Giao Thông
22/3/19
1.111
2.713
131
34
Theo BVEC chủ đầu tư BOT QL51 mở rộng vừa có văn bản gửi Bộ GT-VT về xử lý vướng mắc trong quá trình quyết toán vốn đầu tư và tính toán phương án tài chính Dự án BOT đầu tư mở rộng Quốc lộ 51. Theo đó, BVEC đề nghị tiếp tục đàm phán về thời gian dừng thu phí trên QL51.

Screen Shot 2022-12-08 at 17.01.33.png


Dự kiến tạm dừng thu phí từ 17/12

Sau 17 lần đàm phán để chốt các vấn đề liên quan, đặc biệt liên quan tới các chỉ tiêu tài chính. Cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN) đã có văn bản gửi Bộ GT-VT về giải quyết những nội dung tồn tại và xác định thời gian thu phí dự án mở rộng QL51.

Thời điểm hoàn vốn của Dự án BOT Quốc lộ 51 dự kiến là tháng 3/2022, để đảm bảo nhà đầu tư thu phí đủ hoàn vốn và tạo lợi nhuận, nên thời điểm kết thúc thu phí dự kiến là ngày 17/12/2022 nếu không có ý kiến chỉ đạo nào khác của Bộ Giao thông vận tải.

Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung chưa thống nhất giữa nhà đầu tư và cơ quan đại diện nhà nước có thẩm quyền. Hiện các nội dung này đã được báo cáo và chờ Bộ GTVT cho ý kiến, nếu được bộ chấp thuận sẽ thực hiện theo phương án trên.

Chủ đầu tư BVEC kiến nghị tiếp tục đàm phán

Theo đại diện BVEC, từ năm 2019 đến nay, Cục đường bộ Việt Nam đã tổ chức 17 phiên họp để xử lý vướng mắc liên quan đến dự án. Tới thời điểm hiện tại, việc quyết toán dự án này còn tồn đọng 5 nội dung chưa đạt được đồng thuận, trong đó có việc xác định lại thời gian thu phí.

Theo hợp đồng ký kết giữa các bên vào tháng 11-2009, tổng thời gian thu phí QL51 hơn 20,6 năm, dự kiến kết thúc vào tháng 5-2033, trong đó hơn 16,6 năm là thời gian để chủ đầu tư hoàn vốn và 4 năm thu tạo lợi nhuận. Đến năm 2017, trên cơ sở tính toán thực tế, hai bên đã ký hợp đồng điều chỉnh thời gian thu phí trên QL51 giảm 3,2 năm tức là năm 2030 và thời gian tạo lợi nhuận vẫn là 4 năm. Theo phụ lục này, dự kiến tháng 1-2030, QL51 sẽ hết thời gian thu phí.

Đại diện BVEC cho rằng, cách tính phương án tài chính đối với dự án BOT trên QL51 của Cục ĐBVN mang tính chủ quan, không có cơ sở pháp lý, nhất là khi thời gian tạo lợi nhuận 4 năm đã được các bên đàm phán thống nhất, được Bộ GT-VT chấp thuận, được Cục ĐBVN ký kết hợp đồng BOT và được Bộ Kế hoạch Đầu tư cấp giấy chứng nhận đầu tư.

Screen Shot 2022-12-08 at 17.01.10.png


Do đó, BVEC không đồng ý với phương án tính toán giảm thời gian tạo lợi nhuận đối với dự án BOT QL51 của Cục ĐBVN. Bởi theo BVEC, cách tính trên chưa xem xét hết các yếu tố rủi ro, khó khăn của dự án. Sau khi trừ chi phí đầu tư và lãi trong quá trình khai thác, lợi nhuận bị cắt giảm gần 1.200 tỷ đồng, nhà đầu tư không hoàn vốn được hơn 687 tỷ đồng.

Theo BVEC, việc tạm dừng thu phí vào ngày 17/12 theo đề xuất của Cục ĐBVN sẽ gây ra những hệ lụy không nhỏ cho chủ đầu tư. Cụ thể, đến ngày 20/11, BVEC còn nợ hơn 809 tỷ đồng chưa được trả hết gốc vay. Nếu dừng thu phí tại thời điểm này sẽ dẫn đến xử lý tài sản bảo đảm rất phức tạp, tài sản này cũng thuộc tài sản cầm cố ngân hàng nên chưa chuyển sang tài sản sở hữu toàn dân được. Việc dừng thu phí, khiến BVEC không đủ khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng.

