prv.gif
Bác có thể cho anh em biết rõ hơn cách làm không ? Cảm ơn bác !

Với vết nứt nhỏ.Nung chảy nến với nhiệt độ vừa đủ sau đó dùng cọ quét lên vết nứt.Đảm bảo bề ngang khoảng 5cm và dày 5mm.
Với vết nứt lớn.Đổ nến lỏng vào khe nứt sau đó lấy nến còn dạng cây chẻ ra làm đôi và đắp lên vết nứt.
Tuy nhiên,cách này chỉ dùng cho dạng sân thượng không sử dụng vào việc gì vì người đi lại nến sẽ bị lột lên.Nhưng chắc chắn là nó không bao giờ bị thấm,bị rêu và không có kiến làm tổ.
Trời nắng thì nến cứ chảy và thẩm thấu vào và mưa thì trượt đi thôi.
Thực hiện vào lúc trời nắng nóng nhất và đảm bảo bề mặt phải sạch trước.

* Ai mà làm cái cách quỷ sứ như thế này,chẳng qua là cái khó ló cái khôn thôi Bác ạ.
 
  • Like
Reactions: senorita16
Hạng D
2/6/10
1.596
11
38
33
Ngoài nhưng việc bác Đinh Khắc Hùng chỉ hay phụ gia chống thấm Sika hay Kova.... Bác chủ thớt nên chú ý độ dốc của sân thượng, nên làm dốc một tí ( thoát nước tốt) và đường 'gion" gạch lớn một tí để khi co giãn do nhiệt độ gạch sẽ không đẩy nhau tạo rãnh, hở "gion" sẽ bị thấm vào mùa mưa, nếu thoát nước tốt sẽ ít bị "tái thấm" hơn.
 
Tập Lái
22/5/11
1
0
1
www.xaydunghoboi.com.vn
bai viet nay em copy tai cac bac xem thu co ich gi khong nhe.
chongthamvn.com/giai-phap-chong-tham/87-cac-buoc-thuc-hien-chong-tham-san-thuong-2lop.html
chúng ta đã tìm hiểu sơ về mô hình trên sân thượng .Hôm nay chúng ta tìm hiểu về các bước thi hành việc chống thấm sân thượng theo phương pháp chống thấm 2 lớp...


chong-tham-2lop-san-thuong.JPG

mô hình sân thượng

chong-tham-2lop-san-thuong-2.JPG
chống thấm 2 lớp
Chú thích hình ảnh
1. Đáy B.T.C.T / vữa tạo dốc 1.5[sup]0[/sup] - 2[sup]0
[/sup]2. Lớp Primer
3. Hệ chống thấm tấm trải lớp 1:plastigum hoặc FLAM 25
4. Hệ chống thấm tấm trải lớp 2 :plastigum hoặc FLAM 25
5. Bê tông đá mi có lưới thép , dày 50mm
6. Gạch hoàn thiện
7.Lớp gia cố góc
8. Lớp chống thấm chân tường Soprema
9. Gờ chắn nước mưa
10. Sử lý cổ ống
Các bước thi công chống thấm
bước 1: chuẩn bị mặt bằng
chong-tham-2lop-san-thuong3.JPG

bước 2 quét lớp lót prime
chong-tham-2lop-san-thuong4.JPG

bứơc 3 dán lớp chống thấm thứ 1
chong-tham-2lop-san-thuong5.JPG

bước 4 dán lớp gia cố góc tường
chong-tham-2lop-san-thuong6.JPG

bước 5 dán lớp chống thấm thứ 2
chong-tham-2lop-san-thuong7.JPG

bước 6 chống thấm chân tường
chong-tham-2lop-san-thuong8.JPG

bước 7 cán vữa bảo vệ có gia cố lưới thép
chong-tham-2lop-san-thuong9.JPG

bước 8 dán gạch trang trí
chong-tham-2lop-san-thuong10.JPG

Mô hình chống thấm 2 lớp tổng quát
chong-tham-2lop-san-thuong11.JPG

Công ty cung cấp dịch vụ :
Công ty Xây dựng Bình An
Fax: (08) 7301 3978
Tel: ((08) 6675 2023
Hotline: 0907442628 (Anh Phong)
website :
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
24/4/12
0
0
0
- giải pháp chống thấm, ẩm mốc cho mọi gia đình!
Vấn đề là một vấn đề rất nan giải trong xây dựng, đặc biệt là ở đất nước nhiệt đới lắm nắng nhiều mưa như nước ta. Vào mùa mưa, nếu công trình xử lý vấn đề thoát nước không tốt, nước rất dễ bị đọng thành vũng trên mái nhà, hay các khoảng xây kín như ban công, ô văng, ... cộng với việc xử lý bề mặt bê tông, tường xây không tốt rất dễ gây ra hiện tượng thẩm thấu nước mưa qua các bề mặt gây ra dột, thấm, rất khó chịu.

Đối với bê tông, nguyên nhân gây ra thấm nứt thường là do chất liệu vữa bê tông không tốt, mác vữa không đúng chỉ định, đổ đầm bê tông không đúng cách. Đối với tường gạch, có thể do vữa trát tường không đảm bảo (trộn quá nhiều cát, xi măng kém phẩm chất), hoặc có thể do chính các lỗ giáo (lỗ đục trên tường nhằm bắt dàn giáo), khi bịt các lỗ này lại người thợ không có trách nhiệm nên trong quá trình sử dụng cũng rất dễ gây ra thấm dột.

