Thảo Luật Chung Chủ đầu tư phá sản

Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng F
8/12/09
6.038
1.066
113
67
Sài Gòn
tuando nói:
@Tuansaigon: bác post dài quá, dẫn cái link là đủ rồi.
<span style=""color: #0000ff;"">Trích dẫn các mục liên quan thì hay hơn, hoặc đổi màu những chỗ liên quan để mọi người đọc cho đỡ mất thời gian.</span>
 
Hạng C
5/10/06
705
5
18
53
wusnat nói:
tuando nói:
@Tuansaigon: bác post dài quá, dẫn cái link là đủ rồi.
<span style=""color: #0000ff;"">Trích dẫn các mục liên quan thì hay hơn, hoặc đổi màu những chỗ liên quan để mọi người đọc cho đỡ mất thời gian.</span>

Này thì có liên quan đây bác:

Đầu tiên là ông nào có tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố) thì đến lấy tiền trước

Điều 35. Xử lý các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố
Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì các khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản thế chấp hoặc cầm cố được xác lập trước khi Toà án thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản được ưu tiên thanh toán bằng tài sản đó; nếu giá trị tài sản thế chấp hoặc cầm cố không đủ thanh toán số nợ thì phần nợ còn lại sẽ được thanh toán trong quá trình thanh lý tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã; nếu giá trị của tài sản thế chấp hoặc cầm cố lớn hơn số nợ thì phần chênh lệch được nhập vào giá trị tài sản còn lại của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Sau đó là thanh lý nếu còn tài sản:

Điều 37. Thứ tự phân chia tài sản
1. Trường hợp Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục thanh lý đối với doanh nghiệp, hợp tác xã thì việc phân chia giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã theo thứ tự sau đây:
a) Phí phá sản;
b) Các khoản nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật và các quyền lợi khác theo thoả ước lao động tập thể và hợp đồng lao động đã ký kết;
c) Các khoản nợ không có bảo đảm phải trả cho các chủ nợ trong danh sách chủ nợ theo nguyên tắc nếu giá trị tài sản đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ đều được thanh toán đủ số nợ của mình; nếu giá trị tài sản không đủ để thanh toán các khoản nợ thì mỗi chủ nợ chỉ được thanh toán một phần khoản nợ của mình theo tỷ lệ tương ứng.
2. Trường hợp giá trị tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã sau khi đã thanh toán đủ các khoản quy định tại khoản 1 Điều này mà vẫn còn thì phần còn lại này thuộc về:
a) Xã viên hợp tác xã;
b) Chủ doanh nghiệp tư nhân;
c) Các thành viên của công ty; các cổ đông của công ty cổ phần;
d) Chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
 
Hạng C
5/10/06
705
5
18
53
Memo2000 nói:
Hiện tại chắc cũng phải trên 70% hợp đồng mua bán căn hộ là hợp đồng góp vốn, vậy khi có chuyện thì căng quá ta... Tích góp cả đời để mua cái nhà mà rơi vào tình trạng này chắc khủng hoảng xã hội, nhảy lầu luôn quá.
Có gì khác biệt cho người mua BDS của các công ty chuyên ngành BDS trong trường hợp này không ta?
bash.gif

Công ty chuyên ngành BĐS thì cũng rứa.
Theo nguyên tắc thì luật chuyên ngành (xây dựng, nhà ở, gì gì đó) được ưu tiên áp dụng so với luật chung (luật phá sản) khi vấn đề liên quan đến đền bù cho người đã kí hợp đồng mua nhà.
Nhưng mà còn có một cái luật chuyên ngành khác có ưu tiên tuyệt đối - áp dụng trong quan hệ cho vay giữa ngân hàng và công ty BĐS. Áp dụng cái này xong rồi thì cũng chẳng còn mấy tiền nữa để mà chia
 
Hạng B2
21/4/10
388
1.697
123
"Đầu tiên là ông nào có tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố) thì đến lấy tiền trước"


Nếu đảm bảo thì đến ông bảo đảm nhận tiền chứ.
Cầm cố thì xách đi thanh lý phải không bác...?
Nhân tiện em hỏi, mấy cái hợp đồng góp vốn, hợp đồng mua bán BDS mà chưa ra sổ thì ngân hàng có cầm cố được không vậy các bác.
Nếu được thì hợp đồng này ra công chứng hay ra chủ đầu tư?
Và nếu ra chủ đầu tư thì trở thành đảm bảo chứ đâu còn cầm cố nữa...
Nhờ các bác khai sáng :)
 
Hạng C
5/10/06
705
5
18
53
Memo2000 nói:
"Đầu tiên là ông nào có tài sản đảm bảo (thế chấp, cầm cố) thì đến lấy tiền trước"


<span style=""color: #ff0000;"">Nếu đảm bảo thì đến ông bảo đảm nhận tiền chứ. </span>
Cầm cố thì xách đi thanh lý phải không bác...?
Nhân tiện em hỏi, mấy cái hợp đồng góp vốn, hợp đồng mua bán BDS mà chưa ra sổ thì ngân hàng có cầm cố được không vậy các bác.
Nếu được thì hợp đồng này ra công chứng hay ra chủ đầu tư?
Và nếu ra chủ đầu tư thì trở thành đảm bảo chứ đâu còn cầm cố nữa...
Nhờ các bác khai sáng :)

Luật nó có cái từ: tài sản đảm bảo, là dành để chỉ các loại tài sản được người đi vay cam kết với người cho vay tiền (ngân hàng) là nếu tớ kg trả được nợ, tớ sẽ dùng các tài sản đó để thanh toán cho các khoản nợ.