Do đó, BVEC đề nghị Bộ GT-VT không thực hiện đề xuất đơn phương của Cục ĐBVN về việc tạm dừng thu phí trên QL51 từ ngày 17/12. Thực hiện đúng theo hợp đồng về thời gian thu phí tạo lợi nhuận cho chủ đầu tư là 4 năm. Lãi bảo toàn vốn là 8,7%/năm. Đồng thời, kiến nghị Bộ GT-VT cho phép nhà đầu tư phối hợp với Cục ĐBVN tiếp tục đàm phán về các phương án tài chính đã được đề xuất để đi đến thống nhất thời điểm dừng thu phí BOT trên QL51.

“Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước quyết tâm đơn phương chấm dứt hợp đồng trước hạn hoặc tạm dừng thu phí, thì sẽ có thể xảy ra tranh chấp pháp lý giữa các bên có liên quan. Đặc biệt là những chi phí phát sinh liên quan đến quá trình tạm dừng thu phí để chờ phán quyết cuối của cơ quan pháp luật, bao gồm: chi phí lãi vay phát sinh trong thời gian tạm dừng đối với dư nợ vay còn lại; chi phí duy tu thường xuyên, định kỳ, đột xuất, xử lý các tồn tại bảo đảm an toàn giao thông, chi phí bảo vệ an ninh trật tự…”, lãnh đạo BVEC cho biết.

Xem thêm:
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
5/5/19
195
810
94
36
thành phố HCM
Không lẽ mình chửi nữa ta, chứ ông cục đường bộ và bộ gtvt kí giấy tờ là tới năm 2030 ngưng thu.
Dù cho lượng phương tiện tăng nó thu đủ vốn lẫn lãi nhưng giấy tờ vẫn là tới năm 2030 thì việc gì nó phải dẹp trạm đi?
Ông cục sau 17 lần đàm phán không lại nó nên đơn phương đề xuất lên bộ luôn, kiểu k nói được méc mẹ dị á :)
 
Hạng D
28/11/09
1.170
2.808
113
Hồ Chí Minh
Không lẽ mình chửi nữa ta, chứ ông cục đường bộ và bộ gtvt kí giấy tờ là tới năm 2030 ngưng thu.
Dù cho lượng phương tiện tăng nó thu đủ vốn lẫn lãi nhưng giấy tờ vẫn là tới năm 2030 thì việc gì nó phải dẹp trạm đi?
Ông cục sau 17 lần đàm phán không lại nó nên đơn phương đề xuất lên bộ luôn, kiểu k nói được méc mẹ dị á :)
Do cơ chế chỉ định thầu và thời gian thu phí là tạm tính nên sau khi thống kê lưu lượng thực tế Cục Đường Bộ mới có cơ sở đề xuất rút ngắn thời gian thu phí.
Nguyên nhân không triển khai thu phí không dừng đã có trả lời :

Đầu tư hệ thống ETC với chi phí lớn, thời gian sử dụng ngắn sẽ không hiệu quả​

Trong quá trình triển khai dự án thu phí điện tử không dừng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tính toán, rà soát chi phí đầu tư hệ thống thu phí không dừng và phương án tài chính của dự án.

Theo kết quả tính toán, chi phí đầu tư hệ thống thiết bị thu phí không dừng tại dự án với 30 làn thu phí sẽ mất khoảng 80-90 tỷ đồng, trong khi thời gian thu phí của dự án còn lại không nhiều, dự kiến dưới 3 năm. Bên cạnh đó, quy định tuổi thọ của thiết bị thu phí không dừng tối thiểu 5 năm.

Với những phân tích trên, Bộ GTVT khẳng định, việc đầu tư hệ thống thu phí điện tử không dừng với chi phí lớn, thời gian sử dụng ngắn sẽ không hiệu quả, có thể gây lãng phí. Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và quyết định chưa triển khai thu phí điện tử không dừng tại dự án.

Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc cụ thể với nhà đầu tư để thống nhất giải pháp xử lý bảo đảm hiệu quả, hài hòa lợi ích các bên; đồng thời yêu cầu các bên có giải pháp tổ chức giao thông, giám sát công tác thu phí tại dự án bảo đảm công khai, minh bạch, trật tự và an toàn giao thông tại trạm thu phí.
 
  • Like
Reactions: Vu Viet Ha
Hạng C
19/8/16
655
500
93
39
Do cơ chế chỉ định thầu và thời gian thu phí là tạm tính nên sau khi thống kê lưu lượng thực tế Cục Đường Bộ mới có cơ sở đề xuất rút ngắn thời gian thu phí.
Nguyên nhân không triển khai thu phí không dừng đã có trả lời :

Đầu tư hệ thống ETC với chi phí lớn, thời gian sử dụng ngắn sẽ không hiệu quả​

Trong quá trình triển khai dự án thu phí điện tử không dừng, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã tính toán, rà soát chi phí đầu tư hệ thống thu phí không dừng và phương án tài chính của dự án.

