Thảo Luật Chung Chủ đầu tư phá sản

Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
21/4/10
388
1.725
123
Tình hình NH siết chặt tín dụng, đã qua rồi cái thời " đủ tiền làm cái móng" là bán được nên chủ đầu tư BDS cũng bắt đầu lên bờ xuông ruộng.
Vậy, với những hợp đồng góp vốn, hợp đồng mua bán BDS mà chưa ra sổ hồng sổ đỏ, lỡ chủ đầu tư phá sản thì ai lo cho mình những thủ tục này hả các bác, ngoài ra, phần lớn dự án BDS được tài trợ vốn bởi ngân hàng và cầm cố bằng chính dự án đó, thì khi chủ dự án phá sản, chẳng lẽ ngân hàng siết dự án và người dân mua nhà bị đuổi ra đường trong khi tiền đã trả gần hết???
Các bác đã tiên liệu trường hợp này chưa và trong quá khứ trường hợp này giải quyết như thế nào????
Thanks các bác
 
Last edited by a moderator:
Hạng C
5/10/06
705
5
18
53
Trường hợp này chưa bao giờ xảy ra trong quá khứ. Điều kiện VN thì chắc cũng chẳng xảy ra nổi.

Tuy nhiên nếu nó xảy ra thì nó thành cái mớ bùng nhùng pháp lý, được gỡ dần dần. Những ông nào to đầu nhất sẽ được gỡ ra sớm nhất theo trình tự như sau:

1. Đầu tiên là ngân hàng sẽ lấy tài sản thế chấp đã đăng kí, rồi nợ thuế, nợ lao động.
2. Sau đó đến các chủ nợ khác.
Khách hàng đã kí hợp đồng mua nhà được xếp cùng loại với các chủ nợ khác. Cụ ti cụ tỉ là chủ đầu tư kg có năng lực thực hiện tiếp nên vi phạm hợp đồng, nên chiếu theo hợp đồng là chủ đầu tư nợ người kí hợp đồng, nghĩa vụ hoàn trả những gì đã nhận.
Sau khi các chủ nợ được thanh toán hết thì đến lượt các đối tác kinh doanh và chủ sở hữu.
3. Khách hàng kí hợp đồng góp vốn thì coi là đối tác kinh doanh, được phân chia kết quả kinh doanh. Kết quả kinh doanh đương nhiên là lỗ nên hệ quả tất yếu là chịu lỗ, rút được lại cái gì thì hay cái đấy.
4. Hết các bác góp vốn thì đến chủ sở hữu (cổ đông ấy) nhận tiền ai về nhà đấy.

Nói chung là thường tiền đã hết sạch khi giải quyết bước thứ 1. Hoạ hoằn đến được nửa bước thứ 2.

Ở Tây thì vì cái thực tế tiền hết rất sớm nên sẽ giải quyết theo kiểu có một ông đứng ra mua lại, và đàm phán với tất cả các chủ nợ, bao gồm cả ngân hàng, người kí hợp đồng, thằng góp vốn. Mỗi ông như thế phải chịu thiệt nhiều nhiều, và thu về được một tẹo trên số tiền đã bỏ ra.

Trong quá trình đàm phán như thế, ngân hàng có sức mạnh lớn nhất trong các chủ nợ, và nó sẽ nói rõ: các chú phải chịu thiệt, nếu kg chịu thì anh sẽ để công ty này phá sản, và anh sẽ lấy hết tài sản thế chấp. Lúc đó thì anh thiệt mà các chú chẳng còn gì thu về nữa.
 
Hạng D
14/5/08
2.537
22.292
113
Anh em ta bóng bàn về những chủ đề thế này là hợp thời và đúng thời điểm rồi đó.

Mình cũng không rành mấy cái thủ tục phá sản này nên muốn tham khảo
 
Full Sinopharm
25/12/09
2.700
33.330
113
Em thì nghĩ:
1: THUẾ
2: Người Lao Động
3: Ngân hàng hay chủ nợ có thế chấp
4: Chủ nợ không thế chấp- tức là người mua nhà chúng ta; và các loại cung cấp hàng hoá, thầu xây dựng....
5: Chủ hợp đồng góp vốn- tức cũng là chúng ta
6: Cổ đông; mà bọn này thì éo cần gì nữa; tiền rút ra trước hết rồi
Em nghĩ là số 3 cắn hết; từ số 4 trở đi...nên đi chùa....cúng....
 
Hạng C
5/10/06
705
5
18
53
lucsi nói:
Em thì nghĩ:
1: THUẾ
2: Người Lao Động
3: Ngân hàng hay chủ nợ có thế chấp
4: Chủ nợ không thế chấp- tức là người mua nhà chúng ta; và các loại cung cấp hàng hoá, thầu xây dựng....
5: Chủ hợp đồng góp vốn- tức cũng là chúng ta
6: Cổ đông; mà bọn này thì éo cần gì nữa; tiền rút ra trước hết rồi
Em nghĩ là số 3 cắn hết; từ số 4 trở đi...nên đi chùa....cúng....

Lăn tăn thứ tự các mục từ 1-3 của bác. Luật phá sản cũ thì đúng như vậy, luật mới thì Chủ nợ có thế chấp đã lên trên người lao động rồi. Thuế thì em kg thủng lắm.
 
Hạng B2
21/4/10
388
1.725
123
Hiện tại chắc cũng phải trên 70% hợp đồng mua bán căn hộ là hợp đồng góp vốn, vậy khi có chuyện thì căng quá ta... Tích góp cả đời để mua cái nhà mà rơi vào tình trạng này chắc khủng hoảng xã hội, nhảy lầu luôn quá.
Có gì khác biệt cho người mua BDS của các công ty chuyên ngành BDS trong trường hợp này không ta?
bash.gif
 
Status
Không mở trả lời sau này.