Hình thức để hình thành cái tài sản đảm bảo đó là cầm cố, thế chấp, hay là gì gì đấy. Và được pháp luật công nhận, khỏi cần tranh cãi.

Ví dụ ngân hàng cho vay 1000 tỷ, đảm bảo bằng 1 lô đất. Kg trả được nợ thì ngân hàng đến lấy lô đất bán đi. Nếu bán được 1100 tỷ thì trả lại 100 tỷ cho toà, để toà chia cho các chú còn lại. Nếu bán được 800 tỷ thì phần 200 tỷ còn lại được coi là nợ kg đảm bảo, ngân hàng cầm 800 tỷ cất đi, giơ tờ giấy: thiếu nợ 200 tỷ ra đòi tiếp, xếp hàng chung với những người như chúng ta.

Còn em hiểu ý bác nói cái đảm bảo trong cái chỗ đỏ đỏ ấy - thì gọi là bảo lãnh - thằng nào bảo lãnh thì thằng đấy trả tiền. Nhưng mà hỡi ôi cái thằng bảo lãnh sau khi trả tiền xong nó sẽ thành chủ nợ của công ty bác ạ, chứ kg phải thế là hết đâu.

Câu hỏi 2:

Mấy cái hợp đồng góp vốn: kg ngân hàng nào lấy hết. Hợp đồng mua bán: có thể có ngân hàng nhận, có thằng không, tuỳ vào độ liều của ngân hàng, và sự hợp tác với chủ đầu tư.

Ngoại trừ khu vực Phú Mỹ Hưng, kg có ông công chứng nào dám chứng nhận các hợp đồng vay loại này.

Vì vậy bên ngoài PMH, ngân hàng có thể sẽ nhận giữ hợp đồng mua bán như một loại tài sản đảm bảo hạng 2, và yêu cầu chủ đầu tư chứng nhận với tư cách là người làm chứng thôi, chứ chẳng có ý nghĩa gì hơn.

Nhưng mà ở đây đang bàn chuyện công ty BĐS nợ kg trả được, bác lại hỏi chuyện bác đi vay à? Thế thì lẫn hết vào nhau rồi
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
21/4/10
388
1.697
123
Bác lhlan chính xác rồi
080402cool_prv.gif
.
Em lấn cấn cái câu hỏi sau nên lạc đề qua vụ bảo lãnh...
 
Hạng B2
25/9/04
344
342
63
56
Ho Chi Minh City
Memo2000 nói:
Hiện tại chắc cũng phải trên 70% hợp đồng mua bán căn hộ là hợp đồng góp vốn, vậy khi có chuyện thì căng quá ta... Tích góp cả đời để mua cái nhà mà rơi vào tình trạng này chắc khủng hoảng xã hội, nhảy lầu luôn quá.
bash.gif
Đúng là như vậy đấy bác :( Tuy nhiên thực tế thì ngân hàng không dám để chủ nợ phá sản mà sẽ ép chuyển nhượng dự án cho chủ đầu tư có năng lực tài chính hơn (kiểu M&A) hoặc cùng lắm là công ty quản lý nợ của ngân hàng buộc phải tiếp quản đê triên khai tiêp dự án nếu ko tèo cả lũ và sẽ rối loạn xã hội!
 
Hạng C
23/3/09
904
226
43
Trước đến giờ chưa có vụ nào như vậy, nếu có thì cũng rối như canh hẹ đấy, các bác nhỉ?
 
Hạng B2
16/9/09
282
0
16
Các bác không phải lo quá như vậy. Thông thường NH cho vay các dự án BĐS thì nhận thế chấp bằng chính khối tài sản ấy mà gọi là tài sản hình thành từ vốn vay và giải ngân theo tiến độ dự án. Trong quá trình giải ngân thì CĐT cũng phải góp vốn tự có (thông thường là 30%). Khi các bác góp vốn mua căn hộ cũng góp theo tiến độ dự án và NH sẽ thu lại 1 phần nợ từ một phần tiền góp vốn của các bác. Như vậy khi các bác chỉ cần góp gần đủ vốn thì NH đã thu hết nợ rồi, lúc này chung cư đã xây dựng gần xong. Trường hợp đang xây dở dang mà CĐT không còn khả năng tiếp tục thì NH sẽ xử lý bằng cách gọi CĐT khác tiếp tục thực hiện dự án cho đến khi hoàn tất để thu đủ tiền của các bác trả nợ NH. Chẳng bao giờ NH hàng lại xử lý nợ bằng cách đập bỏ cái chung cư ấy đi.
 
Hạng D
14/5/08
2.534
21.943
113
Automondial nói:
Trường hợp đang xây dở dang mà CĐT không còn khả năng tiếp tục thì NH sẽ xử lý bằng cách gọi CĐT khác tiếp tục thực hiện dự án cho đến khi hoàn tất để thu đủ tiền của các bác trả nợ NH. Chẳng bao giờ NH hàng lại xử lý nợ bằng cách đập bỏ cái chung cư ấy đi.
+ Trường hợp không gọi được CĐT khác thì sao ?
+ Mình không có số liệu nhưng từ kinh nghiệm cá nhân cho thấy thì việc kê khống tài sản chắc chắn là có, tức là khối tài sản đó chỉ giá trị 100 đồng nhưng bao giờ các CĐT cũng kê lên thành 200 đồng và NH cho vay 200 đồng đó (70%)
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.