Theo kết quả tính toán, chi phí đầu tư hệ thống thiết bị thu phí không dừng tại dự án với 30 làn thu phí sẽ mất khoảng 80-90 tỷ đồng, trong khi thời gian thu phí của dự án còn lại không nhiều, dự kiến dưới 3 năm. Bên cạnh đó, quy định tuổi thọ của thiết bị thu phí không dừng tối thiểu 5 năm.

Với những phân tích trên, Bộ GTVT khẳng định, việc đầu tư hệ thống thu phí điện tử không dừng với chi phí lớn, thời gian sử dụng ngắn sẽ không hiệu quả, có thể gây lãng phí. Bộ GTVT đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ và quyết định chưa triển khai thu phí điện tử không dừng tại dự án.

Bộ GTVT đã giao Tổng cục Đường bộ Việt Nam làm việc cụ thể với nhà đầu tư để thống nhất giải pháp xử lý bảo đảm hiệu quả, hài hòa lợi ích các bên; đồng thời yêu cầu các bên có giải pháp tổ chức giao thông, giám sát công tác thu phí tại dự án bảo đảm công khai, minh bạch, trật tự và an toàn giao thông tại trạm thu phí.
cái nào hạn thu phí dưới 5 năm mới cho thu phí bằng cơm. Giờ 2030 tới 7 năm mắc gì ko lắp
 
  • Like
Reactions: Vu Viet Ha
Hạng F
18/2/13
5.653
13.864
113
Saigon & Dalat
Vừa muốn kéo dài thu phí, vừa muốn thu phí thủ công để dễ bề biển thủ chia nhau tiền thu phí của dân chăng ?
Dự án BOT mở rộng quốc lộ 51 có chiều dài 72,7 km, tổng mức đầu tư được duyệt 3.970 tỷ đồng.
Dự án đưa vào khai thác từ tháng 4/2013, thời gian thu phí theo hợp đồng là 12,5 năm (gồm 4 năm thu phí tạo lợi nhuận).Tuy nhiên, nhờ lưu lượng phương tiện vượt nhiều lần so với dự tính ban đầu khi đầu tư, nên số thu phí hoàn vốn thực tế lớn hơn nhiều tính toán. Cụ thể như năm 2020 thu phí hơn 782 tỷ đồng dù ảnh hưởng dịch COVID-19.

Lãi khủng quá (mới chỉ là con số báo cáo, còn thực tế thu bao nhiêu thì có trời biết), làm sao buông được.
 
Hạng D
14/8/11
4.222
90.336
113
Dự án BOT mở rộng quốc lộ 51 có chiều dài 72,7 km, tổng mức đầu tư được duyệt 3.970 tỷ đồng.
Dự án đưa vào khai thác từ tháng 4/2013, thời gian thu phí theo hợp đồng là 12,5 năm (gồm 4 năm thu phí tạo lợi nhuận).Tuy nhiên, nhờ lưu lượng phương tiện vượt nhiều lần so với dự tính ban đầu khi đầu tư, nên số thu phí hoàn vốn thực tế lớn hơn nhiều tính toán. Cụ thể như năm 2020 thu phí hơn 782 tỷ đồng dù ảnh hưởng dịch COVID-19.

Lãi khủng quá (mới chỉ là con số báo cáo, còn thực tế thu bao nhiêu thì có trời biết), làm sao buông được.


Đó là tình hình chung của gần như tất cả nhưng dự án BOT giao thông ở nước ta anh Sáu ơi !!
Bắt đầu lập dự án tiền khả thi, cha con nhà nó bắc ghế ngồi đếm xe, ghi ghi, tính tính ra lượng lưu thông. Rồi cùng nhau làm tiểu phẩm hài suy ra cái gọi là số thời gian thu hồi vốn.
Thực tế là chúng đâu có dại gì mà tính đúng sự gia tăng lưu lượng giao thông sau khi dự án hoàn thành với sự thuận tiện nhanh chóng, tiết kiệm so với con đường cũ đâu.
Sau đó là màn thu phí thủ công để làm sổ sách nhập nhèm.
Giờ VETC hình thành thì chúng mới lòi mặt.
 
Hạng F
12/10/16
7.636
6.534
113
BETC này làm lớn chuyện để Bộ vào cuộc thì lại thanh tra thôi, cứ cho thu thêm it thời gian điều tra lòi ra nhiều cái thì lúc đó có muốn cũng "rút không kịp".
Còn nếu doanh nghiệp cầm chắc phần thắng thì cứ khởi kiện ra tòa thôi, lúc đó thì a nào làm vụ này sẽ phải chịu trách nhiệm
Ai cũng làm vì tiền, nhưng tiền sạch nó đỡ phải rửa