Để xử lý có thể theo một số nguyên tắc như sau:

- Mái nhà nên thiết kế sao cho khả năng thoát nước nhanh và dễ nhất. Thông thường mái dốc thoát nước luôn dễ hơn mái bằng. Các sê nô thu nước nên đảm bảo độ dốc quy định, nên bố trí nhiều hơn một hố ga thu nước nếu diện tích mặt thoát nước khoảng trên 30m2, đường kính hố ga nên để to (khoảng 90 - 110mm), có phương án làm giỏ rác hoặc miệng ngăn bụi, cát, lá cây rơi xuống che bít miệng hố ga. Nếu nhà thường xuyên bị tắc trên mái, nên lên thông thường xuyên hoặc xử lý dứt điểm hố ga thu nước.

- Trong quá trình đổ bê tông sàn mái, nên cẩn thận trong việc chỉ định và lựa chọn loại vữa đổ bê tông. Thông thường, vữa dùng trong xây, trát tường có thể dùng loại vữa kém phẩm chất hơn một chút, nhưng vữa dùng để trộn bê tông nhất định phải là vữa thương phẩm có chất lượng cao (Hoàng Thạch, Bỉm Sơn, Nghi Sơn...). Sau khi đổ xong, phải theo dõi cẩn thận giai đoạn đầm bê tông, làm sao cho các cốt liệu được phân bố đều trong lõi bê tông, tránh hiện tượng chỗ thì nhiều cốt liệu, chỗ lại rỗng.

- Đối với tường, nên xử lý kỹ tường ngoài nhà, đặc biệt là các mảng tường hay bị mưa hắt. Có thể xử lý bằng nhựa bitum, vữa trộn phụ gia chống thấm và sơn chống thấm ngoài trời.

- Đặc biệt lưu ý các khoảng hở hẹp (khe lún) giữa hai nhà lân cận nhau. Các khoảng này nếu không xử lý cẩn thận rất có thể sẽ là nơi đọng nước mưa và sẽ thấm ngược vào nhà. Trường hợp này nên làm mái che nhỏ bằng tôn che dọc khe hở, có thể dùng keo bơm dọc rãnh này.

- Khi đã bị thấm, đối với sàn mái, có thể xử lý như sau: be mặt mái bằng cốp pha kín, sau đó đổ vữa xi măng vào, vữa xi măng sẽ ngấm vào bề mặt bê tông qua các khe rỗng, khi ngưng kết sẽ trám hết các khe rỗng này làm bê tông liền lại. Sau đó nên xử lý lại bề mặt bằng vữa xi măng tinh trộn phụ gia chống thấm. Đối với tường cũng có thể sử dụng vữa trộn phụ gia chống thấm để trát lại bề mặt bị thấm nước, rồi quét phủ bằng sơn chống thấm ngoài trời. Hiện nay có rất nhiều hãng sơn cung cấp loại sơn chống thấm này, phổ biến nhất là Kova và Super Maxilite.

- Đối với các sàn khu phụ, không nên làm loại sàn âm trước đây hay dùng (mặt dưới sàn bằng mặt dưới dầm), vì cách này nếu phía trên chống thấm không tốt rất có thể gây ra đọng nước trong lòng kết cấu và gây thấm dột ở phía dưới. Biện pháp nhiều nhà hiện nay hay dùng là sàn vệ sinh chỉ đổ thấp hơn các sàn tầng chừng 3-5cm để tránh nước trào ra.

Hy vọng những hướng dẫn trên của chúng tôi có thể giúp anh được phần nào, đặc biệt là trong mùa mưa bão năm nay !

Trân trọng !
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
7/3/07
2.119
201
63
Nha Trang
www.duandautu.com
Bữa hổm em chỉ bác hcivic làm chống thấm sân thượng bằng mỡ bò, lụm về 1 đống đá từ các bác ha ha ha.
Giờ lại thấy 1 bác sáng tạo dùng sáp đèn cầy :D
Làm tuơng tự thôi, nhưng mỡ bò trời nắng nó thấm sâu vào kẽ nứt hơn ==> chống thấm tốt hơn nhiều đó.
 
Thép đã tôi
2/6/11
7.951
18.798
113
Sài Gòn - HCM
tranvietanhtuan nói:
Bữa hổm em chỉ bác hcivic làm chống thấm sân thượng bằng mỡ bò, lụm về 1 đống đá từ các bác ha ha ha.
Giờ lại thấy 1 bác sáng tạo dùng sáp đèn cầy :D
Làm tuơng tự thôi, nhưng mỡ bò trời nắng nó thấm sâu vào kẽ nứt hơn ==> chống thấm tốt hơn nhiều đó.
Mỗi người có một cách làm và kinh nghiệm riêng của mình. Nó có thể hữu ích với người này nhưng lại vớ vẩn với người kia. Thời kỳ khó khăn thì có cả ngàn cách để chống chọi với những khiếm khuyết của kỹ thuật, ngày nay thì có cả tỷ thứ để dùng mà không cần lăn tăn và kiếm tìm mất công.
Nếu sợ ném đá thì Bác nên cân nhắc khi coment.
 
Status
Không mở trả lời sau này.